18/09/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
18/09/2024
18/09/2024
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03-2-1930), đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có đội tiên phong, trực tiếp nắm chắc ngọn cờ lãnh đạo để dẫn dắt nhân dân ta tiến tới cuộc Cách mạng Tháng Tám năm1945.
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931
Cao trào cách mạng 1930-1931 không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà là kết quả tất yếu của các điều kiện khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội của nước ta lúc đó. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã thúc đẩy thực dân Pháp tăng cường cấu kết với thế lực phong kiến thuộc địa ra sức bóc lột nhân dân Việt Nam và đẩy đời sống của toàn thể nhân dân lâm vào tình trạng cùng cực; buộc nhân dân ta vùng dậy đấu tranh chống bọn thực dân đế quốc và phong kiến thuộc địa. Đảng ra đời là nhân tố quyết định và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam để tiến tới giành chính quyền trên cả nước.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo cao trào dân chủ Đông Dương 1936-1939
Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp ở Thượng Hải (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì, và nhận định: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền (chống đế quốc, chống phong kiến để dành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho nông dân) không thay đổi, nhưng lúc này chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp. Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Do đó, Đảng phải lãnh đạo thành lập mặt trận dân chủ công khai và rộng rãi, bao gồm các giai cấp, các tôn giáo, các đảng phái, các đoàn thể chính trị,… nhằm tập trung chống kẻ thù cụ thể, trực tiếp trước mắt là chủ nghĩa phát xít và bọn phản động ở thuộc địa Việt Nam để bảo vệ hoà bình, đòi thực hiện tự do, dân chủ, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945
Ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9-1939), Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 6 (tháng 11-1939) để điều chỉnh chiến lược cách mạng với nội dung: Đặt nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, nhằm thu hút tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phái, tôn giáo và các cá nhân yêu nước để đánh đổ đế quốc và tay sai, dành độc lập hoàn toàn cho các dân tộc ở Đông Dương. Trung ương Đảng đã kịp thời chỉ đạo các tổ chức đảng và quần chúng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, chuyển hướng hoạt động về nông thôn, tránh sự đàn áp khủng bố của kẻ thù.
Tháng 11-1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), khẳng định chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 là đúng, và cử đồng chí Trường Chinh làm Bí thư Trung ương Đảng lâm thời. Tháng 02-1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã họp tại Pắc Bó (Cao Bằng), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì. Hội nghị này đã cụ thể hóa và hoàn thiện thêm một bước đường lối giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam. Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương và chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ở mỗi nước. Tại Việt Nam, Hội nghị quyết định thành lập tổ chức Việt Nam Độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, gồm các đoàn thể cứu quốc trên cả nước. Hội nghị nhấn mạnh công tác chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm và dự kiến một số chủ trương, chính sách khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi.
Tháng 8-1942, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh với danh nghĩa là đại diện của Việt Minh sang Trung Quốc để liên hệ với các lực lượng đồng minh quốc tế chống phát xít và vận động những người yêu nước ở nước ngoài tham gia cách mạng. Năm 1943, bản “Đề cương văn hoá Việt Nam” của Đảng được công bố, nhằm lôi cuốn các tầng lớp tri thức, văn nghệ sĩ cùng toàn dân tham gia phong trào cách mạng. Được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 6-1944, Đảng Dân Chủ Việt Nam - một chính đảng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản tri thức yêu nước, tiến bộ đã ra đời. Đảng Dân chủ Việt Nam tham gia vào Mặt trận Việt Minh đã góp phần thúc đẩy mặt trận dân tộc thống nhất phát triển ngày càng sâu rộng. Đội du kích Bắc Sơn (ra đời từ Khởi nghĩa Bắc Sơn tháng 9-1940); Đội du kích Ba Tơ (ra đời từ Khởi nghĩa Ba Tơ tháng 3-1945),... đã phát triển đấu tranh vũ trang. Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ đạo.
Trên cơ sở đó, Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng và cả căn cứ địa cách mạng, đều phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở khu Việt Bắc. Trên khắp cả nước, đâu đâu cũng diễn ra các phong trào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Qua các cuộc vận động cách mạng đó, Đảng ta đã có nhiều kinh nghiệm, hình thành các chủ trương, quyết sách, đồng thời đẩy mạnh xây dựng một cách toàn diện các lực lượng cách mạng (Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang, căn cứ cách mạng,...) gấp rút chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
Thứ tư, Đảng phát động cao trào chống Nhật, cứu nước, dự kiến thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền
Từ đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc. Tại khu vực Đông Dương, do lo sợ quân đồng minh sẽ đổ bộ lên Đông Dương, Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương (vào đêm 09-3-1945). Ngay lúc đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), để đánh giá tình hình và ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị vạch rõ: Cuộc đảo chính Nhật - Pháp làm cho các điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật; phải nhanh chóng phát động cao trào chống Nhật, cứu nước, đồng thời thực hiện khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổng khởi nghĩa.
Trước tình hình phát xít Nhật thẳng tay vơ vét, bóc lột, gây ra một nạn đói khủng khiếp và làm chết gần hai triệu người, Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc của Nhật để cứu đói”. Khẩu hiệu đó đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng, nhất là nông dân, đứng lên chống Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân. Từ giữa tháng 3-1945, cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng trở thành cao trào. Đến giữa tháng 8-1945, lực lượng cách mạng, bao gồm cả lực lượng chính trị và vũ trang, đã phát triển rộng rãi khắp nông thôn và đô thị.
Ngày 13-8-1945, Chính phủ Nhật đã đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương lâm vào tình thế bị tê liệt. Chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Trước tình hình đó, Đại hội quốc dân đã họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, thống nhất với chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương là nhanh chóng phát động toàn dân kịp thời đứng lên tổng khởi nghĩa, quyết tâm giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Đại hội đã cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch để lãnh đạo tổng khởi nghĩa.
Mệnh lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban dân tộc giải phóng và lời kêu gọi cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Hồ Chủ tịch được các địa phương nhiệt liệt hưởng ứng. Từ ngày 14 đến 28-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã thắng lợi hoàn toàn trên cả nước. Chính quyền từ trung ương đến các địa phương đã thuộc về nhân dân Việt Nam. Ngày 02-9-1945, tại Quảng Trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chủ tịch đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng tuyên bố với nhân dân trong cả nước và các quốc gia trên thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời, có chủ quyền độc lập như mọi quốc gia khác trên toàn thế giới.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
7 giờ trước