logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Đề : Vẻ đẹp người lính qua các đoạn thơ sau: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ( Đồng Chí – Chính Hữu ) “Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi” “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật )
Trả lời câu hỏi của Sadgirl Quyên
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Minh18

30/05/2023

Câu trả lời uy tín

Chiến tranh đã qua đi nhưng những tác phẩm ra đời trong giai đoạn này vẫn còn sống mãi với thời gian. Tiêu biểu như các bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu hay Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã có những đoạn thơ bộc lộ vẻ đẹp của người lính Việt Nam trải qua gian khó, thiếu thốn nơi chiến trường nhưng luôn lạc quan chiến đấu. Điều đó đã giúp cho hình tượng ngời lính trở nên cao thượng hơn bao giờ hết. 

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."

Những câu thơ miêu tả hiện thực đời sống người lính tới từng chi tiết khó khăn gian khổ, thiếu thốn bệnh tật. Những cơn sốt rét rừng hành hạ là có thực, đói rét, chân không giầy, đầu không mũ, áo phong phanh một manh, quần rách vá là thực. Sương muối phủ rừng hoang… Bút pháp hiện thực thể hiện qua những câu thơ sóng đôi góp phần diễn tả sự sẻ chia trong mọi cảnh ngộ… Song cái đẹp nhất, quý giá nhất ở người lính là tình đồng đội, thương nhau tay nắm… tay. Trong đói rét hiểm nguy người lính đã tìm hơi ấm nơi bàn tay nhau, truyền cho nhau tình cảm sức mạnh vượt lên. Cuộc chiến đấu trường kì gian khổ là thế, bộ đội ta chỉ có tình đồng chí đồng đội, tình yêu thương giai cấp là nền tảng cơ sở để tồn tại. Tiếp sức cho nhau, tiếp tục chiến đấu thắng lợi cuối cùng.

Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp hiện lên trong bài thơ thật giản dị chân thật hàm xúc, giàu sức biểu cảm. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu. Đã góp phần quan trọng tạo lên vẻ đẹp sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng. Bài thơ giản dị nhưng để lại trong người đọc nhiều rung cảm sâu sắc là bằng chứng xác thực về một thời oanh liệt tình người cao đẹp.

"Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già 
Chưa cần rủa,phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha 
Không có kính, ừ thì ướt áo 
Mưa tuôn, mưa suối như ngoài trời 
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa 
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi"

Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.

Nếu như hai khổ đầu  bài  thơ mang lại cho ta những cảm giác về những khó khăn thử thách thấy người lính dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính. Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này.

   Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động,  một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu, khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp kiên cường.

   Và sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.

   Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca - một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, gọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!

   Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ. 

“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" 

Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.
Đoàn xe không kính ngày càng ra đi xa. Càng đi sâu vào chiến trường. Khổ thơ tiếp theo nói tới sinh hoạt trên đường của họ :

“ Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời
…………
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm “

Sinh hoạt của người lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh[”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động, gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cững chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa …
Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng … 

Qua các đoạn thơ, ta thấy rõ dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay chống Mỹ, những người lính Việt Nam vẫn luôn mang một vẻ đẹp tràn đầy sức sống trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên cũng khiến chúng ta thấy xót xa trước cái thiếu thốn và tàn khốc của chiến tranh.

Timi

30/05/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bạn chờ một chút nhé, TiMi sẽ gửi câu trả lời ngay đây.
nhtrang

30/05/2023

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Chính Hữu và Phạm Tiến Duật

+ Chính Hữu là nhà thơ quân đội, thành công với đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, ngôn ngữ chọn lọc, hình ảnh hàm súc.

+ Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thường thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. 

- Giới thiệu tác phẩm: "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 

+ Bài thơ "Đồng chí" được tác giả viết năm 1948, sau khi Chính Hữu cũng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, được in trong tập "Đầu súng trăng treo".

+ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một trong những bài tiêu biểu cho phong cách thơ hóm hỉnh, sôi nổi, ngang tàng của Phạm Tiến Duật. 

- Giới thiệu khái quát về hai đoạn văn

B. Thân bài

1. Khổ thơ đầu: bài thơ "Đồng chí"

- Ba câu thơ kết bài thơ "Đồng chí" là biểu tượng đẹp về tình đồng chí, đồng đội:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"

+ Trong thời gian "đêm nay" cụ thể, trong không gian lạnh giá, khắc nghiệt "rừng hoang sương muối", những người lính chờ giặc trong tư thế chủ động.

+ Từ "bên" cho thấy sự gắn kết trọn vẹn. Phải chăng, chính tình đồng chí đã sưởi ấm lòng những người lính, giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn khốc của chiến tranh?

- Vẻ đẹp của tình đồng chí tỏa sáng bất ngờ, độc đáo trong câu thơ kết:

"Đầu súng trăng treo"

=> Câu thơ bốn chữ, nhịp 2/2 cân đối, vừa gợi ra nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát.

2. Khổ thơ sau: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

- Có thể nói hình ảnh người lính lái xe đã được Phạm Tiến Duật hiện hết sức chân thực.

+ Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện ở cụ thể và sinh động của cuộc sống, cuộc chiến đấu. Thể thơ tự do, dài ngắn khác nhau, vần gieo ở tiếng ca cùng của dòng thơ.

+ Giọng điệu và cách tổ chức ngôn ngữ của tác giả rất độc đáo.

+ Lời thơ với lời nói thường, lời đối thoại ngắn gọn, có vẻ ngang tàng, sôi nổi của tuổi trẻ dũng cảm, bất chấp những nguy hiểm, khó khăn. Tất cả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính trong những nề kháng chiến chống Mĩ: Họ trẻ trung, ngang tàng, hóm hỉnh.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm


Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved