Giúp mình với!

rotate image
Trả lời câu hỏi của DGgdyud SHssb

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

09/12/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ biết bao vẻ đẹp lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam. Trong dòng chảy thời gian, Hà Nội đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, nhưng vẻ đẹp của nó vẫn mãi trường tồn, in sâu vào tâm hồn mỗi người dân Thủ đô. Hai đoạn thơ "Đêm Hà Nội 1950" của Chính Hữu và "Nhớ ngày Thủ Đô Kháng Chiến" của Hoài Anh đã tái hiện một cách chân thực và đầy cảm xúc về Hà Nội trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Mỗi câu thơ là một bức tranh sống động về cuộc sống, tinh thần và ý chí kiên cường của người dân Hà Nội. Đoạn thơ "Đêm Hà Nội 1950" của Chính Hữu mở đầu bằng khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng, nhưng ẩn chứa bên trong là âm thanh của bom đạn chiến tranh. Hình ảnh "phố dài nghe sấu rụng", "bóng những con đê", "ầm ì tiếng súng" tạo nên một bầu không khí u ám, đầy lo âu. Tuy nhiên, giữa bối cảnh ấy, ta thấy được sự kiên cường, bất khuất của người dân Hà Nội. Họ "hôm qua ra đi, hôm nay trở lại", họ "đứng lên từ gạch ngói", "rầm rì đi trong từng ngõ tối". Những hình ảnh này gợi lên sức mạnh phi thường của con người, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ quê hương. Trong đoạn thơ "Nhớ ngày Thủ Đô Kháng Chiến" của Hoài Anh, chúng ta được chứng kiến một Hà Nội kiên cường, bất khuất hơn nữa. Tác giả miêu tả Hà Nội như một "thanh sắt nguội", "mặt nhựa nứt ra làm chiến hào", "cát sông Hồng vào nâng cao chiến lũy". Những hình ảnh này thể hiện sự dũng cảm, gan dạ của người dân Hà Nội, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, câu thơ "Mỗi phố đánh tây bằng đặc sản/ Phố Hàng Bát mang bát/ Phố Hàng Bông mang bông/ Đắp ụ ngăn xe giặc tới" là một lời khẳng định hùng hồn về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng của người dân Hà Nội. Qua hai đoạn thơ, ta thấy rõ nét vẻ đẹp của Hà Nội trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Đó là vẻ đẹp của sự kiên cường, bất khuất, của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng. Hà Nội không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, của ý chí tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Bảo An

09/12/2024

DGgdyud SHssbVăn học từ muôn đời xưa, cho đến muôn đời sau bao giờ cũng viết về con người. Dù chỉ tả một làn mây dòng suối, cành lá, tiếng chim, thì cũng nhằm nói về con người. Cho nên thiên nhiên trong văn học là những bức tranh tâm trạng. Người buồn thì cảnh buồn, người vui thì cảnh vui. Qua hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>


Mùa thu từ bao đời nay và sẽ mãi mãi là nguồn thi hứng, là đề tài hấp dẫn đối với các thi nhân. Các nhà thơ nổi tiếng thế giới cũng như Việt Nam như Huy-gô, Rim-bô, Véc-len, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà đều đã có những bài thơ rất đặc sắc dành cho mùa thu. Nhưng không vì thế mà thơ viết về mùa thu trở nên mòn sáo, đơn điệu. Bởi cảnh thu thời nào cũng vậy, nhưng lòng người thì mỗi thời mỗi khác. Vì thế cảnh sắc mùa thu trong mỗi bài thơ đều có những vẻ đẹp riêng độc đáo. Chính trạng thái cảm xúc của thi nhân đã quy định cảnh sắc mùa thu trong thơ.


Bài Đây mùa thu tới là một bài thơ hay về mùa thu của Xuân Diệu trước cách mạng. Bài Đất nước (1948-1955) của Nguyễn Đình Thi không phải là bài thơ viết về mùa thu, nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu. Hai bài thơ viết trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau, thể hiện hai trạng thái cảm xúc khác nhau của nhà thơ trước mùa thu.

Cảnh sắc mùa thu trong bài Đây mùa thu tới thấm một nỗi buồn. Đó là cái buồn muôn thuở, nhưng cũng là cái buồn của thời đại, cái buồn của riêng “thơ mới”. Buồn vì cái lạnh len lỏi đâu đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì sự chia lìa từ hoa cỏ, chim muông đến con người. Buồn vì một nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ phảng phất trong không gian và trong lòng người. (Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh rặng liễu buồn như những cô gái xoã tóc chịu tang, cùng hàng ngàn dòng lệ hàng nối hàng tuôn rơi. Các khổ thơ tiếp theo tác giả tái hiện cảnh hoa, lá rụng, cành cây khô gầy, vầng trăng bơ vơ. Sương mờ không khí trời u uất... tất cả những hình ảnh ấy gợi lên sự chia ly, tàn tạ, phai nhạt làm nổi rõ nỗi buồn cô đơn).

<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>


Cảnh thu buồn hiu hắt bi thương nhưng vẫn có cái gì đó dịu nhẹ, trẻ trung và rất đẹp. Bởi cảnh thu ngoài việc được so sánh với một hình ảnh độc đáo, còn được Xuân Diệu miêu tả với vẻ đẹp thơ mộng duyên dáng, tươi Bằng với tấm “áo mơ phai dệt lá vàng” vừa thực vừa ảo. Sắc vàng mùa thu đã làm sáng cả không gian.

Như vậy mùa thu bên cạnh cái vẻ đìu hiu buồn, một cái buồn rất đẹp của cảnh vật, vẫn chứa đựng bên trong một sức sống trẻ trung. Ấy là cái chất trẻ trung được phát hiện bằng con mắt “xanh non” của tác giả là cái sức sống của tuổi trẻ và tình yêu xốn xao trong cảnh vật.

<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>


Cảnh thu rất đẹp mà buồn vì lòng người lúc ấy còn buồn bã. Nỗi buồn của Xuân Diệu cũng là nỗi buồn của cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản đương thời “yêu đời nhưng đau đời” (Huy Cận) chưa tìm được lối ra. Nỗi buồn ấy chính là tấm lòng thiết tha yêu đời, thiết tha giao cảm với đời.

Đang trong tâm trạng ấy cho nên nhà thơ rất nhạy cảm trước khung cảnh đất trời chuyển vào thu:

Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Câu thơ cất lên như một tiếng reo khẽ, vồ vập, khi chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của mùa thu. Phải có tấm lòng yêu đời thì giữa cảnh thu buồn bã, nhà thơ mới có thể đón nhận được một niềm vui nho nhỏ như thế. Sự nhạy cảm của hồn thơ Xuân Diệu còn được thể hiện qua cách cảm nhận của mùa thu. Nếu trong phần mở đầu, tác giả phát hiện cảnh thu bằng thị giác để tái hiện sắc thu thì đến phần giữa bài thơ tác giả đã thâm nhập vào bên trong cảnh vật để cảm nhận tinh tế bằng cảm giác của mình: Cành lá run rẩy, sắc lá đổi màu, nhành cây ớn lạnh đến tận xương khô, rét mướt luồn trong gió. Cuối cùng nhà thơ gửi gắm tâm trạng của mình qua nỗi lòng của người thiếu nữ. “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”, một nỗi nhớ thương ngơ ngác mặc dù cô thiếu nữ không nói, nhưng rõ ràng đó là tư thế suy tư của người muốn đón nhận, của tâm trạng đang hướng về cuộc đời.

Tóm lại: cảnh thu, lòng người trước mùa thu có buồn bã cô đơn, nhưng không quá tuyệt vọng mà vẫn tươi trẻ. Toát lên từ toàn bộ bài thơ cảnh thu là vẻ đẹp của một nỗi buồn. Đó là nỗi buồn đầy cảm xúc của cái tôi cô đơn biểu hiện một niềm yêu đời, khát khao giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu.

Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là bài thơ về “Đất nước rũ bùn đứng dậy sáng loà” qua cuộc kháng chiến 9 năm (1946-1954) nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu. Mở đầu là hình ảnh mùa thu “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Gió thổi mùa thu hương cốm mới”. Đó là cảnh sắc thân thuộc của mùa thu Việt Nam muôn đời. Cảnh thu trong sáng, vui tươi. Đoạn thơ tiếp theo, tác giả khắc hoạ cảnh thu Hà Nội ra đi vì nghĩa lớn. Đó là cảnh thu với vẻ đẹp thơ mộng mà xao xác buồn, buồn vì tưởng như thiếu hẳn bóng người. Buồn vì niềm bâng khuâng lưu luyến của sự chia ly “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” nhưng thực ra thì chẳng muốn rời:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Còn mùa thu hiện tại là mùa thu sau Cách mạng tháng Tám mùa thu ở chiến khu Việt Bắc, lúc này đang là chiến khu tự do, căn cứ địa của kháng chiến chống Pháp, nơi Bác Hồ, Chính phủ kháng chiến đang điều khiển cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Nguyễn Đình Thi đã đến với mùa thu này bằng một niềm vui tràn ngập, niềm vui của người tự thấy mình được tự do, dân tộc được tự do, ít ra là ở chiến khu này. Đang trong tâm trạng vui, nên tác giả thấy cảnh thu hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống, đầy âm thanh màu sắc rộn rã, tươi vui. Bầu trời như thay áo mới, cảnh vật như hồi sinh, những âm thanh của cảnh vật và cuộc sống con người cũng ríu ran ríu rít đầy niềm vui.

Và không gian mùa thu như trải dài, mở rộng theo những con đường, dòng sông, đồng lúa, cánh rừng trùng điệp của đất nước.

<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>


Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước là cảm hứng tự hào làm chủ của một nghệ sĩ đang tham gia trực tiếp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc độc lập tự do. Trong đoạn thơ nói về mùa thu Hà Nội 1946, tác giả có thể hiện tâm trạng buồn nhưng đó là nỗi buồn của một người tha thiết yêu quê hương mà phải tạm biệt quê hương lên đường vì nghĩa lớn. Nỗi buồn này khác nỗi buồn của Xuân Diệu.

Cảm hứng chủ đạo của nhà thơ vẫn là niềm vui, niềm tự hào về đất nước giang sơn gấm vóc, về độc lập chủ quyền vì vậy đoạn thơ viết về mùa thu chiến khu Việt Bắc vang lên sang sảng tự hào đầy kiêu hãnh.

Cùng viết về mùa thu mà Xuân Diệu chỉ thấy một mùa thu rất đẹp mà rất buồn. Còn Nguyễn Đình Thi lại tiếp nhận một mùa thu trong trẻo, đầy âm thanh, màu sắc, đầy niềm vui, sức sống của cảnh vật và con người. Điều đó, xét cho cùng có nguyên nhân thời đại chi phối hồn thơ. Chính cảm xúc về thời đại đã quy định cảm hứng, qui định tình thu của nhà thơ và từ cảm hứng, tình thơ của nhà thơ lại qui định cảnh sắc mùa thu trong thơ.

Trước cách mạng, Xuân Diệu sống trong cảnh ngộ của người dân nô lệ. Nỗi buồn của người dân mất nước đã tạo nên cách nhìn, cách cảm của thi nhân trước mùa thu. Từ sau cách mạng Xuân Diệu đã đến với đất nước bằng niềm vui, niềm tự hào nên cảnh thu cũng đã thay đổi.

Ba năm qua nay lại mùa thu tới

Mỗi lần thu tới lại mùa thu tới

Thu từ nay không thu thảm thu sầu

Mà thu sướng nhuộm màu xuân mát mát

Lá biếc xanh xanh

Trời thu bát ngát

Da tươi thịt thắm

Nở lại cùng sương

Ảnh mấy bay như múa khúc nghê thường

Nắng hạ giọng nói những điều dịu sáng.

Còn Nguyễn Đình Thi viết bài Đất nước sau cách mạng lúc nhà thơ đã là một người dân tự do, cùng nhân dân làm chủ đất nước. Thời đại mới, đã tạo nên cảm hứng mới cho nhà thơ. Vì vậy, cảnh thu trong cách nhìn, cánh cảm nhận của nhà thơ trở nên trong trẻo, tươi sáng, tràn đầy sức sống niềm vui.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved