logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

C5H8 + AgNO3 | CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH2-CH3 + NH4NO3 | CH≡C-CH2-CH2-CH3 ra AgC≡C–CH2-CH2-CH3

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Phản ứng C5H8 + AgNO3 hoặc CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 hay CH≡C-CH2-CH2-CH3 ra AgC≡C–CH2-CH2-CH3 thuộc loại phản ứng thế bằng ion kim loại đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về C5H8 có lời giải, mời các bạn đón xem:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH2-CH3 + NH4NO3

1. Phương trình phản ứng C5H8 tác dụng với AgNO3

CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH2-CH3 + NH4NO3

Phản ứng này thuộc loại phản ứng thế bằng ion kim loại.

2. Hiện tượng của phản ứng C5H8 tác dụng với AgNO3

- Xuất hiện kết tủa màu vàng.

3. Cách tiến hành phản ứng C5H8 tác dụng với AgNO3

- Cho pent-1-in vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3.

4. Cách viết phương trình của phản ứng C5H8 tác dụng với AgNO3

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH2-CH3 + NH4NO3

Bước 2: Đếm số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 2 vế của phương trình hóa học.

Bước 3: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau.

Bước 4: Hoàn thành phương trình hóa học:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH2-CH3 + NH4NO3

5. Mở rộng về tính chất hoá học của ankin

5.1. Phản ứng cộng

a) Cộng hiđro

- Khi có niken (hoặc platin hoặc palađi) làm xúc tác, ankin cộng hiđro tạo thành anken, sau đó tạo thành ankan.

Thí dụ:

          CH ≡ CH + H2 Ni,to CH2 = CH2

          CH2 = CH2 + H2 Ni,to CH3 – CH3

- Lưu ý: Khi dùng xúc tác là hỗn hợp Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng một phân tử hiđro tạo thành anken.

          CH ≡ CH + H2 Pd/PbCO3,  to CH2 = CH2

⇒ Đặc tính này được dùng để điều chế anken từ ankin.
b) Cộng brom, clo

- Brom và clo cũng tác dụng với ankin theo hai giai đoạn liên tiếp.
Thí dụ:

CH ≡ CH + Br2 → CHBr = CHBr

CHBr = CHBr + Br2 → CHBr2 – CHBr2
c) Cộng HX (X  là OH, Cl, Br, CH3COO...)

- Ankin tác dụng với HX theo hai giai đoạn liên tiếp.

Thí dụ:

          CH ≡ CH + HCl to,xt CH2 = CHCl

          CH2 = CHCl + HCl to,xt CH3 – CHCl2

- Khi có xúc tác thích hợp, ankin tác dụng với HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken.

Thí dụ:

          CH ≡ CH + HCl 150200CoHgCl2 CH2 = CHCl

- Phản ứng cộng HX của các ankin cũng tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

- Phản ứng cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1:1.

Thí dụ:

          CH ≡ CH + H2O HgSO4,H2SO4 CH3 – CH = O (anehit axetic)

d) Phản ứng đime và trime hoá

          2CH ≡ CH to,xt CH ≡ C – CH = CH2 (vinylaxetilen)

          3CH ≡ CH bôtC600Co C6H6 (benzen)

5.2. Phản ứng thế bằng ion kim loại

- Sục khí axetilen vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac, thấy có kết tủa vàng nhạt.

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3

C5H8 + AgNO3 | CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH2-CH3 + NH4NO3 | CH≡C-CH2-CH2-CH3 ra AgC≡C–CH2-CH2-CH3

Hình 2: Phản ứng thế nguyên tử hidro của C2H2 bằng ion bạc

          a) Trước khi sục khí C2H2.

          b) Sau khi sục khí C2H2.

Kết luận:

- Nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử hiđro khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại.

- Các ank-1-in khác như propin, but-1-in, ... cũng có phản ứng tương tự axetilen.

⇒ Tính chất này được dùng để phân biệt ank-1-in với anken và các ankin khác.

5.3. Phản ứng oxi hoá

a) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn (cháy)

Các ankin cháy toả nhiều nhiệt:

2CnH2n – 2 + (3n – 1)O2 to 2nCO2 + 2(n – 1)H2O
b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
- Tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

C5H8 + AgNO3 | CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH2-CH2-CH3 + NH4NO3 | CH≡C-CH2-CH2-CH3 ra AgC≡C–CH2-CH2-CH3

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: 1 mol hiđrocacbon X đốt cháy cho ra 5 mol CO2, 1mol X phản ứng với 2 mol AgNO3 /NH3. Xác định công thức cấu tạo của X.

A. CH2=CH-CH2-C≡C-H        

B. CH2=CH-CH=CH-CH3

C. HC≡C-CH2- C≡CH        

D. CH2=C=CH-CH2-CH3

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C

- Gọi công thức phân tử của X là CxHy.

- Do 1 mol X tạo ra 5 mol CO2 nên công thức phân tử X là C5Hy.

-  Do 1mol X phản ứng với 2 mol AgNO3/NH3 nên X có 2 liên kết 3 ở đầu mạch.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin A bằng O2 vừa đủ thu được 22,4 lít CO2 (đktc). Mặt khác, dẫn m gam A qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 35 gam kết tủa màu vàng nhạt. Công thức phân tử của A là.

A. C7H12        

B. C8H14        

C. C5H8        

D. C6H10

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C

Công thức phân tử ankin A: CnH2n-2 (n ≥ 2).

nCO2=1mol

n=nA = 1n M = mn=35n

Mà M=14n+10535n=14n+105

A là C5H8

Câu 3: Dẫn V lít (đktc) axetilen qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 60 gam kết tủa. Giá trị V là:

A. 5,6 lít        

B. 11,2 lít       

C. 2,8 lít       

D. 10,11 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

n↓ = 0,25 mol ⇒ naxetilen = 0,25.22,4 = 5,6 lít

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hiđrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 (đktc), biết X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa Y. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3-CH=CH2    

B. CH≡CH

C. CH3-C≡CH    

D. CH2=CH-C≡CH

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

nX=2,2422,4=0,1mol;nCO2=6,7222,4=0,3mol

C¯=0,30,1=3

Do X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 nên suy ra X là CH3-C≡CH 

Câu 5: Dẫn 6,72 lít một ankin X qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 44,1gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

A. C2H2.        

B. C4H6.

C. C5H8.        

D. C3H4.        

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Công thức phân tử ankin A: CnH2n-2 (n ≥ 2).

nX = 0,3 mol ⇒ Mkết tủa44,10,3=14714n+105=147n=3

⇒ ankin là C3H4.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là

A. CHCCH3,CH2=C=C=CH2

B. CH2=C=CH2,CH2=CHCCH

C. CHCCH3,CH2=CHCCH

D. CH2=C=CH2,CH2=C=C=CH2

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

nC2H2=nC3H4=nC4H4=0,092+3+4=0,01molmC2Ag2=0,01.240=2,4<4

⇒Hai chất còn lại có ít nhất 1 chất tạo kết tủa.

Giả sử C3H4 có công thức cấu tạo là CHCCH3

mKết tủa = 2,4 + 0,01.147 = 3,87 < 4

⇒C4H4 có 1 liên kết ba ở đầu mạch⇒công thức cấu tạo của C4H4 là CH2=CHCCH

Câu 7: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa, khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích các khí trong hỗn hợp A lần lượt là

A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít.

B. 0,762 lít; 0,672 lít; 2,688 lít.

C. 2,016 lít; 0,896 lít; 1,12 lít.

D. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nA= 0,18 mol

nC2H2=n=0,03molVC2H2=0,03.22,4=0,672(l)

mC2H4=1,68(g)nC2H4=0,06molVC2H4=1,344(l)nCH4=0,180,030,06=0,09VCH4=2,016(l)

Câu 8: Hỗn hợp X gồm propin và một ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. A là

A. But - 1- in

B. But- 2 - in

C. Axetilen

D. Pent - 1- in

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nCHCCH3=nA=0,15molmAgCCCH3=0,15.147=22,05<46,2gA+AgNO3/NH3MA=46,222,050,15=161CH3CH2CCAgA:but1in

Câu 9: Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ mol 1:1:2 lội qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y còn lại. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít CO2. Biết thể tích đo ở đktc. Khối lượng của X là

A. 19,2 gam.                  

B. 1,92 gam.         

C. 3,84 gam.                  

D. 38,4 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nX = 0,8 mol → nankan = 0,2 mol; nanken = 0,2 mol; nankin = 0,4 mol

→M↓ = 96:0,4 = 240 → C2Ag2

Ankin là C2H2

Đặt x, y là số C của ankan và anken:

 nCO2=0,2x+0,2y=0,6molx+y=3x=1;y=2CH4;C2H4mX=19,2g

Câu 10: Đốt cháy một hiđrocacbon M thu được số mol nước bằng 34 số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần số mol M. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của M, biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.

A. C4H6 và CH3CH2C ≡ CH.                                

B. C4H6 và CH2=C=CHCH3.

C. C3H4 và CH3C ≡ CH.                              

D. C4H6 và CH3C ≡ CCH3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nH2O=34nCO2nCO2:nH2O=4:3C:H=4:6=2:3CTDGN:C2H3nCO2<5nMC=nCO2nM<5M:C4H6

Do M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 nên M có liên kết ba ở đầu mạch.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved