Viết một bài văn phân tích bài thơ Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tran Quoc Thai

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Nhàn" của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm nổi bật trong tập thơ chữ nôm Bạch Vân Quốc Ngữ Thi. Bài thơ này được biên soạn vào thời kỳ ông sống ở ẩn sau khi từ chức quan vụ. Bài thơ "Nhàn" thể hiện tâm trạng nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc của tác giả về quan niệm sống nhàn. Tác giả cho rằng cuộc sống nhàn nhã là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi và luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến là một nhà thơ lớn của dân tộc, người có học vấn uyên thâm và tài năng văn chương. Ông sinh vào thời buổi loạn lạc, nên chỉ làm quan có tám năm rồi lui về ở ẩn. Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc và được phong tước Trình Quốc Công. Bài thơ "Nhàn" số 73, hay còn được gọi là "Nhàn", là một trong những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh tươi đẹp để thể hiện quan điểm sống của mình. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm văn chương, mà còn là một lời tâm sự chân thành và sâu sắc về cuộc sống và triết lý nhân sinh. Tuy bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được viết từ rất lâu, nhưng cho đến bây giờ, nó vẫn mang lại những cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc cho người đọc. Bài thơ này đã trở thành một biểu tượng của sự thanh nhàn và tĩnh lặng trong cuộc sống hiện đại, khi mà con người luôn đối mặt với áp lực và cuộc sống vội vã. Tóm lại, bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm văn chương đáng để khám phá và suy ngẫm. Nó thể hiện quan niệm sống nhàn nhã, hòa hợp với thiên nhiên và coi thường danh lợi. Bài thơ này cũng là một lời tâm sự chân thành và sâu sắc về cuộc sống và triết lý nhân sinh của tác giả.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
moahzzz

02/12/2023

Câu trả lời uy tín


Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm được rút trong tập thơ “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui, an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Mở đầu bài thơ là bức tranh phản ánh cuộc sống nhàn nhã, ung dung của tác giả:

“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”.
Hiện ra trước mắt người đọc là một lão nông tri điền với những công việc bình dị hằng ngày, làm bạn với những dụng cụ nhà nông. “Một” vẫn là số từ chỉ số ít nhưng được lặp lại kết hợp với phép liệt kê gửi ra sự đầy đủ, sẵn sàng. Những vật dụng này được bày ra gợi sự gần gũi, quen thuộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa được cái bình dị, dân dã vào thơ ca chứ không chỉ là những điển tích, điển cố đã cũ trở thành mẫu mực của thơ Đường. Cuộc sống lao động được miêu tả rõ nét là vậy nhưng lại không gợi cảm giác mệt mỏi, khổ cực mà lại gợi sự ung dung, là niềm vui của nhà thơ. Vui vì được lao động, được sống giản dị như bao người dân bình thường khác. Không chỉ có vậy, sau những giờ lao động, câu thơ còn diễn tả phút giây thư giãn thú vị của kẻ sĩ. Hình ảnh “cần câu” gợi đến một thú vui và những giây tĩnh lặng mà thảnh thơi. Cuộc sống của nhà thơ đâu chỉ là những chuỗi ngày làm việc, ngày này qua ngày khác mà ông còn được nghỉ ngơi, thư giãn với thú điền viên của mình. Câu thơ như gợi đến một lão nông tri điền chẳng để tâm cuộc sống xô bồ, tấp nập ngoài kia. Nhàn dần được gửi ra đầy đủ hơn ở câu thơ thứ hai “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. “Thơ thẩn” là từ láy tượng hình gợi tư thế, dáng điệu chậm rãi thảnh thơi. Trong dáng “thơ thẩn” như có cả trạng thái không tính toán, không bon chen, không nặng nề. Đó là một cuộc dạo chơi không có chủ đích song lại rất chủ động.  Như vậy hai câu thơ đầu trong bài thơ gợi đến cái nhàn trong công việc, trong cuộc sống và sâu hơn nữa đó chính là cái nhàn của một tâm thế.
Đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của “lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm”.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao

Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tị và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” –“khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.
Cuộc sống của bậc đại nhân ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao khiến ai nấy đề xuýt xoa:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Bức tranh thiên nhiên bốn mùa về cuộc sống thanh tao, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên của nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà hiện lên thật đáng ngưỡng mộ. Câu thơ hiện lên với hình ảnh của bốn mùa Xuân,Hạ, Thu, Đông và bức tranh về đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của nhà thơ.

Vốn là một vị quan Trạng đang ăn sung mặc sướng, hưởng bổng lộc của Triều đình thì giờ đây lại phải lao động, ăn uống “tự cung tự cấp” và sinh hoạt thật dân dã như những lão nông bình thường: ăn những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đều là cây nhà lá vườn, do mình tự làm ra, là công sức của chính mình. Ăn đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Một Ông Trạng nức tiếng giờ đây cũng tắm hồ sen, tắm ao chum như bao người dân quê khác.
Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Quan Trạng khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống nhàn của mình. Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ khác thường. Trí tuệ sáng suốt nhận ra rằng công danh, của cải, quyền quý chỉ tựa chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách, làm cho lập trường thêm kiên định để nhà thơ có đủ quyết tâm từ bỏ chốn quan trường lao xao danh lợi, tìm đến nơi thiên nhiên vắng vẻ mà trong sạch, thanh cao để di dưỡng tinh thần, giữ vững hai chữ thiện lương.
Bài thơ đã vẽ lên một nhà nho về quê ở ẩn với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui. Cuộc sống đạm bạc giản dị mà thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên một nhà nho đạm bạc và một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao nhiêu.
 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
ha duycanh

02/12/2023

Tran Quoc ThaiTrạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) người được phong là danh nhân văn hóa thế giới. Ông là người có học vấn uyên thâm ,là nhà thơ lớn của dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đạt nhiều thành tích nhất và có cống hiến cao nhất đối với nền văn học nước ta thế kỷ 16, chỉ riêng về số lượng bài viết cũng không tác giả đương thời nào sánh kịp.Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Nổi bật trong số đó phải kể đến tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê .

“Một mai một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

 

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”

Trước hết hai câu đề đã khắc họa được hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, như thế nào là một cuộc sống nhàn rỗi: 

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào …”

Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa chân thực một hình ảnh lão nông dân sống thảnh thơi nơi quê nhà. Biện pháp điệp số từ “một” kết hợp với các từ chỉ công cụ lao động "mai, cuốc, cần câu" - đây đều là những công cụ nhà nông quen thuộc của nhà nông. Từ đó đã khơi gợi ra trước mắt người đọc một cuộc sống giản dị và gần gũi nhưng không phải ai muốn là có được. Tính từ “thơ thẩn” trong câu hai một lần nữa đã khắc họa dáng vẻ của một người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai. Đặt ý thơ vào cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Cụm từ “vui thú nào” cũng một lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn rỗi không dành cho ai bon chen vòng danh lợi. Hai câu thơ đề đã không những đã giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thế ung dung, nhàn hạ, tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, vui thú điền viên.… 

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến quan điểm sống của bản thân. Ở đây nhà thơ đã sử dụng các từ đối nhau như “ta - người”; “dại - khôn” ; “nơi vắng vẻ - chốn lao xao”. Nhờ việc sử dụng những cặp từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống Nhàn. Người thi sĩ chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội”. Hai câu thơ đã đưa ra hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Nhân vật trữ tình cũng tự nhận bản thân mình là “dại” vì đã theo đuổi cuộc sống nhàn nhã, thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được an yên. Lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm? Tất nhiên là không vì khi đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, ta mới chợt nhận ra Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống như vậy để giữ được cốt cách thanh cao của mình. Bản thân Trạng trình luôn có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực, nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bão của ông không được xét tới. Vậy nên lựa chọn khó khăn lúc bấy giờ chỉ có thể là rời bỏ “chốn lao xao”.

<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>


“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Mở đầu hai câu luận tác giả đã dùng biện pháp liệt kê để kể tên những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên, nào là măng trúc, nào là giá. Mùa nào thức ăn nấy, mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá đỗ thay. Hình ảnh “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” đề cập đến cuộc sống sinh hoạt dân dã nơi thôn quê. Từ đây, người đọc có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen, tranh giành. Đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ.

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Hai câu luận đã thể hiện được cái nhìn của một bậc hiền triết lớn, tác giả đã vận dụng ý tưởng sáng tạo thông qua việc sử dụng điển tích Thuần Vu. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm phú quý không phải là một giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quý vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng người không xem nó là mục đích sống của ông. Mục đích cuối cùng của cuộc đời này là tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình.

Bằng việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, điển tích và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm một cách linh hoạt . Thông qua những phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn đã giúp bạn đọc hiểu được quan niệm sống nhàn và quan niệm đặt nhẹ danh lợi, luôn giữ được tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên, đề cao lối sống của những nhà nho giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một người giàu lòng yêu nước nhưng vì hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật. Bài thơ Nhàn là một bông hoa tuyết trắng được viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp trong văn học trung đại Việt Nam. Những quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved