logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Như Quỳnh

13/05/2023

Câu 2 . Hiến pháp có vai trò vị trí như thế nào? nêu sự ra đời của các bản hiến pháp?
Trả lời câu hỏi của Như Quỳnh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Câu trả lời uy tín

Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Sự ra đời của hiến pháp năm 1946: Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam. Ngày 09/11/1946, Quốc hội Khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đó là Hiến pháp năm 1946. 

Sự ra đời của hiến pháp năm 1959: Ngày 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ-ne-vơ (các bên ký kết ngày 20/7/1954), văn kiện quốc tế đầu tiên, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó được sự ủng hộ trực tiếp của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội nói trên đã làm cho Hiến pháp 1946 không có điều kiện áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặt khác, nhiều quy định của Hiến pháp 1946 cũng không còn phù hợp với điều kiện cách mạng nước ta ở miền Bắc lúc bấy giờ. Ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố bản Hiến pháp này – Hiến pháp năm 1959.

Sự ra đời của hiến pháp năm 1980: Ngày 30/4/1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời  ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959.

Sự ra đời của hiến pháp năm 1992: Trong những năm cuối của thập kỷ 80, Thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phòng trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng để giữ vững ổn định về chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; trong bối cảnh đó, nhiều quy định của. Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới. Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội (khóa VIII) đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp gồm 28 đồng chí do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. 

Sự ra đời của hiến pháp năm 2013: Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013. Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Tiensigiay

13/05/2023

Hiến pháp có vai trò vị trí như thế nào?

+ Vai trò của Hiến pháp đối với quốc gia

- Hiến pháp là một đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia - nền tảng để xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật khác. Việc phát triển các quy định pháp luật phải dựa trên tinh thần chung này.

- Hiến pháp Góp phần tạo nên nền tảng, tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, công bằng trong hoạt động quản lý xã hội hiệu quả từ đó sẽ bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của người dân cũng như xây dựng xã hội ổn định. 

+ Vai trò của Hiến pháp đối với công dân

- Hiếp pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự, công bằng và bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của công dân. 

- Hiến pháp ghi nhận đầy đủ quyền con người, quyền của công dân. Đây là các quyền lợi cơ bản, thực hiện trong chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế.

- Hiến pháp mang đến các thuận lợi để tiếp cận quyền, lợi ích của con người trong nhiều lĩnh vực. Nhờ đó mà giúp đất nước có động lực phát triển, thoát khỏi đói nghèo.

Sự ra đời của các bản hiến pháp:

+ Hiến pháp 1946: Sau khi Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập thì nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Hiến pháp. Ngày 20-9-1945, Chính phủ Lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I đã khai mạc. Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Hiến pháp 1959: Hiến pháp 1946 so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng lúc bấy giờ cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 31-12-1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.

+ Hiến pháp 1980: Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta.Ngày 2-7-1976 Quốc hội khoá VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, uỷ ban đã hoàn thành dự thảo. Bản dự thảo được đưa ra cho cán bộ Trung, cao cấp thảo luận vào tháng 2-1978. Từ tháng 8-1979 bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận. Tháng 9-1980, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.

+ Hiến pháp 1992:  Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đại hội Đảng toàn tuốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra thời kỳ đổi mới ở nước ta. Với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội khóa 8, tại kỳ họp thứ 3 ngày 22/12/1998 đã ra Nghị quyết sửa đỏi lời nói đầu của Hiến pháp 1980; ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ V Quốc hội khóa 8 lại ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều: 57, 116, 118, 122, 123, 125. Cuối năm 1991 đầu năm 1992 Bản dự thảo Hiến pháp lần ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Dự thảo Hiến pháp lần 4 hoàn thành và được trình lên Quốc hội khóa VIII, tại kỳ họp thứ XI xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh lý và bổ sung nhất định, ngày 15/4/1992 Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp.  

+ Hiến pháp 2013: Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ngày 6/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban

Timi

13/05/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Hiến pháp là văn bản quy định cơ bản về tổ chức, hoạt động của một quốc gia và quyền lợi của công dân. Vai trò của hiến pháp là tạo ra một khung pháp lý cho việc thực hiện quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của công dân. Các bản hiến pháp thường ra đời trong các tình huống như: sự thành lập một quốc gia mới, sự thay đổi chế độ chính trị hoặc sự cải cách hệ thống chính trị. Các bản hiến pháp này thường được lập ra bởi một Ủy ban Hiến pháp hoặc một Hội đồng Hiến pháp, sau đó được đưa ra để thảo luận và thông qua bởi các đại diện của quốc hội hoặc bởi các công dân thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Sau khi được thông qua, hiến pháp trở thành văn bản pháp luật cao nhất của quốc gia và có thể chỉnh sửa hoặc thay đổi thông qua các quy trình đặc biệt.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved