logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu 2: từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người (trả lời khoảng 5-7 dòng)
Trả lời câu hỏi của 🌺 Claire Beatrice Lafont 🌺
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

15/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ "Gác mái, ngư ông về viễn phố" và "Gõ sừng, mục tử lại cô thôn" tạo ra hiệu ứng đảo ngữ, đảo ngược thứ tự từ để tạo nên sự mới mẻ, độc đáo và thu hút cho bài thơ. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp tăng tính nhấn mạnh và sự chú ý của người đọc đối với những hình ảnh được miêu tả. Câu 2: Quê hương có vai trò quan trọng đối với mỗi người trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà". Quê hương là nơi gắn kết tình cảm, gợi lên những kỷ niệm, nỗi nhớ thương và hoài niệm về quá khứ. Quê hương cũng là nơi mà người ta luôn khao khát trở về sau những chuyến đi xa. Bài thơ thể hiện sự nhớ nhà, nỗi buồn li biệt và tình yêu thương dành cho quê hương. Quê hương là nơi gắn bó, mang đến sự an ủi và cảm giác thuộc về mỗi người.
halilao

15/10/2023

Câu trả lời uy tín

Câu 1: 

Biện pháp tu từ đảo ngữ trong hai câu thơ trên nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của câu thơ. Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử ( người chăn trâu ) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Nhưng cả ngư ông và mục tử trên đường trở về đều có khoảng cách “ ngư ông về viễn phố”, ngư ông về bến xa, “ mục tử lại cô thôn”, người chăn trâu về xóm lẻ loi. 

Câu 2: 

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, trải qua tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động và cuộc sống gia đình, cho đến lúc qua đời, chúng ta sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm chúng ta vào lòng và ban cho những điều tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nuôi dưỡng, dạy dỗ và an ủi chở che chúng ta. Đó là một điều quý giá vô ngần mà không ai có thể thiếu. Hai từ "quê hương" mỗi khi nghe đến không khỏi làm xúc động lòng người. Quê hương là một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta khám phá cách sống và trở thành con người tốt hơn. Chúng ta phải biết trân trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn và yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong cuộc sống tâm hồn, tình cảm sẽ làm cho con người không thể trọn vẹn. Do đó, dù đi đâu và trải qua bao nhiêu, chúng ta hãy luôn nhớ rằng nơi đó vẫn đang chờ đợi, chờ một ngày chúng ta trở về và mang lại nhiều thành công rực rỡ vang dội cho quê hương - đất nước - con người Việt Nam. 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved