logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Kiến thức: - Đọc văn: Nắm được tác giả, nội dung và nghệ thuật các tác phẩm: +Thơ và Truyện thơ. +Thơ văn nguyễn Du. - Tiếng Việt: Nắm vững . + Biện pháp lặp cấu trúc. + Biện pháp tu từ đối. 2.Kĩ năng - Nhận diện các biện pháp tu từ ( chú trọng những biện pháp tu từ học sinh đã được học ở THCS) - Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt - Kĩ năng nhận diện thông tin, giải thích thông tin. - Kĩ năng xác định nội dung và câu chủ đề trong văn bản. - Nêu quan điểm của bản thân về một vấn đề hoặc một quan niệm của tác giả trong văn bản. II. PHẦN VIẾT 1.Kiến thức: +Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng,.đạo lí. +Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng các thao tác lập luận đã học vào bài viết. III.ĐỀ LUYỆN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 1.Đọc hiểu (6 điểm ) Đề 1: Đọc đoạn trích sau: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!” Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) (Hương lửa: chỉ tình yêu nồng đượm; tòng: theo, phục tùng; tâm phúc tương tri; hiểu lòng biết dạ nhau; nữ nhi thường tình: suy nghĩ, hành động yếu đuối; tinh binh: binh lính; bóng tinh: bóng cờ; nghi gia: làm lễ cưới xin, rước dâu về nhà chồng; chầy chăng: muộn chăng; bằng: chim bằng, chim đại bàng - thể hiện cho chí khí người quân tử). Trả lời câu hỏi: Câu 1: Hành động nào của Từ Hải bộc lộ rõ nhất lí tưởng anh hùng? A.“Nửa năm hương lửa đương nồng/ Trượng phu thoắt đã, động lòng bốn phương” B. “Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. C. “ Trông vời trời bể mênh mang./ Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong”. D. Tất cả đều đúng Câu 2: Từ “trượng phu” trong câu “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” có nghĩa là gì? A. Người đàn ông tốt bụng B. Người đàn ông tài cao học rộng C. Người đàn ông nghĩa hiệp D. Người đàn ông có 1 tài năng xuất chúng Câu 3: Cụm từ "thẳng rong" hiểu theo nghĩa văn cảnh có nghĩa là A. Đi mau B. Đi vội C. Đi thẳng D. Đi liền một mạch Câu 4: Kiều nói khi muốn xin đi theo Từ Hải: Phận gái chữ tòng - Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi là theo quan niệm của Nho giáo (Tam tòng), nhưng cũng gởi vào đó quan niệm, tình cảm riêng của nàng. Phận gái chữ tòng , theo đó, có nghĩa là: A. Đã là vợ sẽ đi theo chồng vô điều kiện B. Đã là vợ phải phục tùng chồng C. Đã là vợ phải theo chồng để chia sẻ, tiếp sức cho chồng D. Đã là vợ phải dựa dẫm, lệ thuộc vào chồng Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du là: A. Hoàn toàn sáng tạo, không dựa theo bất kì khuôn mẫu nào. B. Giữ lại những nét tính cách của Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện”. C. Miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá, dùng những hình ảnh ước lệ. D. Miêu tả theo bút pháp hiện thực, cá tính được thể hiện đậm nét. Câu 6: Lời Từ Hải nhắc Kiều: Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình, Bằng nay bốn bể không nhà - Theo càng thêm bận biết là đi đâu?, đặt trong toàn bộ lời nói Từ Hải, thực chất cũng là một lời khuyên. Ẩn ý của lời khuyên ấy là gì? A. Hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ một người anh hùng. B. Hãy thoát khỏi cái tình thông thường của đàn bà con gái C. Hãy thoát khỏi tình cảm yếu đuối để sống cho mạnh mẽ D. Hãy vượt lên khó khăn, xa cách tạm thời để nghĩ đến tương lai Câu 7: Cách hiểu nào chính xác nhất về từ “mặt phi thường” trong câu thơ “Làm cho rõ mặt phi thường”?  A. Một con người xuất chúng, hơn người.  B. Diện mạo hơn người, làm được những việc trọng đại.  C. Có ý chí làm được những việc gian khó.  D. Cá tính mạnh mẽ, tinh thông võ nghệ Câu 8. Em hiểu điều gì về lí tưởng của Từ Hải qua các câu: Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Câu 9. Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích trên. Câu 10. Theo em, nhân vật Từ Hải gửi gắm ước mơ gì của Nguyễn Du? Đề 2: Đọc bài thơ sau: Khát vọng - Xuân Quỳnh​ Ngày còn bé ta mơ trăng tháng tám Giữa đêm rằm bầy cỗ, vui chơi Cùng bạn nhỏ rước đèn múa hát Trống ếch lùng tùng náo nức trăng vui Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu Trải tâm tư dưới trời trăng sáng Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu! Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời Những vần thơ cùng du hành vũ trụ Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp Theo những con tàu cập bến các vì sao Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao. (1962, Trích từ tập Chồi biếc) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Bảy chữ C. Tám chữ D. Bảy chữ kết hợp với tám chữ Câu 2. Các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ là: A. Biểu cảm B. Biểu cảm, miêu tả C. Biểu cảm, miêu tả, tự sự D. Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là: A. Ta B. Bạn nhỏ C. Khát vọng D. Cuộc đời Câu 4. Bài thơ viết về đề tài gì? A. Quê hương, đất nước B. Mơ ước, khát vọng C. Kỉ niệm tuổi thơ D. Sự trưởng thành của con người. Câu 5. Đề tài của bài thơ được nhận diện qua những yếu tố nào? A. Nhan đề B. Nội dung bài thơ C. Cách ngắt nhịp của bài thơ D. A và B Câu 6. Nhân vật trữ tình không mơ ước điều gì trong bài thơ? A. Trăng tháng tám B. Tình yêu C. Thành nhà thơ D. Thành nhà du hành vũ trụ. Câu 7. Mối quan hệ giữa khát vọng và các chặng đường đời của nhân vật trữ tình là: A. Khát vọng rất bền bỉ, không thay đổi theo thời gian B. Càng trưởng thành, khát vọng của nhân vật trữ tình càng thu hẹp lại C. Khát vọng lớn dần, nhiều dần lên theo sự trưởng thành của nhân vật trữ tình D. Càng trưởng thành, khát vọng của nhân vật trữ tình càng trở nên hoang đường, không thể thực hiện Trả lời câu hỏi: Câu 8. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào? Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao Câu 9. Em hiểu điều gì về khát vọng của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai khổ thơ cuối? Câu 10. Theo em, mơ ước có vai trò như thế nào trong cuộc sống con người? Đề 3 Đọc văn bản : LÁ ĐỎ Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy cười đôi mắt trong. 1974 (Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?  A. Thể thơ 5 chữ B. Thể thơ 6 chữ C. Thể thơ 7 chữ D. Thể thơ tự do Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ:  “Em đứng bên đường như quê hương” A. Nhân hóa B. So sánh C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 3. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào? A. Khoáng đạt, hùng vĩ B. Thơ mộng, trữ tình C. Khắc nghiệt, dữ dội D. Tráng lệ, kì vĩ Câu 4. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai? Người lính Trường Sơn Nguyễn Đình Thi Em gái tiền phương Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương Câu 5. Hai câu sau gợi ra điều gì? Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình Câu 6. Cảm xúc của tác giả qua văn bản là A. niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn. B. niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng. C. niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương. D. niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến. Câu 7. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?   A. Bụi Trường Sơn B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa D. Ào ào lá đỏ Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản. Câu 9. Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương? Câu 10. Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc? Đề 4 Đọc văn bản sau: Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên… Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió… Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. (Cỏ dại – Xuân Quỳnh) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7: Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Hiện đại C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: A.Tự sự B. Trữ tình C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 3. Văn bản nói về loài cây nào? Cây lúa Cây hoa Cây cỏ dại Cây dừa Câu 4. Cây cỏ dại là loài cây như thế nào? Là loài cây quen nắng mưa. Là loài cây có sức sống mạnh mẽ Là loài cây nhỏ bé Tất cả các phương án trên Câu 5. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây. Một làn khói, một mùi hương trong gió… Liệt kê Điệp So sánh Liệt kê, điệp Câu 6. Hình ảnh “cỏ dại” được nêu trong đoạn thơ tượng trưng cho A. Những điều nhỏ bé, bình dị nhưng lại có sức sống bền bỉ B. Những điều nhỏ bé, bình dị, đơn sơ trong cuộc sống C. Sức sống mãnh liệt, bền bỉ, khó có gì có thể khuất phục. D. Những kiếp người nhỏ bé. Câu 7. Trong cuộc đời bình yên tự ngàn xưa điều gì là thân thuộc nhất? Cây lúa gần gũi với con người Vườn quả, dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây. Một làn khói, một mùi hương trong gió Cây lúa, vườn quả, mây, dòng sông, núi, rừng cây, làn khói, mùi hương. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích? Câu 9. Nếu được làm một cây “cỏ dại” anh/chị có muốn không? Vì sao? Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ phần đọc hiểu? Tại sao anh/ chị lại lựa chọn thông điệp này? II. VIẾT (4 Điểm ) Đề 1: Đọc đoạn thơ: Nếu là con chim, chiếc lá, Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? (Một khúc ca, Tố Hữu) Thực hiện yêu cầu: Từ đoạn thơ trên, hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Đề 2: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Khát vọng” (Xuân Quỳnh). Đề 3: Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) nêu suy nghĩ của anh chị về vấn đề: quê hương trong tim mỗi người Đề 4 :Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) nêu suy nghĩ của anh chị về sự hi sinh của con người trong cuộc sống
Trả lời câu hỏi của nam công nghiệp
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
linhtrang

25/10/2023

Câu trả lời uy tín

Đề 1:

1. A

2. C

3. D

4. C

5. D

6. A

7. A

8. Khát vọng của Từ Hải được thể hiện: 

 - Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường thể hiện niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình.

- Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều

Từ đó, Từ Hải là người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

9. Hình tượng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng được miêu tả hiện lên vô cùng chân thực và sinh động. Người anh hùng Từ Hải đã được lý tưởng hóa mang những vẻ đẹp về phẩm chất của một nam nhi đại trượng phu mẫu mực. Đầu tiên, Từ Hải hiện lên với chí làm trai, thỏa sức tung hoành để làm nên việc lớn. Hình ảnh "Nửa năm hương lửa đương nồng" là hình ảnh của sự hạnh phúc lứa đôi ngọt ngào, dễ làm cho con người thui chột ý chí muốn vươn ra đất trời rộng lớn ngoài kia. Tuy nhiên, Từ Hải lại khác, người trượng phu nghĩa lớn ấy đã "thoắt đã động lòng bốn phương". Cách dùng từ độc đáo của Nguyễn Du cho thấy chí lớn, chí làm trai, thỏa sức tung hoành với mục tiêu làm nên nghiệp lớn vẫn luôn ngự trị và trở thành khát khao lớn, mãnh liệt trong nhân vật. Từ bỏ hạnh phúc gia đình êm ấm và Thúy Kiều, người anh hùng ấy "trông vời trời bể mênh mang/ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong". Cái khát vọng công danh của người anh hùng đã tạm gác gia đình lại để tiếp tục sự nghiệp dang dở. Thứ hai, ta thấy Từ Hải là người nam nhi có nghĩa lớn, muốn cho Thúy Kiều một danh phận đàng hoàng. Trong suốt cuộc đời lưu lạc của Kiều thì Từ Hải chính là người đàn ông duy nhất mà có thể cứu Kiều và dám hứa với Kiều về một danh phận và cuộc sống, chỗ dựa đàng hoàng. Người anh hùng Từ Hải quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn để rồi đón Kiều về nhà, cho nàng một danh phận và cuộc sống êm ấm. Thái độ dứt khoát của Từ Hải qua những từ như "quyết, dứt" cho thấy ý chí làm nên công danh và nghiệp lớn của người đàn ông nặng nghĩa nặng tình. Và qua đó, nhân vật Từ Hải đã khắc dấu trong tâm trí người đọc với vẻ đẹp của người quân tử có chí lớn và yêu thương vợ của mình.

10. Đoạn trích Chí khí anh hùng là ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải. Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du: chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí.

Đề 2:

1. A

2. A

3. A

4. B

5. D

6. D

7. C

8. Em hiểu rằng, khát vọng của nhà thơ ngày càng lớn dần lên. Từ “bay” mang nhiều ý nghĩa. Nó mang ý nghĩa thể hiện một sự phát triển, một sự tiến lên phía trước. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nói lên hoài bão lớn lao, cao cả của tác giả cùng những mong muốn thực hiện khát khao, hoài bão ấy đến đỉnh điểm.

9. Ở ba khổ thơ đầu, tác giả sử dụng từ “mơ”, “ước mơ” hoặc “mơ ước”, nhưng ở khổ thơ cuối lại dùng từ “khát vọng”. Sự thay đổi này có dụng ý muốn nhấn mạnh sự thay đổi của con người theo thời gian, càng lớn càng muốn theo đuổi những thứ lớn lao hơn và mang trong mình nhiều khát khao, khát vọng hơn. 

10. Vai trò của ước mơ rất quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó có thể truyền động lực và cảm hứng cho chúng ta để tiến tới và đạt được những thành công trong cuộc sống. Các ước mơ của chúng ta có thể giúp chúng ta tạo ra một tương lai tươi sáng hơn, đem lại niềm tin và hy vọng trong cuộc sống.

Đề 3:

1. D

2. B

3. A

4. C

5. C

6. B

7. C
8. Nội dung của văn bản thể hiện khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc với vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn và của người con gái trẻ trung, tươi tắn. Cùng với đó là niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

9. Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gần gũi mà thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi,… những vẻ đẹp đó đều nói lên cái nhìn cao đẹp của tác giả về người con gái tiền phương.

10. Hình ảnh người phụ nữ với xã hội phong kiến thì mang nét đẹp về nghị lực và sự vục dậy trước áp bức của xã hội thối nát. Còn hình ảnh của người phụ nữ hiện đại thì song hành với nhiều sự dũng cảm cảm những hi sinh, những chiến công oanh liệt mà những “bông hồng thép” mang lại. Đặc biệt hình ảnh em gái tiền phương trong tác phẩm trên là sự khơi gợi đến hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn kì vĩ mà oai hùng. Họ là những thiếu nữ còn đang ở độ xuân, còn đang tuổi để tận hưởng những điều kì diệu cho cuộc sống nhưng những bông hồng này đã sẵn sàng hi sinh tuổi xuân của mình để sẵn sàng xông pha nơi chiến trường máu lạnh, họ hiên ngang, họ oai hùng dẫn thân đến con đường cứu nước đem lại độc lập dân tộc. Đồng thời những cô gái này còn để lại dấu ấn với nhiều thế hệ sau này qua tình thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, qua những cống hiến ngàn vàng đó đã để lại một bài học quý báo về tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước trong mỗi con người.

Đề 4:

1. A

2. C

3. C

4. D

5. D

6. A

7. D

8. Bài thơ viết về những cây cỏ dại gần gũi, quen thuộc nơi quê hương, hình ảnh cỏ dại là ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt của quê hương đồng thời bộc lộ nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi trở về quê nhà của những chiến sĩ trẻ.

9. Mình muốn thử được làm cây cỏ dại bởi vì cỏ dại tuy nhỏ bé nhưng sức sống lại vô cùng dẻo dai. Dù mọi người có giẫm lên, đá có đè lên nhưng những ngọn cỏ vẫn xanh tốt, bền bỉ vượt qua khó khăn, vẫn ngạo nghễ hướng về phía mặt trời. Cỏ dễ sống, dễ phát triển, sức sống mãnh liệt của những cây cỏ khơi gợi tinh thần sống mạnh mẽ, bản lĩnh ở con người chúng ta.

10. Thông điệp mà em tâm đắc nhất đó là trước khó khăn không bao giờ gục ngã. Vì đời người luôn phải trải qua những khó khăn vất vả nhưng mình phải biết tự đứng lên, phải biết nỗ lực vượt qua và không được đầu hàng trước số phận. Ngọn cỏ nhỏ bé kia còn có thể nỗ lực thì tại sao chúng ta lại không làm được?

II. Viết

Đề 1: 

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Để khuyến khích con người có những nghĩa cử cao đẹp, sống biết cho đi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Vậy tấm lòng ở đây là gì? Tấm lòng được nhắc đến trong câu hát là lòng nhân hậu, tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người giúp đỡ người khác hòng tư lợi cá nhân, trục lợi cho bản thân mình,… đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta không nên học theo. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đề 3:

Những con cá hồi có vòng đời rất thú vị. Chúng sinh ra ở nước ngọt rồi di cư ra biển. Nhưng dù có phiêu bạt đến vùng biển nào thì chúng vẫn luôn tìm được đường trở về quê hương để đẻ trứng. Phải chăng mỗi con người luôn sinh ra với một tấm lòng luôn hướng về cội nguồn như thế? Và tất nhiên quê hương đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta.

Quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi ta lớn lên,là nơi lưu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu. Ta có thể sống ở nhiều nơi nhưng quê hương thì chỉ có một. Qua câu nói trên ta thấy được vai trò to lớn của quê hương đối với mỗi con người, cũng như mối quan hệ khắng khít của ta với quê hương. Quê hương là một phần máu thịt không thể thiếu đối với con người.

Tình yêu quê hương, tấm lòng chung thủy với cội nguồn được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Như nhà văn I.Ê-ren-bua đã từng viết rằng: “Lòng yêu nhà , yêu làng xóm,yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Tình yêu ấy có thể bắt nguồn từ những tình cảm giản đơn yêu con song, yêu cái đình làng yêu những con phố nhộn nhịp, rộn rã tiếng cười nói,… Có người cất nó sâu trong tim như cất vật báu vào trong tủ kính, có người thì bộc lộ nó ra ngoài một cách không giấu giếm, đầy tự hào. Nhưng dù nó có muôn hình vạn trạng, dù nó ở đâu thì tình yêu quê hương đất nước cũng thật thiêng liêng, cao quý và đẹp đẽ biết nhường nào!

Hơn thế nữa, tình yêu quê hương là một phần không thể thiếu vì nó cho ta mục đích sống và cống hiến, ta tia nắng của lí tưởng chiếu rọi cuộc đời ta để ta sống tốt hơn. Đó chính là cách mà đội tuyển U23 Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình đến toàn bộ dân tộc trong sự ca ngợi,trong tiếng reo hò chúc mừng. Trận bóng ở Thường Châu năm ấy đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng những người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Đá bóng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, tuyết rơi đầy trời , trái bóng và sân cỏ hòa một màu trắng xóa. Nếu không vì tình yêu Tổ quốc, khao khát đem về cho dân tộc một niềm vinh quang, tự hào thì có lẽ các anh đã bỏ cuộc, các anh đã không chiến đấu đến những phút cuối cùng. Lòng yêu quê hương đã tạo động lực cho họ sức mạnh và khó khăn. Nó chính là một giá trị tinh thần không thể nào thiếu được

Tình yêu nước dù to lớn nhưng vẫn cần có sự lí trí, không được mù quáng để rồi dẫn đến những hành động độc tài, tàn ác, bị người khác lợi dùng. Đừng như Hít-le hay quân đội Pol pot lấy tình yêu nước để làm nên những xấu xa, bạo ngược khiến người đời sau khi nhắc đến tên vẫn còn căm phẫn. Một tình yêu quê hương cao đẹp luôn cần được gắn với những lí tưởng, hành động cao đẹp, mang tính cỗng hiến cho cộng đồng xã hội.

Tuy là một truyền thống, một tình cảm thiêng liêng cao quý nhưng vẫn có những người không có tinh thần yêu nước chỉ sống ích kỉ, sống cho riêng mình. Hay có những người lại muốn quên đi,ruồng rẫy, chà đạp nơi mình sinh ra và lớn lên, quên đi cái phong tục văn hóa để đua theo sự phát triển, hiện đại của xã hội, những văn hóa của nước ngoài. Đó đều là những tình trạng sai lầm cần sửa đổi để đắt nước phát triển hơn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.

Bản thân em cũng là một con người yêu nước. Em nhận ra những giá trị lớn lao của quê hương mình. Em thấy đất nước thật đẹp biết bao. Đó chính là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp mà em không muốn quên, là nơi em phát triển qua từng ngày, cho em mục đích sống và học tập. Và em sẽ cố gắng học tập để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong tương lai.

Đề 4: 

Cuộc sống đầy đủ và đa dạng mang đến cho con người những trải nghiệm đáng nhớ, những cảm xúc tuyệt vời và những bài học sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong số các bài học quan trọng, đức hi sinh là một trong những phẩm chất đáng quý của con người.

Con người là một sinh vật đặc biệt vì có trí tuệ và đạo đức. Đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, là sự hy sinh bản thân vì lợi ích của người khác. Đặc biệt, tình mẫu tử và tình cha con là những hình ảnh cụ thể và đầy cảm xúc nhất của đức hi sinh. Hình ảnh những nếp nhăn trên gương mặt của cha, hay những giọt mồ hôi trên vai của mẹ vì lo lắng cho con cái là những biểu tượng nghệ thuật sâu sắc về tình phụ tử và mẫu tử. Đức hi sinh của cha mẹ là nền tảng tạo nên tình cảm và phẩm chất tốt đẹp cho con cái, và giúp chúng ta trưởng thành và phát triển.
Đức hi sinh không chỉ xuất hiện trong tình cha con, mẫu tử mà còn được biểu hiện trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, bao gồm ông bà, con cháu, anh chị em, cha mẹ và con cái. Sự hy sinh của mỗi người trong gia đình đóng góp vào sự hi sinh và tình yêu thương của gia đình. Nó giúp tạo ra một môi trường yêu thương, sự ủng hộ và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

Trong tổng thể, đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao quý của con người và đóng góp quan trọng cho sự hình thành của tình cảm gia đình và giúp chúng ta trưởng thành và phát triển tốt hơn.

Trong cuộc sống, sự hi sinh và lòng dũng cảm được thể hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Trong thời chiến, hàng ngàn chiến sĩ vô danh đã liều mình hy sinh để bảo vệ đất nước, từ thời bắc thuộc đến chiến tranh chống Mỹ. Họ đã đánh đổi cả thời tuổi trẻ để đem lại hòa bình và độc lập cho quê hương.

Trong thời bình, những người đã âm thầm hi sinh để đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại cũng được ghi nhận và tôn vinh. Họ là những nhà khoa học cần cù nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những giáo viên tận tụy dạy dỗ thế hệ tương lai, những công nhân vệ sinh quét rác để giữ thành phố sạch đẹp và những người cha mẹ dành thời gian, công sức và tiền bạc để cho con em được đi học.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều tấm gương hi sinh không được công chúng biết đến, những người đã thầm lặng đóng góp cho cộng đồng, cho môi trường sống và cho thiên nhiên. Tuy nhiên, trong lịch sử, những người đã dũng cảm hy sinh vì lợi ích của đất nước và dân tộc được ghi nhớ mãi như Lê Lai và Nguyễn Văn Trỗi.

Hiện nay, nhiều chiến sĩ công an vẫn đang làm việc ngày đêm để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân, và họ đều là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ mọi người. Các hành động này là minh chứng cho tình yêu đất nước và lòng trung thành với cộng đồng của những người hi sinh.
Đức tính hi sinh là một giá trị vô cùng quý giá trong đời sống văn hóa của con người. Nó phản ánh tình yêu thương chân thật của con người và giúp mang lại những lợi ích lớn lao cho cộng đồng. Những người hi sinh cho gia đình, cho đất nước hay cho nhân loại luôn được tôn vinh và ca ngợi vì họ đã đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, để có thể hi sinh một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho cộng đồng, chúng ta cần có lý trí tỉnh táo và tình cảm trong sáng, tránh những hậu quả tai hại từ sự mù quáng. Đức tính hi sinh cũng cần được rèn luyện và phát triển linh hoạt ngay từ khi còn trẻ để trở thành một người "sống vì mọi người" và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Đóng góp của những người biết hi sinh vì cộng đồng là vô cùng quý giá và thiết yếu để xây dựng một cuộc sống bình yên, tươi đẹp và phát triển. Do đó, chúng ta cần trân trọng và tôn vinh những hành động này, đồng thời động viên và khuyến khích mọi người hi sinh cho cộng đồng một cách đúng đắn và có ích.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved