logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Giang

14/06/2023

Mở bài người lái đò sông Đà
Trả lời câu hỏi của Giang
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
cobengok

14/06/2023

Câu trả lời uy tín

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Như ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ” còn Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Tùy bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh tuyệt vời của tổ quốc vùng Tây Bắc. Và giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng ấy, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.

Timi

14/06/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
"Người lái đò sông Đà" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Để mở bài cho tác phẩm này, ta có thể sử dụng một số cách mở bài sau: 1. "Sông Đà uốn khúc, nước chảy êm đềm. Trên con đò nhỏ, người lái đò đang cầm chặt cây đò, nhìn xa xăm về phía đồi núi. Đó là hình ảnh của một người đang trải qua cuộc sống đầy gian nan trên dòng sông lịch sử này..." 2. "Trên dòng sông Đà, có một người lái đò. Anh ta không chỉ đơn thuần là một người lái đò, mà còn là một người mang trong mình những câu chuyện đầy cảm xúc về cuộc sống và tình yêu..." 3. "Sông Đà - con sông hùng vĩ, đã chứng kiến biết bao cuộc đời, biết bao nỗi niềm của con người. Và trên dòng sông ấy, có một người lái đò, người đã trải qua những thăng trầm của cuộc đời để có thể sống sót và nuôi sống gia đình..."
Dzie

16/06/2023

Hòa chung với không khí sôi nổi của Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, người người nhà nhà tham gia sản xuất, khai phá những vùng đất mới để kiến thiết phát triển đất nước. Rất nhiều nhà văn đã không nằm ngoài dòng chảy này, họ hòa mình vào với đời sống và không khí tươi vui của đất nước để viết lên những áng văn chương bất hủ. Nếu như Mùa lạc của Nguyễn Khải là sự hồi sinh của con người cũng như sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh thì Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân lại là vẻ đẹp của người lao động, sự tinh hoa đối với nghề nghiệp của mình.Nhắc đến các tác giả văn học tiêu biểu của nước nhà thì ai là người để lại trong bạn nhiều ấn tượng nhất. Nếu như Nguyễn Đình Thi là sự đa tài phong phú ở rất nhiều thể loại và là nhân tài hiếm thấy thì Kim Lân lại lựa chọn cho mình sở trường riêng là những người nông dân nghèo. Còn Nam Cao lại là tiếng thở dài và bức tranh đầy hiện thực về những tồn tại méo mó của cuộc sống, từ người nghèo cho đến giai cấp tiểu tư sản. Nhưng đến với Nguyễn Tuân thì có lẽ ta phải ngả mũ thán phục với sức sáng tạo mãnh liệt luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc rất riêng. Đặc biệt là tập bút kí Người lái đò Sông Đà.
Ngaan💤

14/06/2023

Người lái đò sông Đà là một nghề truyền thống của vùng Tây Bắc Việt Nam, nơi mà con sông Đà chảy qua. Công việc của người lái đò không chỉ đơn thuần là lái đò qua sông mà còn phải đối mặt với những thử thách và nguy hiểm từ dòng nước chảy xiết. Họ phải có kinh nghiệm và sự tập trung cao độ để đưa hành khách và hàng hóa qua sông an toàn và nhanh chóng. Nghề lái đò sông Đà đã tồn tại hàng trăm năm và vẫn được duy trì cho đến ngày nay, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa của người dân vùng Tây Bắc.

nnmai9

14/06/2023

Nhắc về các tác giả lớn của văn học Việt Nam, đọng lại trong bạn là những ai? Phải chăng bạn ấn tượng, say mê trước những dòng thơ tình đắm say của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, hay xúc cảm trước ngòi bút có cái gai góc, lạnh lùng của Nam Cao khi viết về người nông dân. Có rất nhiều tác giả chọn cho mình một đề tài để sáng tác mà ta gọi đó là sở trường và trở thành dấu ấn của riêng tác giả. Trên thi đàn văn học, hiếm cây bút “tham lam” như Nguyễn Tuân. Dẫu có đọc bao nhiêu thì vẫn khiến người ta phải ồ lên trước sức sáng tạo dồi dào của ông. Bút kí “Người lái đò Sông Đà” cũng là tiếng ồ ngân vang của bạn đọc.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved