logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Mẹ Viễn Phương Con nhớ ngày xưa mẹ hát: “Hoa sen lặng lẽ dưới đầm Hương bay dịu dàng bát ngát Thơm tho không gian thời gian...”. Mẹ nghèo như đóa hoa sen Năm tháng âm thầm lặng lẽ Giọt máu hòa theo dòng lệ Hương đời mẹ ướp cho con. Khi con thành đóa hoa thơm Đời mẹ lắt lay chiếc bóng, Con đi... chân trời gió lộng Mẹ về... nắng quải chiều hôm. Sen đã tàn sau mùa hạ, Mẹ đã lìa xa cõi đời. Sen tàn rồi sen lại nở Mẹ thành ngôi sao lên trời . (Dẫn theo Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Viễn Phương, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giáo dục Việt Nam, 1999, trang 17) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong hai câu thơ: "Sen đã tàn sau mùa hạ Mẹ đã lìa xa cõi đời". Câu 3. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về hai câu thơ "Khi con thành đóa hoa thơm Đời mẹ lắt lay chiếc bóng" Câu 4. (1,5 điểm) Từ khổ thơ thứ 2, em cảm nhận được gì về cuộc sống và phẩm chất của người mẹ? (Trình bày khoảng 8-10câu). PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn 200 chữ tỏ suy nghĩ của em về sự cần thiết của lối sống có trách nhiệm ở mỗi người. Câu 2( 5,0 đ) Đóng vai Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương Câu 3 ( 5,0 đ) Dựa vào “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong vai bé Đản đã trưởng thành kể lại cuộc đời đầy khuất của mẹ ( Làm cả 2 câu 5 điểm)
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

09/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Thể thơ của bài thơ trên là thể thơ tự do. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là sử dụng hình ảnh và ngôn từ tượng trưng để diễn tả tình cảm của con đối với mẹ. Câu 2: Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong hai câu thơ "Sen đã tàn sau mùa hạ, Mẹ đã lìa xa cõi đời" là việc sử dụng từ ngữ mơ hồ, không rõ ràng để tạo ra sự mập mờ, tương phản giữa sự tàn phai của sen và sự xa cách của mẹ. Câu 3: Hai câu thơ "Khi con thành đóa hoa thơm, Đời mẹ lắt lay chiếc bóng" diễn tả sự liên kết mạnh mẽ giữa con và mẹ. Khi con trưởng thành và thành công, đời mẹ cũng trở nên ổn định và hạnh phúc. Tuy nhiên, sự lắt lay của chiếc bóng cũng có thể ám chỉ sự lo lắng và hy sinh của mẹ để nuôi dưỡng con. Câu 4: Từ khổ thơ thứ 2, ta có thể cảm nhận được cuộc sống khó khăn và phẩm chất cao đẹp của người mẹ. Mẹ nghèo như đóa hoa sen, sống âm thầm và lặng lẽ. Mẹ hy sinh bản thân, đổ máu và nước mắt để nuôi dưỡng con. Mẹ là nguồn hương đời, ướp cho con một cuộc sống tốt đẹp. Mẹ luôn lắt lay chiếc bóng của đời con, lo lắng và chăm sóc con trong mọi hoàn cảnh. Cuộc sống và phẩm chất của người mẹ được tôn vinh và ca ngợi trong bài thơ. Câu 1: Lối sống có trách nhiệm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó đòi hỏi sự tự giác và ý thức về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Lối sống có trách nhiệm giúp con người có ý thức về việc làm đúng, tránh làm sai và chịu trách nhiệm với hành động của mình. Nó còn giúp con người xây dựng một tương lai tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Lối sống có trách nhiệm còn giúp con người thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với những người xung quanh, đồng thời đóng góp vào sự phát triển và hạnh phúc chung của cộng đồng. Câu 2: Vũ Nương kể lại chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa. Người con gái Nam Xương đã trải qua nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống. Bằng sự kiên nhẫn, sự hy sinh và lòng yêu thương vô điều kiện, cô đã vượt qua mọi khó khăn để nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình. Cuộc sống của cô là một ví dụ điển hình về sự kiên trì, lòng nhân ái và tình mẫu tử. Câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng không có gì quý giá hơn tình yêu và sự hy sinh của một người mẹ.
nguyenthichi

09/10/2023

Câu trả lời uy tín
1. Thể thơ: 6 chữ. Phương thức biểu đạt: biểu cảm 2. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh "lìa xa cõi đời". Tác dụng: làm giảm đau thương và thể hiện sự kính trọng vô bờ dành cho mẹ của nhân vật con. 3. Câu thơ này có nghĩa là, khi những đứa con trưởng thành và ở độ tuổi đẹp nhất thì người mẹ đã già yếu dần dần theo năm tháng. 4. Từ bài thơ, điều mà em thấy được đó là cuộc sống của mẹ tràn ngập những điều khó khăn, nghèo khó mà giản dị, lương thiện. Dù cuộc đời có vất vả và nghèo khó nhưng mà mẹ vẫn âm thầm hy sinh lặng lẽ cho con của mình, dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Mẹ sống một cuộc đời giản dị, cao đẹp và dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất, hy sinh cho con những điều tốt đẹp nhất suốt cả cuộc đời. II. 1. Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4. 0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành. 2. Tôi tên là Vũ Thị Thiết, người làng Nam Xương. Trước nay vẫn luôn được mọi người yêu quý bởi tư dung tốt đẹp. Do cảm mến dung hạnh, Trương Sinh xin mẹ đem trăm lạng vàng đến nhà hỏi cưới tôi. Được sự chấp thuận của phụ mẫu, tôi trở thành vợ của Trương Sinh. Hạnh phúc chẳng tày gang thì chồng tôi bị gọi đi lính đánh giặc. Ngày tiễn đưa, ai cũng xúc động nghẹn ngào. Mẹ chồng tôi dặn dò con nơi chiến trường phải cẩn thận. Còn tôi, tôi bùi ngùi rót chén rượu đầy rồi thề nguyện sẽ ở nhà giữ tiết hạnh chờ chồng trở về. Nói dứt lời, tất cả đều ứa hai hàng lệ. Chồng tôi dứt áo ra đi. Khi chồng đi được mươi ngày, tôi hạ sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Tôi đặt tên con là Đản rồi cố gắng nuôi dạy nó khôn lớn. Vì quá thương nhớ con mà mẹ chồng tôi ngày một già yếu. Dù đã làm mọi cách nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Biết mình chẳng sống được bao, bà gọi tôi đến rồi nói lời trăn trối. Bà vừa nói xong thì trút hơi thở cuối cùng. Tôi cố gắng lo liệu việc ma chay tế lễ chu toàn. Qua năm sau, chồng tôi từ chiến trận trở về. Biết mẹ đã mất, chàng vô cùng đau xót. Chàng dẫn con đến bên mộ mẹ. Đến trưa, hai cha con từ mộ về nhà. Thấy nét mặt chồng hiện lên sự tức giận, tôi toan hỏi thì chàng quát um. Hóa ra, chàng nghi ngờ tôi trăng hoa, trai gái trong lúc xa chồng. Tôi dùng hết lời để minh oan nhưng chàng không tin. Vì quá đau đớn, tôi ngửa mặt lên trời than khóc rồi gieo mình xuống sông. May mắn thay, tôi được Linh Phi cứu giúp, cho nương náu ở thủy cung. Tại đây tôi gặp được người cùng làng tên là Phan Lang. Phan Lang là ân nhân cứu mạng của Linh Phi nên được người giúp đỡ trong cơn biến loạn. Qua lời kể, tôi biết được hiểu lầm ngày nào đã được hóa giải. Hóa ra, nguồn cơn mọi chuyện là do lời nói ngây thơ của bé Đản. Khi xưa, vì thương con thiếu vắng tình yêu thương của cha, tôi đã trỏ bóng mình trên vách bảo là cha Đản. Vậy nên, khi gặp cha, Đản đã bảo: "Hóa ra ông cũng là cha tôi ư?". Một lần, trong đêm thanh vắng, thấy bóng cha trên vách, Đản liền reo lên. Đến đây, Trương Sinh đã nhận ra lỗi lầm, dù rất ân hận nhưng chàng không thể làm gì khác. Nghe đến đây, tôi thương cảm cho hoàn cảnh đơn côi của hai cha con vô cùng. Phan Lang khuyên tôi trở về nhưng tôi lấy làm xấu hổ, cảm thấy bản thân không còn mặt mũi nào nhìn mọi người. Phan Lang nhắc đến cảnh hoang vắng, quạnh quẽ nơi quê nhà, tôi liền thay đổi quyết định. Trong ngày Phan Lang trở về, tôi gửi anh ta chiếc hoa vàng và dặn: "Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ, hãy lập đàn giải oan, tôi sẽ quay trở về". Đúng như lời dặn, Trương Sinh lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Đến ngày thứ ba, tôi ngồi trên kiệu, hiện lên giữa dòng, nói lời cảm tạ rồi từ biệt, quay trở về thủy cung.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved