logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học
Trả lời câu hỏi của thèm cu trong khi học
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

18/09/2023

Câu trả lời uy tín
Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Để bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp sau: 1. Tạo ra môi trường học tập tích cực: Xây dựng các chương trình giáo dục đa dạng và phong phú, khuyến khích học sinh, sinh viên và người lao động tiếp thu kiến thức mới. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể tiếp cận sách vở, tài liệu và công nghệ thông tin. 2. Khuyến khích học tập suốt đời: Thúc đẩy mọi người duy trì tinh thần học tập và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Có thể tổ chức các khóa học, buổi thảo luận, hội thảo và các hoạt động học tập khác để mọi người có cơ hội tiếp xúc với kiến thức mới. 3. Xây dựng môi trường học tập xã hội: Tạo ra các cộng đồng học tập, nơi mọi người có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Đồng thời, khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động tình nguyện và trao đổi văn hóa để mở rộng kiến thức và hiểu biết. 4. Tôn vinh và khen ngợi thành tích học tập: Tạo ra các giải thưởng và sự công nhận cho những người có thành tích xuất sắc trong học tập. Điều này sẽ khích lệ mọi người tiếp tục nỗ lực và phát triển trí tuệ của mình. 5. Gia đình và xã hội cùng tham gia: Gia đình và xã hội nên chung tay xây dựng một môi trường ủng hộ học tập, đảm bảo mọi người có điều kiện và động lực để tiếp thu kiến thức mới. Các tổ chức và cơ quan chính phủ cũng nên đưa ra các chính sách và biện pháp hỗ trợ học tập cho người dân. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học, chúng ta cần sự đồng lòng và sự tham gia tích cực từ tất cả các cá nhân và cộng đồng.
PTĐ✔

26/09/2023

. Giáo dục và tạo ý thức: Đầu tiên, cần giáo dục và tạo ý thức cho các thế hệ trẻ về tầm quan trọng của truyền thống hiếu học. Các gia đình, trường học và cộng đồng có thể tổ chức các hoạt động, buổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm để truyền đạt giá trị này.


2. Gương mẫu: Cha mẹ và người lớn trong gia đình có trách nhiệm làm gương mẫu cho trẻ em. Họ cần thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên, và cung cấp một môi trường gia đình yêu thương và hỗ trợ.


3. Giữ gìn truyền thống: Bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học cũng đòi hỏi chúng ta giữ gìn và tuân thủ các quy tắc và truyền thống của gia đình và xã hội. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các nghi lễ, lễ hội và các hoạt động gia đình truyền thống.


4. Tôn trọng và chăm sóc người già: Một phần quan trọng của truyền thống hiếu học là tôn trọng và chăm sóc người già. Chúng ta cần dành thời gian và quan tâm đến cha mẹ, ông bà và người già trong gia đình, đảm bảo rằng họ được đáng kính và được chăm sóc tốt.


5. Đóng góp vào xã hội: Hiếu học không chỉ áp dụng trong gia đình mà còn trong xã hội. Chúng ta có thể thể hiện lòng biết ơn và lòng hiếu thảo bằng cách đóng góp vào xã hội thông qua các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng và đóng vai trò xã hội tích cực.


Tổng quát, bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học đòi hỏi sự tôn trọng, lòng biết ơn và chăm sóc đối với cha mẹ, tổ tiên và người già, cùng với việc truyền đạt giá trị này cho thế hệ trẻ và thể hiện nó trong hành động của chúng ta trong gia đình và xã hội.

Hoàng Bảo

18/09/2023

Để bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học, có một số biện pháp và hành động mà chúng ta có thể thực hiện:


1. Giáo dục và tạo ý thức: Đầu tiên, cần giáo dục và tạo ý thức cho các thế hệ trẻ về tầm quan trọng của truyền thống hiếu học. Các gia đình, trường học và cộng đồng có thể tổ chức các hoạt động, buổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm để truyền đạt giá trị này.


2. Gương mẫu: Cha mẹ và người lớn trong gia đình có trách nhiệm làm gương mẫu cho trẻ em. Họ cần thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên, và cung cấp một môi trường gia đình yêu thương và hỗ trợ.


3. Giữ gìn truyền thống: Bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học cũng đòi hỏi chúng ta giữ gìn và tuân thủ các quy tắc và truyền thống của gia đình và xã hội. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các nghi lễ, lễ hội và các hoạt động gia đình truyền thống.


4. Tôn trọng và chăm sóc người già: Một phần quan trọng của truyền thống hiếu học là tôn trọng và chăm sóc người già. Chúng ta cần dành thời gian và quan tâm đến cha mẹ, ông bà và người già trong gia đình, đảm bảo rằng họ được đáng kính và được chăm sóc tốt.


5. Đóng góp vào xã hội: Hiếu học không chỉ áp dụng trong gia đình mà còn trong xã hội. Chúng ta có thể thể hiện lòng biết ơn và lòng hiếu thảo bằng cách đóng góp vào xã hội thông qua các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng và đóng vai trò xã hội tích cực.


Tổng quát, bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học đòi hỏi sự tôn trọng, lòng biết ơn và chăm sóc đối với cha mẹ, tổ tiên và người già, cùng với việc truyền đạt giá trị này cho thế hệ trẻ và thể hiện nó trong hành động của chúng ta trong gia đình và xã hội.

Mervilluu

18/09/2023

chưa rõ ràng câu hỏi

Peart🌷

18/09/2023

-Để phát bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em - những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ. Hơn nữa, còn phải phát triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân. 


Đảng và Nhà nước đã sớm đề ra chủ trương xây dựng xã hội học tập. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính qui và không chính qui, thực hiện giáo dục cho mọi người”. “Cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 7 (khoá IX) đã cụ thể hoá phương hướng “xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”, theo đó giáo dục đào tạo không chỉ dành cho thế hệ trẻ mà là đối với tất cả mọi người dân không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, cương vị xã hội và bất cứ ở đâu: thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo... ai muốn học, muốn học gì, học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp ở hoàn cảnh, năng lực và khả năng tiếp thu của mình đều được đào điều kiện tốt nhất để học. Hệ thống giáo dục chính qui trong nhà trường gắn kết với hệ thống giáo dục linh hoạt ngoài xã hội thành một chỉnh thể tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Một nền giáo dục như vậy mới thực sự là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Và đây mới chính là nội dung chủ yếu của xã hội hoá giáo dục. Như vậy quan niệm về giáo dục đào tạo không chỉ gói gọn trong hệ thống chính qui của nhà trường mà phải bao trùm cả hệ thống học tập ngoài nhà trường, nhất là khi giáo dục sau nhà trường đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu chủ yếu của xã hội học tập phải là:

- Khuyến khích thói quen học tập đối với mọi người trên cơ sở quán triệt tinh thần tự học, lấy tự học làm gốc. Có tinh thần tự học thì bất cứ hoàn cảnh nào, dù điều kiện khó khăn thiếu thốn đến đâu cũng có thể tìm ra được cách học, cách nâng cao trình độ dù có lớp hay không có lớp.

- Phải coi công nghệ thông tin, bao gồm công nghệ thông tin đại chúng là công cụ cho việc làm phong phú thêm việc học tập.

- Phải đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người để từng thành viên trong xã hội có điều kiện và cơ hội nâng cao kiến thức, tự hoàn thiện mình và trên cơ sở đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình, cho gia đình, cho họ tộc, cho thôn xóm, phường xã, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt quan tâm đến những người nghèo, người chịu thiệt thòi, con em đồng bào thiểu số vùng sâu, vùng xa, trẻ em tàn tật, con em thuộc diện chính sách, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

- Phải huy động được các lực lượng xã hội tham gia để đào tạo một nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng với nhiều trình độ, nhiều năng lực khác nhau đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, trong một thị trường lao động đang biến động và phát triển dưới tác động của tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

Xu thế toàn cầu hoá đang lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa đào tạo ra những cơ hội và điều kiện phát triển, vừa đặt ra những thách thức lớn. Một nền giáo dục tạo ra được những năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, bảo tồn và phát huy được bản sắc dân tộc sẽ bảo đảm cho đất nước vững vàng đi lên.

- Phải phát hiện được nhân tài, có chính sách thích hợp bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, xây dựng một đội ngũ nhân tài vì sự đi lên của đất nước trong điều kiện cạnh tranh và giành giật chất xám diễn ra gay gắt ở khu vực cũng như trên thế giới.

Tuy xã hội học tập là một vấn đề rất mới, chưa có tiền lệ, nhưng với những mầm mống ban đầu chứa đựng trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học ngay từ khi giành được độc lập, phát huy truyền thống dân tộc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa phát triển thực tiễn, vừa đúc kết lý luận, chúng ta nhất định ra sức tạo cho được mô hình xã hội học tập ở Việt Nam.

Trong những năm trước mắt phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam với vai trò nòng cốt trong xây dựng xã hội học tập mà Chỉ thị 11 CT/TW của Bộ Chính trị đã giao phó sẽ tập trung mọi cố gắng thực hiện Đề án của Chính phủ về “Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam thời kỳ 2005-2010”. Trong quá trình này, với điều kiện đặc thù của nước ta, việc xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của các Trung tâm học tập cộng đồng ở phường, xã, thị trấn phải được đặc biệt quan tâm.

Trong vài năm tới, phải làm cho tất cả xã phường trong cả nước đều có Trung tâm học tập cộng đồng với qui chế hoạt động thích hợp, cơ chế quản lý hợp lý, có chương trình học tập phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân từng nơi, từng lúc.

Trong điều kiện cụ thể của chúng ta, để Trung tâm học tập cộng đồng duy trì được vai trò là đòn bẩy chủ yếu và lâu dài của xã hội học tập cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính và điều kiện vật chất. Trung tâm học tập cộng đồng là rất quan trọng, nhưng chưa đủ, ta phải ra sức phát triển các cơ sở học tập thường xuyên, vừa làm vừa học, vừa làm vừa nâng cao trình độ ở các cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang... để bắt kịp tiến bộ của thế giới. Cũng cần xây dựng các Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp ở huyện, thị.

Bằng cách đó, một mạng lưới học tập được hình thành rộng khắp trong cả nước từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng, trung du đến miền núi, gắn kết chặt chẽ với hệ thống giáo dục chính qui trong nhà trường để nơi nào cũng có người học, chỗ học.

Hội sẽ sát cánh với ngành GD&ĐT phát triển đa dạng các hình thức học tập, kết hợp học tập tại trường với học tập tại chức, học tập từ xa, học tập tại nhà với học tập trên thực địa, gắn học với hành. Sau khi cả nước đạt trình độ phổ cập bậc trung học, Hội Khuyến học sẽ mở rộng hơn nữa các hình thức học tập dành cho việc bổ túc sau trung học và từng bước đưa chiến lược đại chúng hoá đại học vào cuộc sống. Cao hơn nữa, tại các trường đại học, các viện nghiên cứu sẽ hình thành những cộng đồng lao động sản sinh và tái tạo trí thức, tạo ra không gian trao đổi và giao lưu tri thức, vận dụng công nghệ thông tin để điều hoà và chuyển giao tri thức. Những cộng đồng này được coi là những cộng đồng trí thức, những thành viên quan trọng của xã hội học tập trong điều kiện đất nước đi vào kinh tế trí thức.

Xã hội học tập sẽ từng bước được xây dựng và củng cố trên nền tảng phong trào khuyến học, khuyến tài không ngừng được củng cố và phát triển với việc mở rộng các mô hình đã được thực tế chứng minh là có hiệu quả đúng như Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “mở rộng và nâng cao phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong giảng dạy và học tập; xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng, dòng họ, cơ quan doanh nghiệp, đơn vị khuyến học. Tiếp tục đẩy mạnh các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị... Củng cố xây dựng Hội Khuyến học các cấp vững mạnh, làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hoá giáo dục”.

Dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị 11 CT/TW của Bộ Chính trị, được sự tăng cường lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở, sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, sự hợp tác của các ngành, các giới, Hội Khuyến học Việt Nam sát cánh cùng Ngành Giáo dục & Đào tạo quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mà Bộ chính trị đã giao cho Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam góp phần tích cực để chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập” sớm đi vào cuộc sống.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved