câu1: . Nghĩa vụ và những việc không được làm của viên chức quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 20 Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức) như sau:
-Nghĩa vụ của viên chức quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình đúng thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ tài sản nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Không được lợi dụng danh nghĩa, uy tín của đơn vị sự nghiệp công lập để vụ lợi.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Báo cáo cấp trên trực tiếp về tình hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập khi có yêu cầu.
-Những việc viên chức quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được làm:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, tổ chức thực hiện hoặc tham gia vào các hành vi sai trái trong đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Phân biệt đối xử dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
+ Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập do mình quản lý.
+ Nhũng nhiễu, đòi hỏi, nhận tiền, quà biếu dưới mọi hình thức của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình dưới mọi hình thức.
+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập khác.
+ Những việc khác mà viên chức quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được làm theo quy định của luật có liên quan.
câu 2: Hồ sơ là một tập hợp các tài liệu, giấy tờ hoặc thông tin được tổ chức theo một cấu trúc nhất định để lưu trữ, truy xuất và sử dụng. Liên hệ thực tiễn của việc lập hồ sơ có thể bao gồm:
- Quản lý công việc hiệu quả: Lập hồ sơ giúp bạn quản lý công việc một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm thông tin khi cần thiết. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất làm việc.
- Lưu trữ thông tin quan trọng: Hồ sơ giúp bạn lưu trữ những thông tin quan trọng như hợp đồng, hóa đơn, báo cáo,... tránh mất mát dữ liệu.
- Bảo mật thông tin: Hồ sơ giúp bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh hay thông tin nhạy cảm khác khỏi sự truy cập trái phép.
- Chia sẻ thông tin: Hồ sơ giúp bạn chia sẻ thông tin với người khác một cách nhanh chóng và chính xác. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, hồ sơ học sinh giúp giáo viên nắm bắt thông tin về học lực, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình,... để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình giảng dạy và chăm sóc học sinh.
câu 3: Thể thức của một văn bản hành chính gồm có các phần sau đây : Quốc hiệu, tiêu ngữ ; Tên cơ quan ban hành văn bản; Số, ký hiệu của văn bản; Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản; Tên loại và trích yếu nội dung văn bản; Nội dung văn bản; Chức vụ, họ tên và chữ kí của người có thẩm quyền; Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức; Nơi nhận.