Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
01/12/2023
01/12/2023
Đến vùng đồng bào Cơ Tu ngày tết bạn sẽ được thưởng thức một món ăn truyền thống có hình thù khá vui mắt, đó là một loại bánh mang hình chiếc sừng trâu. Đây là loại bánh không thể thiếu trong mâm lễ cúng dâng lên Giàng, các vị thần và ông bà, tổ tiên. Bánh sừng trâu được làm từ loại gạo nếp nương có tên proong, thơm dẻo, vị béo bùi, chỉ có ở vùng miền núi Quảng Nam. Trung bình mỗi một kilogam gạo nếp có thể gói được hơn 20 cặp bánh. Khác với bánh chưng, bánh tét, để làm bánh sừng trâu không cần phải ngâm gạo trước khi gói và không cần nhân bánh. Người làm chỉ cần khum chiếc lá đót theo hình sừng trâu, đổ gạo vào và khéo léo uốn đầu bánh còn lại thành đầu nhọn, rồi dùng lạt buộc lại là đã xong phần gói bánh. Hai chiếc bánh sừng trâu sẽ buộc lại thành cặp, sau đó đem ngâm trong nước lạnh khoảng hai giờ đồng hồ cho gạo nếp ngấm nước, mềm hơn. Theo tiêu chuẩn của các bà, các mẹ dặn dò, nước để ngâm bánh cũng phải cầu kỳ hơn ngày thường, phải chọn nước nơi đầu nguồn con suối, đảm bảo sạch sẽ và tinh khiết. Sau đó bánh sẽ được mang đi luộc, với thời gian cũng chừng hai tới ba tiếng. Khi chín, bóc lớp vỏ bánh sừng trâu ra vẫn vương màu xanh của lá đót nhuộm, mùi hương hòa quyện giữa gạo nếp nồng nàn và mùi lá thơm mát khó quên. Bánh thơm dẻo, vị ngọt bùi như gom cả hương vị của núi rừng, vừa khiến người ta dễ cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc, nồng hậu như chủ nhân của mảnh đất miền biên giới phía Tây Quảng Nam.
01/12/2023
Bánh sừng trâu là một món truyền thống đặc sản của Việt Nam, nổi tiếng với hương vị độc đáo và hình dáng đặc biệt giống như sừng trâu. Bánh được làm từ bột gạo nếp, một loại gạo có hạt tròn, dẻo và mềm. Bột gạo nếp được trộn với nước và nhồi đều để tạo thành một hỗn hợp mềm mịn.
Sau đó, từ hỗn hợp bột gạo nếp, người làm bánh sẽ tạo thành những chiếc bánh hình sừng trâu bằng cách dùng tay hoặc khuôn đúc. Bánh sừng trâu có hình dáng hấp dẫn với đầu nhọn và thân tròn, giống như sừng trâu thật sự. Sau khi tạo hình, bánh sừng trâu được hấp chín trong nồi hấp, tạo nên độ giòn và độ dẻo đặc trưng.
Bánh sừng trâu có màu trắng tự nhiên và không có mùi hương hay vị gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo mềm của bánh, kết hợp với hương vị ngọt ngào từ bột gạo nếp. Bánh sừng trâu thường được ăn kèm với đường và dừa tươi, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo của vị ngọt, mềm mịn và thơm ngon.
Bánh sừng trâu không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình giá trị văn hóa và truyền thống của người Việt. Đây là một món quà đặc biệt thường được dùng trong các dịp lễ hội, cưới hỏi hay tặng nhau như một biểu tượng may mắn và tình yêu thương.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
8 giờ trước
Top thành viên trả lời