logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
lập dàn ý phân tích tác phẩm "Làng"
Trả lời câu hỏi của Huỳnh Huỳnh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

07/08/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dưới đây là dàn ý phân tích tác phẩm "Làng" của nhà văn Kim Lân: I. Giới thiệu về tác phẩm - Tác giả: Kim Lân - Thời điểm viết và xuất bản: Viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, được in trong báo Văn nghệ năm 1948. - Tác phẩm ca ngợi tình yêu làng thắm thiết và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến. II. Tình cảm quê hương đất nước trong tác phẩm - Tình cảm quê hương đất nước là tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến. - Nhân vật ông Hai là nhân vật đại diện điển hình cho tình cảm này của người nông dân Việt Nam trong thời kì tiến công cách mạng. - Tác phẩm thể hiện tình cảm tâm lí chung của người dân trong thời kháng chiến chống Pháp. III. Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai - Ông Hai là một nông dân phải xa làng đi tản cư. - Tác giả tạo nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai, diễn tả tình yêu làng quê và lòng yêu nước sâu đậm tha thiết. - Ông Hai mang rõ cá tính riêng, in dấu ấn của nhân vật nông dân thời kì đổi mới. IV. Ngôn ngữ và phong cách sáng tác - Ngôn ngữ truyện mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống. - Sự xen lẫn giữa độc thoại và đối thoại tạo nên sự sinh động và hấp dẫn cho tác phẩm. V. Ý nghĩa của tác phẩm - Tác phẩm "Làng" khai thác tình cảm quê hương đất nước, tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến. - Tác phẩm thành công trong việc diễn tả tình cảm tâm lí chung ấy qua hình tượng nhân vật ông Hai. - Tác phẩm góp phần xây dựng hình ảnh người nông dân thời kì đổi mới, với tinh thần kháng chiến và lòng yêu nước sâu đậm. Đây là dàn ý phân tích tác phẩm "Làng" của nhà văn Kim Lân.
mythy23

07/08/2023

Câu trả lời uy tín

I. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân

Dẫn dắt vấn đề nghị luận: thành công về nghệ thuật thể hiện tài năng viết truyện ngắn của nhà văn

II. Thân bài

1. Khái quát truyện ngắn Làng

- Hoàn cảnh sáng tác

- Cốt truyện

Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai người yêu làng, sau khi rời làng tản cư ông Hai luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc,ông thấy bẽ bàng, tủi hổ, đau xót không dám ra ngoài chỉ ở trong nhà, mỗi khi nghe thấy ai nhắc tới từ Việt gian theo Tây ông lão đều lảng tránh. Mãi tới khi được cải chính, ông Hai mới vui vẻ trở lại, và tiếp tục hãnh diện khoe làng chợ Dầu của mình

2. Phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm để thấy tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân

- Nghệ thuật tạo dựng tình huống làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật

   + Đặt nhân vật vào tình huống éo le, bất ngờ: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

   + Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu qua việc miêu tả nội tâm:

   + Tâm trạng ông Hai biến chuyển từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính diễn ra phức tạp, tinh tế.

   + Nhiều đoạn miêu tả tâm lí rất sâu sắc ( ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: da mặt tê rân rân, cổ nghẹn ắng lại, lúc ông Hai lựa chọn giữa tình yêu nước với tình yêu làng).

   + Gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật chứng tỏ Kim Lân am hiểu về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc: ngôn ngữ truyện đặc sắc nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai.

   + Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
   + Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, truyện được trần thuật chủ yếu theo lời nhân vật ông Hai (hình thức trần thuật ngôi thứ 3).

   + Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điêm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.

   + Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật.
III. Kết bài.

- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ nhân vật.

- Những đặc sắc về nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm: tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong hoàn cảnh tản cư.

- Khẳng định Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc và có sức lay động tới trái tim người đọc.

yangne

07/08/2023

a) Mở bài


- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:


+ Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc, gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân.


+ Làng (1948) đã thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam với làng, với nước trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.


b) Thân bài


* Khái quát về tác phẩm


- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


- Nội dung cốt truyện: Ông Hai là một người vô cùng yêu quý làng quê mình vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc dù tuổi đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông buộc phải tản cư lên thị trấn Hiệp Hòa. Thế rồi một hôm ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khi đó ông đã vô cùng đau khổ. Nhưng cho đến khi nghe tin cải chính về làng ông vui sướng đến mức đi khoe nhà ông bị đốt hết trong niềm tự hào.


* Luận điểm 1: Phân tích tình huống truyện


- Tình huống: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc


-> Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông.


- Ý nghĩa của tình huống: Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai.


* Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai


- Tình yêu làng của ông Hai trước Cách mạng


+ Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre...


+ Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử.


- Tình yêu làng của ông Hai sau Cách mạng.


+ Ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.


- Diễn biến tâm trạng ông Hai:


+ Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.


+ Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.


+ Khi biết tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính.


- Đặc sắc nghệ thuật:


- Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân


- Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu theo lời nhân vật ông Hai (ngôi thứ 3)


- Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điểm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động


- Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật.


- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.


c) Kết bài


- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved