29/02/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
29/02/2024
29/02/2024
Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt – đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản. Bức tranh cuộc sống đặc biệt này được tạo nên bằng nhiều chi tiết, hình ảnh sống động:
+ Máy bay đánh bom, “tất cả màu sắc đều biến mất”. Lần đầu tiên, đứa bé biết đến từ “chết chóc”
→ Chiến tranh đến trong sự ngỡ ngàng, khó hiểu với trẻ con, chúng chưa đủ nhận thức về mức độ khủng khiếp của chiến tranh, những tâm hồn ngây thơ thậm chí không hiểu hết nghĩa của từ “chết chóc” chúng biết chiến tranh thực sự là gì. Máy bay đánh bom, màu sắc biến mất, chỉ còn màu u tối và ảm đạm của khói, của đổ nát và của cái chết.
+ Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cỏ cây để sống qua ngày.
→ Đây chính là hậu quả nặng nề mà chiến tranh mang đến, chết chóc không chỉ đến từ mưa bom bão đạn nã xuống trên bầu trời mà nó còn đến từ nạn đói. Trong chiến tranh, lương thực khan hiếm, người ta phải tận dụng tất cả những gì có thể ăn được để duy trì sự sống. Con ngựa già mà những đứa trẻ coi là bạn thân thiết mà giờ đây chúng phải ăn thịt chính con ngựa đó, đau đớn, tổn thương. Đó là những đổ vỡ đầu đời trong tâm hồn trẻ thơ.
+ Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc rên gọi ba mẹ. Hễ mỗi lần từ “mẹ” được ai vô tình nhắc đến, tất cả lại gào khóc không nguôi.
→ Lên ba, lên năm, vốn dĩ phải được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ cha, được chăm sóc, nuôi dưỡng, được che chở bằng mái ấm gia đình thì giờ đây chúng trở thành trẻ mồ côi, ở trong trại trẻ mồ côi và chỉ cần nhắc đến tiếng “mẹ” là ngay lập tức òa khóc. Những đứa trẻ nhớ mẹ, chúng cần sự ấm áp của tình mẹ - thứ tình cảm không gì thay thế được.
+ Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn bám riết dai dẳng nhân vật “tôi”
→ Chiến tranh đã lùi xa hàng thập kỉ, kinh tế đất nước được khôi phục, cuộc sống con người dần khấm khá hơn, những vết thương ngoài da thịt rồi cũng lành lặn, chỉ có vết thương trong tâm hồn là mãi rỉ máu. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ”, ở độ tuổi nào người ta cũng đều cần sự yêu thương, che chở của mẹ, khoảng trống mà chiến tranh tạo ra trong tâm hồn nhân vật “tôi” mãi mãi không thể bù đắp được, “tôi” đã mất mẹ, mặc dù anh cũng đã có cho riêng mình một gia đình nhỏ nhưng khát khao có mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời