logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

CrO3 + H2O → H2Cr2O7 | CrO3 ra H2Cr2O7

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Phản ứng CrO3 + H2O hay CrO3 ra H2Cr2O7 thuộc loại phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CrO3 có lời giải, mời các bạn đón xem:

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

1. Phương trình phản ứng CrO3 tác dụng với nước

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

2. Hiện tượng của phản ứng CrO3 tác dụng với nước

- Chất rắn màu đỏ thẫm CrO3 tan dần trong dung dịch và dung dịch có màu cam.

3. Cách tiến hành phản ứng CrO3 tác dụng với nước

- Cho oxit CrO3 vào cốc thuỷ tinh sau đó cho nước vào.

4. Mở rộng về Crom(VI) oxit (CrO3)

- Là chất rắn, màu đỏ thẫm.

CrO3 + H2O →  H2Cr2O7 | CrO3 ra H2Cr2O7

- CrO3là một oxit axit, tác dụng với nước tạo ra axit:

CrO3 + H2O → H2CrO4

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

Những axit này không tách ra được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch.

- CrO3 có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH … bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là:

A. 1,00M B. 1,25M C. 1,20M D. 1,40M

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Gọi số mol CrCl3 là x (mol)

nNaOH = 0,4 mol; nCr(OH)3= 0,1 mol

CrCl3+3NaOHCrOH3+3NaClx3xx3x mol

CrOH3 + NaOHNaCrO2+2H2O0,43x0,43x

nCr(OH)3 = x – (0,4 – 3x) = 0,1

→ x = 0,125

CM CrCl3 = 1,25M

Câu 2: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2CrO3 + 2NH3 t°Cr2O3 + N2 + 3H2O.

B. 4CrO3 + 3C t°2Cr2O3+ 3CO2.

C. 4CrO3 + C2H5OHt°2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O.

D. 2CrO3 + SO3t°Cr2O7 + SO2.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

CrO3 là chất có tính oxi hóa mạnh nên không phản ứng với SO3

Câu 3: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. NaCrO2, NaCl, H2O. B. Na2CrO4, NaClO, H2O.

C. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O. D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Phương trình phản ứng

3Cl2 + 2CrCl3 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Câu 4: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo ở đktc thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam. B. 27,4 gam. C. 24,9 gam. D. 26,4 gam

Hướng dẫn giải

Đáp án A

K2Cr2O7+14HClđ2KCl+2CrCl3+3Cl2+7H2O0,10,3mol

mK2CrO7= 0,1.294 = 29,4 gam.

Câu 5: Nung nóng 1,0 mol CrO3 ở 420oC thì tạo thành oxit crom có mầu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 80%, thể tích khí O2 (đktc) là

A. 11,20 lít B. 16,80 lít C. 26,88 lít D. 13,44 lít

Hướng dẫn giải

Đáp án D

4CrO3420°C2Cr2O3+3O21 0,75mol

Thể tích khí O2 thực tế thu được là:

V = 0,75.22,4.80% = 13,44 lít.

Câu 6: Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là:

A. Cr2O3, CrO, CrO3.B. CrO3, CrO, Cr2O3.

C. CrO, Cr2O3, CrO3. D. CrO3, Cr2O3, CrO.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

CrO3có tính oxi hóa mạnh, là oxit axit nên có khả năng tác dụng với bazơ

CrO có tính khử, là oxit bazơ nên có khả năng tác dụng với axit.

Cr2O3là oxit lưỡng tính tác dụng được với dung dịch axit và kiềm đặc.

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó lại chuyển về màu da cam.

B. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó lại chuyển về màu vàng.

C. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó không đổi màu.

D. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó không đổi màu.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Do có cân bằng: Cr2O72- (màu da cam) + H2O2CrO42- (màu vàng) + 2H+

→ Khi thêm kiềm vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm cho màu da cam chuyển sang màu vàng. Khi thêm axit vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm cho màu vàng chuyển sang màu da cam

Câu 8: Phát biểu không đúng là:

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.

B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.

C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

A. Đúng

B. Sai vì CrO và Cr(OH)2 không phải hợp chất lưỡng tính.

C. Đúng

D. Đúng vì có cân bằng Cr2O72- (màu da cam) + H2O2CrO42- (màu vàng) + 2H+

Câu 9: Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau

- Tính oxi hóa rất mạnh.

- Tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7.

- Tan trong dung dịch kiềm tạo thành anion RO42- có màu vàng. Oxit đó là

A. SO3 B. CrO3 C. Cr2O3 D. Mn2O7

Hướng dẫn giải

Đáp án B

+) Oxit CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh.

+) Cr2O3 tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7

CrO3+H2OH2CrO42CrO3+H2OH2Cr2O7

+) CrO3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành ion RO42- có màu vàng.

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

Câu 10: Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là

A. 0,78 gam B. 1,56 gam

C. 1,74 gam D. 1,19 gam

Hướng dẫn giải

Đáp án A

4Cr + 3O2 t°2Cr2O3

nCr=2nCr2O3=2,28152=0,015 mol

→ mCr = 0,015.52 = 0,78 gam.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved