logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Cách nhận biết aminoaxit nhanh nhất

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).Bài tập nhận biết aminoaxit là dạng bài tập thường gặp nếu không hiểu sâu sắc về bản chất, cấu tạo và vận dụng linh hoạt các phương pháp nhận biết thì rất dễ gây nhầm lẫn. Bài viết dưới dây sẽ giúp các em khắc phục được các khó khăn và tự tin giải quyết dạng bài tập này.

Cách nhận biết aminoaxit

I. Cách nhận biết aminoaxit

1. Để nhận biết aminoaxit ta dùng dung dịch muối cacbonat (ví dụ: Na2CO3…). 

+ Hiện tượng: Sủi bọt khí.

+ Phương trình hóa học minh họa:

2H2N-R-COOH + Na2CO3 → 2H2N-R-COONa + CO↑ + H2O

Ví dụ:

2H2N-CH2-COOH + Na2CO3 → 2H2N-CH2-COONa + CO↑ + H2O

2CH3-CH(NH2)-COOH + Na2CO→ 2CH3-CH(NH2)-COONa + CO↑ + H2O

2. Đểphân biệt các aminoaxit (đặc biệt là khi số nhóm -NH2 và số nhóm -COOH trong phân tử khác nhau) với nhau tacó thể dùng quỳ tím:

Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm -COOH = số nhóm -NH2 → aminoaxit không làm đổi màu quỳ tím.

Ví dụ: Sự phân li của glyxin trong dung dịch.

H2N-CH2-COOH  ⇄ H3N-CH2-COO-

Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm -COOH > số nhóm -NH2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Ví dụ: Sự phân li của axit glutamic trong dung dịch.

HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH ⇄  -OOC-CH2CH2CH(N+H3)COO-+ H+

Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm -COOH < số nhóm -NH2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

Ví dụ: Sự phân li của lysin trong dung dịch.

H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH + H2O ⇄  H3 N+ [CH2]4CH( N+H3)-COO + OH-

II. Mở rộng

Một số amino axit thường gặp

Công thức

Tên thường

Kí hiệu

H2N-CH2-COOH

Glyxin

Gly

CH3-CH(NH2)-COOH 

Alanin

Ala

(CH3)2CH-CH(NH2)-COOH 

Valin

Val

H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH

Lysin

Lys

HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH 

Axit glutamic

Glu

III. Bài tập nhận biết alpha amino axit

Bài 1: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là

A. Dung dịch brom, Cu(OH)2       

B. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3/NH3

C. Quỳ tím,  kim loại Cu      

D. Quỳ tím, dung dịch Na2CO3

Hướng dẫn giải

Đáp án D

- Trích mẫu thử của các dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự

- Sử dụng quỳ tím để nhận biết

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là etylamin

+ Hai mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là alanin và anilin

- Nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào hai mẫu thử alanin và anilin.

+ Mẫu thử tạo bọt khí thoát ra là alanin

2CH3-CH(NH2)-COOH + Na2CO→ 2CH3-CH(NH2)-COONa + CO↑ + H2O

+ Không có hiện tượng gì là anilin.

Bài 2: Thuốc thử đề nhận biết glyxin, lysin, và axit axetic là

A. Quỳ tím

B. Dung dịch Br2

C. Cu(OH)2/OH-

D. HCl

Hướng dẫn giải

Đáp án A

- Trích mẫu thử của các dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự

- Sử dụng quỳ tím để nhận biết

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là lysin (số nhóm -COOH < số nhóm -NH2)

+ Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là glyxin.

Bài 3: Có 3 chất hữu cơ: glyxin, metylamin, axit glutamic. Để phân biệt dung dịch của ba hợp chất hữu cơ trên, có thể dùng thuốc thử là

A. NaOH

B. HCl

C. Na

D. Quỳ tím

Hướng dẫn giải

Đáp án D

- Trích mẫu thử của các dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự

- Sử dụng quỳ tím để nhận biết.

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit glutamic

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là metylamin (số nhóm -COOH < số nhóm -NH2)

+ Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là glyxin.

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved