Viết bài văn Phân tích bài thơ Năm Mới chúc nhau của Trần Tế Xương

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Vuthuanh

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Năm Mới Chúc Nhau" của Trần Tế Xương là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho khuynh hướng và nguồn mạch châm biếm trào phúng của nhà thơ. Tuy nhiên, bài thơ này không chỉ đơn thuần là những lời chúc tết mà lại chứa đựng những lời chế giễu sâu cay. Tác giả đã sử dụng cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn để thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm hĩnh. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ tỉ lệ, đặc sắc của Âm Hán Việt, Trần Tế Xương đã tạo nên sự độc đáo và thu hút cho người đọc. Ví dụ như các câu như "trăm ngàn vạn mớ", "sinh năm đẻ bảy" đã thể hiện sự mâu thuẫn và châm biếm về sự lộn xộn trong xã hội. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng hình ảnh gần gũi với tục ngữ, ca dao, mang sắc thái hoài cổ để tạo nên sự châm biếm chua cay. Từng câu thơ trong bài đều mang tính chất châm biếm và mỉa mai, nhưng vẫn được diễn đạt theo hình thức thơ, tạo nên một sự đối lập đặc biệt. Bài thơ "Năm Mới Chúc Nhau" của Trần Tế Xương đã trở thành một tấm gương sáng cho lòng đoàn kết và tình người trong dịp Tết. Dù mang tính chất châm biếm, nhưng thông qua những lời chúc tết độc đáo, tác giả đã khơi gợi niềm tin, chúc tốt đẹp và hy vọng trong cuộc sống người đọc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bài thơ này không phải là một lời chúc tết truyền thống, mà là một cách thể hiện sự phản ánh và phê phán xã hội. Do đó, khi đọc bài thơ này, người đọc cần hiểu rõ ý nghĩa và tinh thần mà tác giả muốn truyền tải để không hiểu lầm và gây nhầm lẫn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
thanhdat

02/12/2023

Câu trả lời uy tín

Trần Tế Xương hay còn gọi là Tú Xương, vốn là một người thông minh, sáng dạ nhưng khốn nỗi thi cử bao nhiêu lần cũng không đậu. Nguyên nhân bởi xã hội thời bới giờ đương buổi rối ren loạn lạc quá, cái tài năng của ông bị vùi dập bởi chế độ thuộc địa nửa phong kiến, bởi việc mua quan bán chức ầm ầm. Chính vì bất đắc chí trong việc học hành thi cử mà Trần Tế Xương thường trút hết nỗi niềm của mình vào thơ văn, thơ của ông không buồn mà là những tiếng cười mỉa mai châm biếm rất sâu cay, là cái roi mây quất vào mặt bọn cường quyền, thực dân những kể chẳng mấy ưa ông và ông cũng ngứa mắt bọn chúng. Dù chỉ được sống 37 năm ngắn ngủi của cuộc đời, lại sống trong cảnh nghèo khó, xã hội nhiễu nhương, nhưng Trần Tế Xương - một trí thức phong kiến đã có một cái nhìn rất chân thực về cuộc sống thời bấy giờ, thông qua những vần thơ trào phúng tưởng là chơi vui nhưng lại hóa hiện thực sâu sắc. Một trong số những bài thơ đó phải kể đến tác phẩm Năm mới chúc nhau.
Nhan đề thơ nghe có vẻ rất đỗi bình thường, năm mới thì những lời chúc tụng nhau vốn dĩ là chuyện rất nên làm, là những gì quen thuộc nhất khi dịp tết đến xuân về. Nhưng vào thơ của Tú Xương, cái lời chúc tết ấy lại có nhiều điều phải suy nghĩ và khi nghĩ ra rồi người ta mới thấy được cái tiếng cười châm biếm thật sâu cay của "bậc thần thơ thánh chữ" (theo lời Nguyễn Công Hoan). Những lời thơ như là tiếng chửi, tiếng mỉa mai những kẻ mà nhà thơ khinh ghét gọi là "nó". Đọc thơ người ta dễ dàng nhận ra sự mâu thuẫn hài hước giữa nội dung và hình thức, sao nghe câu chúc mà giống câu chửi quá, quả thực là nhà thơ đang chế giễu mấy tên hợm hĩnh lố bịch ấy.
"Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu."
Tú Xương tham gia vào bài thơ với vị trí là kẻ thứ ba nghe chuyện, ông rất từ tốn bình tĩnh "Lẳng lặng mà nghe", để xem cái quân giả tạo, thối nát ấy chúc nhau như thế nào, và rồi ông đưa lại vào thơ bằng một giọng tự sự đầy giễu cợt. Cớ sao đã chúc nhau "trăm tuổi bạc đầu" mà lại còn thêm chữ "râu" chi cho mất đi cái vẻ trang trọng mà thay vào đó là cái sự kém sang rành rành, bởi người ta chúc đầu bạc chứ chẳng ai chúc râu bạc bao giờ. Đã thế, Tú Xương còn hài hước chêm vào mấy câu tự xưng mình là "ông" xưng người là "thiên hạ", một giọng thơ rất đanh đá, lại có phần hơi thách thức. Thế hóa ra bọn "nó" già đến bạc cả râu, thì chắc răng cũng chẳng còn đâu nhỉ, Tú cứ buôn cối giã trầu thì chắc sớm mà giàu to thôi. Này thì cái bọn chúc nhau mau già, mau rụng răng, thích chí lắm.
Âý mới chỉ là những câu thơ mở đầu, Tú còn thể hiện cái sự căm ghét thói đời mà tiền đặt lên trên tất cả, đến quan chức mà có tiền mua thì cũng xong.
"Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng."
Tú Xương nghe chúng nó chúc nhau sao sang quá, cái sang của bọn ngu dốt lại thích màu mè, chúng cứ tưởng có cái chức quan mua được bằng những đồng tiền bóng lộn ấy trong cái xã hội nửa nạc nửa mỡ này là "sang" lắm, ngon lắm. Nhưng chúng nào có biết được chúng chỉ như đang làm trò hề trong mắt Tú, những kẻ đã kém cỏi từ tâm hồn đến trí tuệ ấy thì cho dù có đắp bao nhiêu phục trang lộng lẫy, hay mũ cánh chuồn úp đầu cũng chẳng khiến người ta nể nang cho được. Bởi chúng chỉ giống như mấy con khỉ thích giả làm người bằng mấy bộ đồ đi vay đi mượn, hoặc đi mua được. Qủa thực có mấy ai thèm, trừ lũ trưởng giả thích làm sang, thích tự bôi vẽ cái vẻ sang trọng quyền quý hài hước lên khuôn mặt bại hoại của chính bản thân mình. Câu thơ chốt hạ "Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng" của Tú Xương thật khiến cho người đọc được hả hê, phải bật cười bởi cái lũ kém sang ấy nào có biết đến việc ăn nói điềm tĩnh tử tế của bậc nho gia, chúng chỉ biết chửi, biết la như những kẻ đầu đường xó chợ. Thật hài hước sâu cay quá. Ôi đã nhiều quan chức đến thế, thì Tú ta buôn lọng cũng khối tiền!
"Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non."
Tú hết chế giễu bằng lối chúc sống lâu, sống sang thì lại quay ra chế giễu mấy cái mừng, nào là mừng sự giàu, mừng lắm con nhiều cháu. Tiền bạc mà vào miệng của Tú thì cũng như "mớ" rau dưa, lộn xộn, để gà cũng ăn được. Rồi thì con cháu nhà quan lại mà cũng "sinh năm đẻ bảy" chẳng khác mấy đám ô hợp. Ôi, theo cái dự đoán của Tú thì phen này chúng nó đẻ lắm chỉ để ăn sao cho cốt hết số tiền bẩn thỉu do bọn ông cha hám tiền của chúng làm ra. Riết rồi cái lũ sâu bọ ấy đông đúc quá, phố phường cũng chẳng kham nổi lại phải bồng bế nhau lên núi mà ở thôi, chứ nơi nào chứa cho hết cái lũ chỉ quen bịp bợm của người dân nghèo khó.
Đọc thơ của Tú Xương, người ta thấy hiện lên rõ mồn một cái hiện thực oái oăm, hài hước của lũ người nhố nhăng trong cái xã hội tạp nham đủ thứ người, thứ chuyện, tưởng như đùa. Qua đó, người ta cũng thấy được cái cảnh cơ cực, khổ sở của nhân dân thời bấy giờ, phải chịu sống dưới sự chèn ép của bọn người ô hợp, tức lắm, ghét lắm, mà không thể làm gì được. Tú Xương là người bản lĩnh, ông tuy bất đắc chí tại đường công danh nhưng thơ, văn của ông luôn đem lại một cái nhìn thật sâu sắc về hiện thực xã hội lúc đó, cũng phần nào xả được cái nỗi uất ức bị kìm kẹp dưới chế độ nửa phong kiến của nhân dân ta. Những tiếng cười chế giễu như thứ vũ khí đâm thẳng vào mặt bọn cầm quyền ngu si, mà chúng tuy cay cú cũng chẳng thể làm gì được.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
maianh1210

02/12/2023

       Nói đến cây bút trào phúng của nền văn học Việt Nam mà không nhắc đến Trần Tế Xương thì quả là một thiếu sót. Bên cạnh cụ Tam Nguyên Yên Đổ thì Trần Tế Xương cũng là một canh bút châm biếm xuất sắc. Bài thơ “ năm mới chúc nhau”, hình thức là những lời chúc nhau nhân dịp năm mới đến nhưng thực chất là để chửi là để thể hiện sự khinh ghét của tác giả dối với lối sống lố lăng kệch cỡm của những kẻ giàu sang, hãnh tiến đang nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời nô lệ, dân chúng lầm than.

Mở đầu tưởng chừng như là những lời chúc thâm tình nhưng đó lại là tiếng mỉa mai gọi là “nó". Người đọc có thể thấy rõ sự vênh lệch giữa nội dung và hình thức

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu."

Tác giả đóng vai trò là người thứ ba ngồi lắng nghe chứng kiến sự giả tạo thông qua những lời chúc. Chúc nhau “bạc đầu" nhưng kết câu lại thêm từ “râu" cho thấy sự giễu cợt . Tác giả tự xưng là “ông” và gọi “thiên hạ" có phần nào thể hiện được cái “ngông" trong tính cách của các nhà thơ trào phúng giống Tản Đà. 

"Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

Đứa thì mua tước, đứa mua quan

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng."

Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả còn thể hiện rõ thái độ căm ghét khi những tên quan lại ngồi chúc nhau “mua tước", “mua quan" đặt tiền bạc lên trên nhân tính, đạo đức xã hội. "Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng" của Tú Xương thật khiến cho người đọc được hả hê, phải bật cười bởi cái lũ kém sang ấy nào có biết đến việc ăn nói điềm tĩnh tử tế của bậc nho gia, chúng chỉ biết chửi, biết la như những kẻ đầu đường xó chợ

"Nó lại mừng nhau cái sự giàu

Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc

Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.

Nó lại mừng nhau sự lắm con

Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn

Phố phường chật hẹp người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non."

Thái độ châm biếm của nhà thơ thể hiện ngay ở việc lặp lại các cụm từ “nó lại, “cái sự giàu” và “sự lắm con”. Cách diễn đạt mang đậm đặc trưng của ngòi bút trào phúng “trăm ngàn vạn mớ” “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của. Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất tham lam, sự lố bịch, đểu giả của bọn quan lại thời ấy.

        Đọc thơ Trần Tế Xương người đọc không khỏi nghiêng ngả trước những câu thơ hài hước nhưng đằng sau đó là sự đả kích sâu cay đối với xã hội. Thương đời, oán đời là thế nhưng cũng giống như Nguyễn Khuyến , Nguyễn Quang Bích, … Trần Tế Xưng cũng bất lực trước thời thế, nhìn thấy sự nhũng nhiễu, lũ sâu mọt lộng hành mà không thể làm gì được
 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
nguyenthanh1

02/12/2023

QUỲNH HƯƠNG Bài thơ "Năm Mới Chúc Nhau" của Trần Tế Xương là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho khuynh hướng và nguồn mạch châm biếm trào phúng của nhà thơ. Tuy nhiên, bài thơ này không chỉ đơn thuần là những lời chúc tết mà lại chứa đựng những lời chế giễu sâu cay.


Tác giả đã sử dụng cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn để thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm hĩnh. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ tỉ lệ, đặc sắc của Âm Hán Việt, Trần Tế Xương đã tạo nên sự độc đáo và thu hút cho người đọc. Ví dụ như các câu như "trăm ngàn vạn mớ", "sinh năm đẻ bảy" đã thể hiện sự mâu thuẫn và châm biếm về sự lộn xộn trong xã hội.


Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng hình ảnh gần gũi với tục ngữ, ca dao, mang sắc thái hoài cổ để tạo nên sự châm biếm chua cay. Từng câu thơ trong bài đều mang tính chất châm biếm và mỉa mai, nhưng vẫn được diễn đạt theo hình thức thơ, tạo nên một sự đối lập đặc biệt.


Bài thơ "Năm Mới Chúc Nhau" của Trần Tế Xương đã trở thành một tấm gương sáng cho lòng đoàn kết và tình người trong dịp Tết. Dù mang tính chất châm biếm, nhưng thông qua những lời chúc tết độc đáo, tác giả đã khơi gợi niềm tin, chúc tốt đẹp và hy vọng trong cuộc sống người đọc.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved