logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Nguyễn Hoa

24/10/2023

bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật tạo tình huống xây dựng nhân vật ở truyện ngắn nhu nhược của anton chekhov
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Hoa
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

24/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tác phẩm "Những nhược điểm" của nhà văn Anton Chekhov là một tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng, được xem là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. Trong tác phẩm này, nhà văn đã thành công trong việc tạo ra những tình huống đặc sắc và xây dựng nhân vật độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trước tiên, chúng ta cần nhìn vào cách tác giả tạo tình huống trong truyện. Anton Chekhov đã khéo léo xây dựng những tình huống truyện đa dạng và phong phú, từ những câu chuyện đơn giản hàng ngày cho đến những tình huống phức tạp và đầy bi kịch. Ông đã sử dụng các yếu tố như mâu thuẫn, bất ngờ và đối lập để tạo ra những tình huống gây cấn và hấp dẫn cho người đọc. Ví dụ, trong truyện "Người đàn ông trong hố", tác giả đã tạo ra một tình huống đầy căng thẳng khi nhân vật chính bị mắc kẹt trong một cái hố và phải đối mặt với sự sống còn. Tình huống này không chỉ tạo ra sự căng thẳng mà còn khám phá tâm lý và tính cách của nhân vật. Ngoài ra, Anton Chekhov cũng đã xây dựng những nhân vật độc đáo và sắc nét trong truyện. Nhân vật trong tác phẩm của ông không chỉ là những con người bình thường mà còn mang trong mình những đặc điểm riêng biệt, phức tạp và đa chiều. Từ những nhân vật chính đến những nhân vật phụ, tác giả đã khéo léo miêu tả và phân tích tâm lý, hành vi và suy nghĩ của từng nhân vật. Điều này giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống thông qua những câu chuyện ngắn. Tuy nhiên, khi phân tích và đánh giá về nghệ thuật tạo tình huống và xây dựng nhân vật trong truyện "Những nhược điểm", chúng ta cần nhận thấy rằng đây là một công việc không hề dễ dàng. Mỗi người đọc có thể có những cảm nhận và đánh giá khác nhau về tác phẩm này. Tuy nhiên, dựa trên những phân tích và nhận định từ các nhà phê bình văn học, chúng ta có thể thấy rằng Anton Chekhov đã thành công trong việc tạo ra những tình huống đặc sắc và xây dựng nhân vật độc đáo, góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tóm lại, tác phẩm "Những nhược điểm" của Anton Chekhov là một tuyển tập truyện ngắn đáng đọc và nghiên cứu. Nhà văn đã thành công trong việc tạo tình huống đặc sắc và xây dựng nhân vật độc đáo, mang lại cho người đọc những trải nghiệm văn học sâu sắc và đáng nhớ.
vumanhhuy

24/10/2023

Câu trả lời uy tín

“Nhu nhược” là một truyện ngắn đơn giản nhưng thâm thúy của nhà văn nổi tiếng người Nga Anton Chekhov. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn nói trên. 

Truyện kể về cô gia sư Iulia Vasilievna làm gia sư cho nhà chủ, nhưng khi đến kì trả lương thì người chủ đã tìm mọi cách để trừ tiền công của cô một cách vô lý. Với bản tính nhu nhược, cô gia sư đã không dám cãi lại. Cuối cùng, người chủ cho biết đó chỉ là một trò đùa để dạy cho cô bài học về sự nhu nhược, và sau đó ông đã trả tiền công đầy đủ cho cô gia sư.Truyện là một lời phê phán gay gắt đối với thói nhu nhược. Vì nhu nhược mà cô gia sư đã cúi đầu để cho người chủ hết lần này đến lần khác đưa ra những lý do vô lý, thậm chí không có thật để trừ tiền công của cô. Chính vì thói nhu nhược đó mà công sức của cô bỏ ra hầu như bị cướp trắng, cô đã để cho người khác áp đặt lí lẽ lên mình, và hèn nhát im lặng trước lí lẽ của kẻ mạnh. Câu chuyện là một lời cảnh tỉnh đối với mỗi con người, nhất là người trí thức trong xã hội bất công: Nếu anh không dũng cảm đối đầu và đấu tranh với cái xấu, cái ác, với cường quyền, thì bản thân anh là người trước nhất sẽ phải gánh chịu hậu quả. Đó không chỉ là thiệt hại về lợi ích, mà quan trọng hơn, anh sẽ đánh mất lòng tự trọng, điều tối thiểu cần có để làm người. Truyện cũng cho thấy rằng: để làm một kẻ mạnh, cường bạo, bất chấp lí lẽ thật là dễ; nhưng để làm một con người dũng cảm, dám đứng về phía chân lí, dám bảo vệ lẽ phải thì đòi hỏi một bản lĩnh kiên cường và một trí tuệ tỉnh táo, sáng suốt. 

Tình huống truyện đơn giản, xoay quanh cuộc đối thoại giữa người chủ và cô gia sư về vấn đề tiền công. Nhưng cái kết thúc bất ngờ của truyện đã làm cho tình huống ấy mang tính ẩn dụ sâu sắc. Đó không còn là cuộc đối thoại của cô gia sư và người chủ, không còn là quá trình người chủ tìm cách ăn chặn tiền công của cô gia sư, mà là cuộc đối giáp mặt giữa cường quyền, cái xấu, cái ác với lương tri của mỗi con người. Và trong cuộc giáp mặt đó, cường quyền đã chiến thắng bởi sự nhu nhược, hèn nhát của con người. Về truyện có hai nhân vật chính, đó là cô gia sư và người chủ. Đây là hai nhân vật vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa biểu tượng. Người chủ ban đầu tỏ ra là một con người táng tận lương tâm, khi đã đưa ra mọi lý do, kể cả vô lý, để trừ tiền công của cô gia sư. Nhưng cuối cùng ta hiểu được rằng, ông không phải là người xấu. Ông cố tình đưa cô gia sư vào một tình huống bị dồn ép, để thử thách cô gia sư, và dạy cho cô một bài học về thói nhu nhược. Nhân vật người chủ trong truyện này, nhất là trước khi cho cô gia sư biết mình đùa, chính là hình ảnh của thế lực cường quyền xấu xa trong xã hội. Thế lực này đã dùng mọi thủ đoạn để chèn ép, bóc lột một cách trắng trợn sức lao động của con người, chà đạp lên nhân phẩm của con người, bất chấp sự đau khổ của nạn nhân. Với sự nhu nhược của những người tự cho mình là yếu đuối, là thấp cổ bé họng, thế lực này đã chiến thắng và đạt được mục đích của mình một cách thật dễ dàng. Cô gia sư hiện lên trước hết trong truyện là một cô gái yếu đuối, nhu nhược. Trước mỗi lần bị trừ thêm tiền, cô chỉ biết ấp a ấp úng, sợ sệt, câm lặng. Cô đầu hàng hết lần này đến lần khác, để rồi cuối cùng số tiền công của cô nhận được, so với công sức mà cô đã bỏ ra, là vô cùng ít ỏi. Khi biết là người chủ chỉ thử mình, cô mỉm cười rầu rĩ. Cái mỉm cười ấy là một sự thừa nhận về thói nhu nhược của mình. Cô gia sư không chỉ là một nhân vật cụ thể, mà còn là biểu tượng khái quát cho cả một lớp người nhu nhược trong xã hội, đăc biệt là người trí thức. Họ, vì run sợ trước cường quyền, bạo lực, nên đã chấp nhận đầu hàng hết lần này đến lần khác, mặc cho kẻ mạnh dẫm đạp, bóc lột. Cái mất mát lớn nhất của họ không phải là lợi ích vật chất, mà là lòng tự trọng, là cái giá trị để làm nên một con người chân chính. Thái độ nhu nhược của họ đã vô tình tiếp tay cho cái ác, cái xấu lên ngôi, tiếp tục chà đạp con người. 

Câu chuyện đã cho thấy không chỉ sâu sắc về mặt chủ đề, chứa đựng nhiều bài học cuộc sống vô cùng giá trị mà còn để lại ấn tượng bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính biểu tượng, tạo tình huống độc đáo, tuy đơn giản mà sâu sắc. Đồng thời đã giúp ta hiểu được rằng: trong cuộc sống, ta cần có thái độ dũng cảm, ý chí hùng cường để đấu tranh chống lại cường quyền, chống lại cái xấu cái ác, để bảo vệ lợi ích cũng như danh dự của chính mình.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved