logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi dưới đây: Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. (Thu ẩm - Uống rượu mùa thu – Nguyễn Khuyến) Câu 1. Đề tài của bài thơ có nét tương đồng với đề tài của bài thơ nào sau đây: A. Tự tình (bài 2) – Hồ Xuân Hương B. Thu điếu (Câu cá mùa thu) – Nguyễn Khuyến C. Thuật hoài (Tỏ lòng) – Phạm Ngũ Lão D. Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến Câu 2. Những hình ảnh nào đồng thời xuất hiện cả trong bài thơ Thu ẩm và Thu điếu? A. Ngõ, ao, khói; B. Nhà, ao, trăng; C. Ao, trời, ngõ; D. Thuyền, khói, mây. Câu 3. Những câu thơ nào miêu tả hành động của nhà thơ được gợi lên trong nhan đề? A. Hai câu đề; B. Hai câu thực; C. Hai câu luận; D. Hai câu kết; Câu 4. Tâm trạng của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào? A. Hình ảnh “đôi mắt”; B. Hình ảnh “đêm sâu”; C. Hình ảnh “khói nhạt”; D. Hình ảnh “rượu”. Câu 5. Về thi pháp, hình ảnh trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến: “Năm gian nhà cỏ thấp le te – Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè” so với hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du: “Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san” có điểm gì khác biệt? A. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du mang tính ước lệ, còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến không có ước lệ tượng trưng mà gần gũi, quen thuộc. B. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du đơn điệu, chỉ có rừng phong, còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến sinh động, phong phú hơn. C. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du mang gam màu nóng, sáng còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến có gam màu lạnh, tối. D. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du đặt trong thời gian ban ngày còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến đặt trong thời điểm ban đêm. Câu 6. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên như thế nào? A. Kì vĩ, tráng lệ; B. Thanh bình, yên ả; C. Nghèo đói, xác xơ; D. Tiêu điều, hiu hắt. Câu 7. Hình ảnh đôi mắt của Nguyễn Khuyến biểu đạt điều gì? A. Sự thờ ơ không chú tâm vào việc uống rượu; B. Nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt; C. Sự mệt mỏi, đau yếu của tuổi già; D. Sự tác động của men rượu. Câu 8. Nhận xét bức tranh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài thơ. Câu 9. “Tả cảnh ngụ tình” là bút pháp quen thuộc của thơ trung đại, được thể hiện như thế nào trong bài thơ? ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 6 Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi dưới đây: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Thu vịnh – Nguyễn Khuyến) Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ. Câu 2. Tìm trong bài thơ những hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ. Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau, nêu tác dụng: Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Câu 4. Xác định đề tài của bài thơ? Nhận xét về đề tài mà nhà thơ lựa chọn? Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề “Thu vịnh”? Câu 6. Nhận xét về không gian mùa thu được biểu hiện trong 2 câu thơ: Nước biếc trông như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Câu 7. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ. Câu 8. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ.
Trả lời câu hỏi của Hoang Tran Anh Thu
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

19/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1. Đề tài của bài thơ có nét tương đồng với đề tài của bài thơ "Thu điếu (Câu cá mùa thu)" – Nguyễn Khuyến. Câu 2. Những hình ảnh đồng thời xuất hiện cả trong bài thơ "Thu ẩm" và "Thu điếu" là: A. Ngõ, ao, khói. Câu 3. Những câu thơ miêu tả hành động của nhà thơ được gợi lên trong nhan đề là: B. Hai câu thực. Câu 4. Tâm trạng của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh: C. Hình ảnh "khói nhạt". Câu 5. Về thi pháp, hình ảnh trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến: "Năm gian nhà cỏ thấp le te – Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè" so với hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du: "Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san" có điểm khác biệt là: D. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Khuyến đặt trong thời điểm ban đêm. Câu 6. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong "Thu ẩm" hiện lên như thế nào: B. Thanh bình, yên ả. Câu 7. Hình ảnh đôi mắt của Nguyễn Khuyến biểu đạt điều gì: C. Sự mệt mỏi, đau yếu của tuổi già. Câu 8. Về bức tranh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài thơ, chúng ta cần đọc và trích dẫn phần miêu tả để có thể nhận xét. Câu 9. "Tả cảnh ngụ tình" là bút pháp quen thuộc của thơ trung đại, được thể hiện trong bài thơ bằng cách miêu tả hình ảnh thiên nhiên để tượng trưng cho tâm trạng và cảm xúc của nhân vật.
QuocKhanh

19/10/2023

Câu trả lời uy tín

Phần 1:

Câu 1. B

Đề tài của bài thơ có nét tương đồng với đề tài của bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Câu 2. C

Những hình ảnh đồng thời xuất hiện cả trong bài thơ Thu ẩm và Thu điếu là: ao, trời, ngõ

Câu 3. D

Câu thơ miêu tả hành động của nhà thơ được gợi lên trong nhan đề là hai câu kết.

Câu 4. A

Tâm trạng của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh “đôi mắt”

Câu 5. A

Về thi pháp, hình ảnh trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến: "Năm gian nhà cỏ thấp le te - Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè" so với hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du: "Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san" có điểm khác biệt là: Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du mang tính ước lệ, còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến không có ước lệ tượng trưng mà gần gũi, quen thuộc.

Câu 6. B

Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên rất thanh bình, yên ả.

Câu 7. B

Hình ảnh đôi mắt của Nguyễn Khuyến biểu đạt nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt.

Câu 8.

Nhận xét bức tranh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài thơ: Một bức tranh thiên nhiên rất gần gũi, vừa huyền ảo lung linh, nhưng cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Đó là khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

Câu 9.

"Tả cảnh ngụ tình" là bút pháp quen thuộc của thơ trung đại, được thể hiện trong bài thơ là: Bài thơ nói về tác giả uống rượu trong một khung cảnh tuyệt đẹp của mùa thu. Thế nhưng, ẩn dấu trong đó là tâm trạng u buồn của thi nhân. Nỗi buồn đó hiện lên ngay ở khung cảnh xung quanh: đó là trong không gian u tối, tại một gian nhà thấp chỉ có bóng sáng của những con đom đóm. Màu khói nhạt bay phất phơ, bóng trăng trên mặt ao tĩnh lặng, và tưởng rằng uống rượu là hay nhưng đôi mắt“đỏ hoe” của thi nhân dã nói lên tâm trạng u buồn, lo lắng về thời cuộc và vận mệnh đất nước.

Phần 2:

Câu 1. Hai phương thức biểu đạt sử dụng tring bài thơ Thu Vịnh là:

- Miêu tả: cảnh trời xanh ngắt, mặt nước, bóng trăng, chùm hoa, tiếng ngỗng.

- Biểu cảm: cảm xúc buồn và day dứt của tác giả

Câu 2.

- Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ là: Trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, bóng trăng, hoa, tiếng (ngỗng)

- Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ rất đẹp, trong trẻo, lúc đầu tĩnh lặc nhưng rồi lại sống động với nhiều màu sắc, âm thanh. Cảnh thì đẹp đó, nhưng lòng người lại cảm thấy buồn với nhiều suy tư.

Câu 3.

- Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ là:

+ So sánh: nước biết với tầng khói

+ Đối: nước biếc >< song thưa; tầng khói phủ >< bóng trăng vào

- Tác dụng:

+ Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp huyền ảo, thơ mộng.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu thơ.

Câu 4:

Đề tài của bài thơ là đề tài mùa thu. → Nhận xét: cái hồn thu của đồng bằng Bắc Độ thanh đạm, tinh khiết và mang nét u buồn  phù hợp với tính cách và tâm trạng của tác giả.

Câu 5:

Nhan đề hu vịnh có nghĩa là làm thơ ca ngợi về mùa thu, cũng có thể hiểu là làm thơ về mùa thu.

Câu 6:

Nhận xét về không gian mùa thu được biểu hiện trong 2 câu thơ:

Nước biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

- Không gian: đặc trưng của mùa thu là nước biếc với những làn sương mỏ trên mặc nước vào mỗi ban sớm hoặc chiều tối; bóng trăng sáng, tròn vành vạnh ngả bóng xuống mặt hồ.

=> Đây là một không gian rộng của mặt nước với sương mỏng phủ khắp mặt hồ.

- Vậy, không gian mùa thu trong hai câu thơ trên rất huyền, ảo, thơ mộng, tuyệt đẹp.

Câu 7:

Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là u buồn, tủi hổ . Nhà thơ buồn bởi thời thế loạn lạc – đó là nỗi buồn của người dân mất nước .Rung động trước mùa thu, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Nguyễn Khuyến “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Điều đó thể hiện một tấm lòng chân thực, nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn. Như vậy, dù cáo quan về ở ẩn, nhưng tâm hồn Nguyễn Khuyến vẫn nặng tình đời, tình người. Nỗi buồn, của thi nhân vì thế là nỗi buồn đẹp của một tâm hồn chưa khô héo, chưa phó mặc cuộc đời cho con tạo vần xoay. Qua đó, ta thấy được không chỉ tình yêu thiên nhiên mà còn là lòng yêu quê hương, đất nước. Bài thơ đã tỏa sáng vẻ đẹp nhân cách của người.

Câu 8:

Trước hết, trong bài thơ, ta nhận thấy Nguyễn Khuyến là người có tình yêu thiên nhiên đắm say, mãnh liệt. Yêu thiên nhiên, ông cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan và thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu bằng những vần thơ đẹp, giàu hình ảnh, đậm cảm xúc của một tâm hồn nhạy cảm .Yêu thiên nhiên chính là yêu quê hương, đất nước - đây là vẻ đẹp không chỉ trong bài thơ này mà thể hiện trong hầu hết các bài thơ của Nguyễn Khuyến. Tình yêu quê hương đất nước trong bài thơ nói riêng và trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung không ồn ào, phô trương mà lặng lẽ, sâu sắc, mãnh liệt .Cuối cùng, qua bài thơ, ta còn thấy ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn nhạy cảm, nhiều suy tư, những suy tư ấy là suy tư về thời cuộc, về đất nước. Mang nặng niềm suy tư ấy, ông ngắm cảnh, làm thơ mà vẫn nghĩ về đất nước, nhân dân. Nên cái "thẹn" cuối bài thơ là nỗi thẹn của một con người luôn cảm thấy day dứt vì không có được danh khiết như bậc danh nhân xưa, không giúp ích được gì cho nhân dân, đất nước. Đó là nỗi thẹn của con người có nhân cách.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved