logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
cao

24/10/2023

ĐỀ LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I Đề 1: Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Đỗ Trung Quân - Quê hương) Câu 1. Bài thơ "Quê hương" nói về điều gì? A. Tình yêu quê hương của nhà thơ B. Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Bảy chữ Câu 4. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là? A. Con đò B. Chùm khế C. Diều biếc D. Quê hương Câu 5. Dòng thơ nào không nói về tình cảm quê hương? A. Anh đi anh nhớ quê nhà     Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương     Nhớ ai dãi nắng dầm sương     Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao B. Quê hương anh nước mặn đồng chua     Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá C. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ     Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa     Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa     Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa D. Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường     Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ     Ai bảo chăn trâu là khổ?     Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Câu 6. Vì sao quê hương được so sánh với mẹ? A. Vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành. B. Vì đó là nơi mà ta hằng mơ ước được đặt chân tới. C. Vì đó là nơi mà ta có những người bạn thân. D. Tất cả các ý trên Câu 7. Ý nghĩa của bài thơ Quê hương là gì? A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta khôn lớn, trưởng thành. B. Tình cảm gia đình là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta có động lực, cảm hứng... C. Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu gắn với những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất. D. Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước Câu 8. Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương? A. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương B. Yêu mến vẻ đẹp của quê hương C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương D. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Câu 9. Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ và nêu tác dụng của nó. Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 câu) bày tỏ tình cảm của em với quê hương đất nước. Câu 11. Viết bài văn kể lại chuyến đi có ý nghĩa. Đề 2: Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: … Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới Ngơ chùa cháy đỏ những thân cau Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau. Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc Chiến đấu quên mình năm lại năm Mấy bận dân công về lại hỏi Ai người Xuân Dục, núi Đôi chăng? Mới tới đầu ao, tin sét đánh Giặt giết em rồi, dưới gốc thông Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa Em sống trung thành, chết thuỷ chung! Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm. (Vũ Cao - Núi đôi) Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Bảy chữ Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau: Em mãi là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm. A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh. A. mùa chiêm quân giặc tới, lỗi hẹn. B. ngơ chùa cháy đỏ những thân cau, lỗi hẹn, bặt tin. C. lỗi hẹn, bặt tin, mùa chiêm quân giặc tới. D. Ý kiến khác Câu 5. Nội dung tác giả đề cập đến thông qua 2 câu thơ cuối là gì? A. Nhấn mạnh niềm tự hào về vẻ đẹp lí tưởng của phẩm chất cách mạng. B. Ca ngợi vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong thời chiến. C. Ca ngợi vẻ đẹp của con người trong thời chiến. D. A và C Câu 6. Nội dung chính của bài thơ trên đề cập đến vấn đề gì? A. Diễn tả câu chuyện tình yêu xúc động thời kháng chiến. B. Thể hiện sự mất mát, đau thương nhưng không bi lụy. C. Tưởng nhớ những người đã ngã xuống với sự yêu thương và tấm lòng trân trọng. D. Tất cả các ý trên. Câu 7. Cụm từ “tin sét đánh” thể hiện điều gì? A. Sự ngạc nhiên B. Sự bàng hoàng C. Sự đau đớn D. Ý kiến khác Câu 8. Từ tâm trạng của người chiến sĩ qua hai câu thơ, tác giả muốn đề cập đến điều gì? Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu A. Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ luôn gắn liền với tình yêu quê hương. B. Tâm hồn người chiến sĩ luôn tồn tại một không gian hoài niệm, nhưng nhớ về người mình yêu. C. Cả A và B D. Ý kiến khác Câu 9. Trình bày suy nghĩ của em về một câu thơ mà em thích nhất trong bài “Núi đôi” Câu 10. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa mà em đã tham gia. Đề 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới - Ăn thêm cái nữa đi con!  - Ngán quá, con không ăn đâu!  - Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!  - Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!  Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:  - Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.  - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh.  Con bé nói rồi thút thít.  - Ừ. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!  (Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994)  Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên. A. Ngôi thứ nhất                                                B. Ngôi thứ hai        C. Ngôi thứ ba                                                   D. Không có ngôi kể Câu 2: Xác định nhân vật chính của truyện ngắn trên. A. Người em         B. Anh Hai C. Người mẹ              D. Cậu bé nhà giàu Câu 3: Đoạn trích trên khắc họa nhân vật bằng cách nào? A. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. B. Qua ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật. C. Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật. D. Qua suy nghĩ của nhân vật. Câu 4: Tình huống gay cấn trong truyện ngắn là tình huống nào? A. Đứa bé con nhà giàu gạt mạnh tay khiến chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. B. Hai anh em nhà nghèo nhặt được miếng bánh. C. Hai anh em nhà nghèo thổi bánh, miếng bánh bất ngờ rơi xuống cống. D. Hai anh em nhà nghèo chia nhau liếm những ngón tay dính bánh. Câu 5: Đâu không phải là lí do mà cậu bé con nhà giàu lại vứt miếng bánh đi? A. Vì cậu bé không muốn ăn. B. Vì cậu bé không biết trân trọng những gì mình đang có. C. Vì người mẹ cưng chiều. D. Vì chiếc bánh không được mua ở tiệm bánh cậu bé thích. Câu 6: Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Ca ngợi tình cảm anh em gắn bó, yêu thương trong nghịch cảnh. B. Nhấn mạnh những cảnh đời nghèo khổ của không ít trẻ em hiện nay. C. Diễn tả cuộc sống giàu có, đầy đủ của nhiều đứa trẻ. D. Sự khác biệt của những cảnh đời. Câu 7: Trong câu: “Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.”, từ nào là trợ từ? A. rơi B. hẳn C. chính D. xuống  Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện? Câu 9: Câu “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” đặc sắc vì sao? Câu 10: Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa tình yêu thương trong cuộc sống. Đề 4: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Con khướu sổ lồng      Tạo hóa cho loài chim đôi cánh là để bay, nhưng trong trời đất này có biết bao con chim không được bay. Nhà tôi cũng có một con, con Khướu, được nuôi trong lồng. Nó được nuôi trong một cái lồng tuyệt đẹp, cái lồng tre nổi tiếng của Lạng Sơn. Mái lồng như mái đình, quanh lồng được chạm trổ theo hình hoa văn, trong lồng có ba cái lọ sứ Tàu để đựng thức ăn thức uống. Cái lồng được treo dưới mái bên mảnh vườn treo trên nhà. Nếu những con chim khác biết được không thể không ganh tị với nó. Quanh nó là cây cảnh với phong lan, không mưa không nắng, nhưng vẫn nhìn thấy khoảng trời mênh mông qua mảnh vườn. Nó như sống trong cảnh thần tiên, thức ăn thức uống đủ đầy, chỉ có hót thôi.   […]     Một lần thằng con tôi lại sơ ý. Con Khướu lại vù bay. Nó bay đi lần này, cả nhà không lo buồn như lần trước. Bởi đoán thế nào nó cũng quay về. Và đúng như cũ. Thằng lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời. Người trong nhà không còn ai phập phồng nữa, biết chắc là chốc nữa nó sẽ lại sà xuống chui vào lồng. Chỉ có thằng út là vẫn háo hức đi tìm một chỗ núp rình xem, với nó như một trò chơi hồi hộp lý thú.     Trên vòm lá, con Khướu lại hót. Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã về. Và từ trên vòm lá nó lao xuống. Khi nó lao xuống đến lưng chừng thì trên trời bỗng vang lên tiếng hót của một con chim trời. Tiếng hót của con chim lạ ấy tôi nghe thảnh thót hơn và cũng dịu dàng hơn, chắc là con chim mái. Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời. Thế rồi con trước con sau như hai mũi tên đen, đuổi nhau lượn vòng vòng trên tàn cây, vừa lượn đuổi vừa hót. Rồi từ xa, hai con vụt bay đến nhau, khi vừa đến bên nhau thì chúng dựng cánh, cùng vút thẳng lên trời cao. Rồi xòe cánh, cánh kề cánh nương nhau bay lượn, vừa bay vừa hót. Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quít như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều. Cái vòng lượn của đôi chim mỗi lúc rộng ra, và tiếng hót mỗi lúc, mỗi lúc từ xa cho đến xa. Chiều hôm sau thằng con lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời, đợi con Khướu. Nhưng con Khướu không về trên vòm lá. Thằng con tôi kiên nhẫn, chiều hôm sau lại mang cái lồng ra. Tôi bảo: - Thôi dẹp đi. Nó không về nữa đâu. - Sao vậy ba? - Thằng út tôi hỏi. Thôi dẹp đi, ba biết nó không về - Tôi nghĩ mà không nói. Lần này nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời. Và nó là chim - chim thì phải bay. Chim bay...                                               (Trích Con Khướu sổ lồng, Nguyễn Quang Sáng) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Ý nào nói đúng về phương thức chính của đoạn trích? A. Tự sự        B. Miêu tả C. Biểu cảm              D. Thuyết minh Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên là: A. Nhân vật “tôi”                  B. Thằng út C. Thằng con lớn                  D. Con Khướu nhà Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên qua hình ảnh con chim Khướu B. Ca ngợi tiếng hót của con chim Khướu C. Kể lại chuyện con chim Khướu sổ lồng hai lần khiến cả gia đình nhân vật “tôi” lo lắng D. Kể về cuộc sống của con chim Khướu thoát khỏi cái lồng trở về thế giới tự do. Câu 4: Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích: A. Ngôi thứ nhất                                     B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba                                         D. Không xác định được Câu 5: Không gian nghệ thuật được khắc hoạ trong đoạn trích là:  A. Đình làng                                                     B. Cánh đồng C. Cái lồng, khu vườn treo, bầu trời tự do        D. Chợ Câu 6: Đề tài của tác phẩm có đoạn trích là gì? A. Tình cảm gia đình B. Cuộc sống của thiên nhiên C. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên D. Mỗi quan hệ giữa con người và con người Câu 7: Câu: “Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quít như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều.” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa, so sánh B. Nhân hóa, ẩn dụ C. Nói quá, so sánh D. Liệt kê, so sánh Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn ở câu (7) là gì? A. Nhấn mạnh tiếng hót của đôi chim B. Làm nổi bật hình ảnh hai con chim quấn quít C. Làm cho đôi chim trở nên sống động, có cảm xúc, có tâm hồn giống con người. D. Làm cho đôi chim trở nên đáng yêu hơn. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Cảm nhận của em về chi tiết “Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.”  Câu 10: Em có đồng tình với việc nuôi nhốt chim không? Vì sao? Câu 11. Viết bài văn kể lại một chuyến đi mà em thích nhất. Đề 5: Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)      Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên. A. Tiểu thuyết B. Kịch C. Truyện ngắn D. Truyền kì Câu 2: Xác định nhân vật chính trong văn bản. A. Dì Hảo B. Hắn C. Dì Hảo và hắn D. Người kể chuyện Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất thể hiện dì Hảo không trách người chồng tàn nhẫn của mình? A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.” B. “Trách làm gì hắn...” C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.” D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi...” Câu 4: Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của dì Hảo? A. Khóc, nấc B. Nghiến chặt răng; khóc C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc D. Nghiến chặt răng, khóc, nấc, thổ ra Câu 5: Tác dụng của phép điệp trong văn bản? A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo. B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo. C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo. D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo. Câu 6: Chủ đề của văn bản là gì? A. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám. B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ  sau Cách mạng tháng Tám. C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại. D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Câu 7: Trong đoạn văn: Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”, đâu là thán từ? A. chao ôi B. dì Hảo C. nức nở D. khóc  Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn ở câu (7)? A. Điệp ngữ, liệt kê B. Điệp ngữ, nói quá C. Liệt kê, nói quá D. Ẩn dụ, liệt kê Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Tình cảnh của dì Hảo giúp em hiểu gì về thân phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng? Câu 10: Em hiểu như thế nào về câu văn Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở trong đoạn trích? Câu 11: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.
Trả lời câu hỏi của cao
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
bunnychuppy

24/10/2023

Câu trả lời uy tín

Đề 1: 
Câu 1. 
A. Tình yêu quê hương của nhà thơ
Câu 2.
C. Biểu cảm
Câu 3.
C. Sáu chữ 
Câu 4. 
D. Quê hương
Câu 5. 
C. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
   Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
   Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
   Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Câu 6. 
A. Vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành.
Câu 7. 
C. Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu gắn với những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất.
Câu 8. 
C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương 
Câu 9. 
Biện pháp so sánh.
Câu 10. Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy tình cảm tốt đẹp đó. Trong quá khứ, rất nhiều thế hệ đã ngã xuống để bảo vệ cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc vì vậy thế hệ trẻ sau này cần phải gìn giữ non sống đất nước. Đến hiện tại, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt để tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước đến nhân dân trong nước và quốc tế. Ý thức trách nhiệm, cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, những nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời… Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này, để xứng đáng với nguồn gốc của mình.
Câu 11. 
Mỗi chuyến đi đều đem đến nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Với em, chuyến đi đáng nhớ nhất và nghỉ hè năm ngoái. Em đã có dịp đến thăm thành phố Đà Lạt cùng với bố mẹ.
Mấy hôm trước, bố đã đặt vé máy bay cho các thành viên trong gia đình. Sáu giờ sáng, mọi người đã có mặt đầy đủ ở sân bay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc tám giờ. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay nên cảm thấy vô cùng háo hức. Sau khi cùng với bố mẹ làm xong thủ tục, gia đình em lên máy bay. Vì là cuối tuần nên sân bay rất đông người. Khi máy bay cất cánh, em cảm thấy rất thích thú. Em xin được ngồi gần cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Thật thú vị làm sao!
Máy bay di chuyển hơn một tiếng là đến Đà Lạt. Mọi người nhận hành lí rồi ra ngoài chờ. Bố gọi một chiếc xe tắc-xi để về khách sạn. Trên đường đi, em được ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Về đến khách sạn, mọi người trong gia đình nhận phòng, nghỉ ngơi và tắm giặt.
Những ngày sau đó, em được tham quan những điểm nổi tiếng của Đà Lạt. Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.
Hôm sau, gia đình em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Trong chợ có bán rất nhiều loại hoa, trái cây… Em được thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng của Đà Lạt.
Gia đình em có thêm kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau. Quả là một chuyến tham quan tuyệt vời. Không chỉ vậy, em còn cảm thấy yêu thêm đất nước yêu dấu, tươi đẹp của mình.
* Đề 2: 
Câu 1. 
D. Bảy chữ
Câu 2.
C. Biểu cảm 
Câu 3. 
A. So sánh 
Câu 4. 
B. ngơ chùa cháy đỏ những thân cau, lỗi hẹn, bặt tin.
Câu 5. 
D. A và C
Câu 6. 
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7.  B. Sự bàng hoàng 
Câu 8.
C. Cả A và B 
Câu 9.Hình ảnh của cô gái Đoài Đông là một bông hoa tuyệt đẹp trong suy nghĩ của anh, toả cho cuộc sống hương vị trong lành.
“Em sẽ là hoa trên đỉnh núi.
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”
Là một bông hoa thơm tuyệt đẹp như tâm hồn người chiến sĩ, như cuộc đời người du kích. Tất cả những gì ở câu thơ toả ra là một “ngôi sao” ; không phải chỉ ở trên mũ mà ở ngay trong trái tim anh. Ánh sáng của ngôi sao, qua câu thơ truyền đến mỗi trái tim người đọc, làm ấm lòng người.
Câu 10. 
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái. Chính bởi vậy, hằng năm, rất nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa được tổ chức. Tôi cũng có cơ hội tham gia một số hoạt động như vậy.
Miền Trung là mảnh đất phải hứng chịu nhiều thiên tai. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão. Tuy nhiên, các cơn bão, lũ lụt vẫn gây ra nhiều hậu quả nặng nề như cuốn trôi nhà cửa, tài sản hay khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích. Chính vì vậy, nhiều hoạt động xã hội đã được tổ chức để hướng về mảnh đất miền Trung thân yêu.
Trường học của tôi cũng đã phát động hoạt động rất ý nghĩa có tên là “Vì miền Trung ruột thịt”. Vào cuối tuần trước, cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Các thầy cô và học sinh trong trường đều cảm thấy hoạt động có ý nghĩa nên hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng tôi có thể ủng hộ lương thực thực phẩm, quần áo sách vở hoặc tiền mặt. Mỗi người cùng đóng góp một phần nhỏ để tạo nên sức mạnh lớn.
Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, tôi rất xúc động. Khi về nhà, tôi đã kể cho bố mẹ nghe. Sau khi nghe xong, bố mẹ đều hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này. Mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Bố cũng cho tôi một số tiền nhỏ đến mang đến ủng hộ. Tôi đã gói lại một số quần áo và sách vở còn mới nhưng không dùng để đến mang đi ủng hộ.
Sáng hôm sau, tôi vui vẻ mang đến trường nộp. Các bạn trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. Hoạt động diễn ra trong vòng một tuần. Bạn lớp trưởng có nhiệm vụ thống kê lại rồi nộp cho cô tổng phụ trách. Cuối tuần đó, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh. Tôi tin rằng người dân miền Trung khi nhận được những phần quà này sẽ cảm thấy hạnh phúc và ấm áp vô cùng.
Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi làm được một việc tốt. Tôi cũng mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.
* Đề 3: 
Câu 1: 
A. Ngôi thứ nhất                                               
Câu 2: 
A. Người em       
Câu 3: 
C. Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật.
Câu 4: .
C. Hai anh em nhà nghèo thổi bánh, miếng bánh bất ngờ rơi xuống cống.
Câu 5:
D. Vì chiếc bánh không được mua ở tiệm bánh cậu bé thích.
Câu 6: 
D. Sự khác biệt của những cảnh đời.
Câu 7:
C. chính 
Câu 8: 
Câu nói của nhân vật người anh "Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi" nhấn mạnh sự hy sinh và quan tâm của anh đối với em. Đây là cách anh thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm tới em, dù anh biết rằng mình sẽ không thể cùng em thưởng thức bánh.
Câu 9: 
Câu "Bụi đời đã dính, chẳng chịu cho đi" đặc sắc vì nó tả lên tâm trạng khó lòng bỏ qua những điều bẩn thỉu trong cuộc sống. Đây có thể là một biểu hiện của sự kiêu hãnh hoặc bất khuất, người nói không chịu nhượng bộ trước sự bẩn thỉu, thể hiện tính cách kiên định của mình.
Câu 10: 
Tình yêu thương trong cuộc sống quan trọng vô cùng. Nó thể hiện sự quan tâm, hy sinh và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình, như trong truyện. Mặc dù nhân vật anh đã cố gắng hết mình để giữ bánh cho em, kết quả không như mong đợi, nhưng sự quan trọng là tấm lòng và tình cảm mà anh dành cho em. Điều này cho thấy rằng tình yêu thương không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng, mà nó nằm ở trong những hành động và tâm hồn của mỗi người. Tình yêu thương giúp chúng ta vượt qua khó khăn và tạo nên những kỷ niệm đáng quý trong cuộc sống.

Duy Hùng

24/10/2023

Lam de 1 thui

Câu 1. Bài thơ "Quê hương" nói về tình yêu quê hương của nhà thơ.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là miêu tả.

Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 4. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là "Quê hương".

Câu 5. Dòng thơ A không nói về tình cảm quê hương.

Câu 6. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành.

Câu 7. Ý nghĩa của bài thơ Quê hương là tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu gắn với những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất.

Câu 8. Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương là yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

Câu 9. Biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ là miêu tả và tác dụng của nó là tạo ra hình ảnh sống động, gợi lên những cảm xúc và kích thích trí tưởng tượng của người đọc.

Câu 10. Quê hương của em là nơi sinh ra, lớn lên và nuôi dưỡng em. Nơi đó mang trong mình những kỷ niệm đẹp, những người bạn thân thiết và những nụ cười chân thành. Em yêu quê hương với những cánh đồng xanh mướt, những con đường nhỏ êm đềm và những bãi biển trong xanh. Quê hương là nơi em tự hào và luôn muốn trở về sau mỗi chuyến đi xa.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved