logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Dung Nguyen

10/09/2023

Timi giúp mik
Trả lời câu hỏi của Dung Nguyen
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

10/09/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn trích: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là kể chuyện. - Nội dung chính của đoạn trích là cuộc trò chuyện giữa nhân vật chính và lão Hạc về việc Cậu Vàng đã bị bắt và bán đi. Câu 2. Tìm những chi tiết thể hiện nhân vật lão Hạc. Qua đó nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc: - Chi tiết thể hiện nhân vật lão Hạc trong đoạn trích là: lão Hạc cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước, lão khóc khi nghe câu hỏi của tác giả. - Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc có thể là: Lão Hạc đã trải qua nhiều khó khăn và đau khổ, điều đó được thể hiện qua cách cười và khóc của lão. Lão Hạc có vẻ buồn bã và đau lòng vì việc Cậu Vàng đã bị bắt và bán đi. Câu 3. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy trong việc kể chuyện: - Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ nhất. - Tác dụng của ngôi kể thứ nhất là tạo sự gần gũi, chân thực và chân thành trong cách kể chuyện. Người kể chuyện sẽ có thể truyền đạt được cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách trực tiếp và chân thành hơn. Đối với câu hỏi về đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, vì không có thông tin chi tiết về đoạn trích và câu hỏi cụ thể, nên tôi không thể trả lời được.
bibabuuu

10/09/2023

Câu trả lời uy tín

Đề 1.
1. Ptbd chính: miêu tả
- Nội dung: miêu tả tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó.
2. Chi tiết thể hiện lão Hạc:
- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc.
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
=>  Nhân vật " lão Hạc" trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại trong lòng người đọc niềm xúc động sâu xa. Tiêu biểu là cảnh lão Hạc bán chó. Việc đó đối với người khác là rất bình thường nhưng lão đã đắn đo suy nghĩ nhiều lần. Đến nỗi ông giáo không tin lão sẽ bán chó. Bởi " cậu Vàng" đối với lão là kỉ vật thiêng liêng mà con trai để lại. Nó còn là người bạn quý tring tuổi già cô đơn của lão. Lão thương nó lắm, gọi nó là cậu, lúc rảnh rỗi lão lại bắt rận và đưa nó ra sông tắm, ăn gì cũng cho nó ăn cùng. Con chó như một đứa cháu nhỏ bên lão. Vì thế khi phải để thằng Mục, thằng Xiên lừa bắt nó, lão xót xa lắm. Lão kể với ông giáo bằng vẻ mặt đau đớn, và một lương tâm cắn rứt đến tận cùng . Qua đó, ta thấy lão là người có trái tim nhân hậu thuỷ chung đáng trân trọng. Ta hãy học tập phẩm chất ấy của lão Hạc để sống tình nghĩa, nhân hậu hơn.
3. Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất. 
Ngôi kể thứ nhất có tác dụng như sau:
+ Ông giáo là người chứng kiến sự việc diễn ra - trực tiếp kể lại câu chuyện đó giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn. Với cách kể này, câu chuyện được kể lại như lời giãi bày tâm sự, cuốn hút độc giả dõi theo.
+ Việc lựa chọn ngôi kể này còn khiến cho cách dẫn dắt câu chuyện trở nên linh hoạt, tự nhiên hơn, lời kể chuyển dịch trong không gian, thời gian kết hợp giữa kể với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc.
Đề 2. 
1. Đoạn trích "Chiếc lược ngà" được kể theo ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện ở đây là bác Ba. Bác vừa là một người đồng đội, một người bạn thân thiết của ông Sáu vừa là người chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối.
- Chọn ngôi kể trên có tác dụng: vừa miêu tả sâu sắc tâm lý nhân vật, vừa đảm bảo khách quan trong việc nhận xét, đánh giá tình cảm nhân vật và có tầm bao quát rộng.
2. Con bé nói trổng như vậy là đã vi phạm phương châm lịch sự.
- Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu.
Câu 3: Ông Sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì ông muốn con bé sẽ dùng tiếng “ba” để gọi ông.
Câu 4: Bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba” vì: những tưởng tượng về người ba của bé Thu thông qua bức ảnh ngày xưa không hề giống với ông Sáu bây giờ. Ông có một vết thẹo dài trên mặt nên bé không nghĩ đó là ba của mình.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved