logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Eirlys 🫧

25/10/2023

Phân tích điểm nhìn, lời kể trần thuật, nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn trong tác phẩm "Đời thừa" (Nam Cao), từ đó nêu hiệu quả của nghệ thuật kể chuyện đối với tác phẩm
Trả lời câu hỏi của Eirlys 🫧
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

25/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao, việc sử dụng điểm nhìn và lời kể trần thuật đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho câu chuyện. Điểm nhìn trong tác phẩm được thể hiện qua góc nhìn của nhân vật chính - nhân vật hộ. Nhân vật hộ là người có tư tưởng, hoài bão văn chương lớn lao của mình. Qua con mắt của nhân vật hộ, chúng ta được tiếp cận với cuộc sống của những người nông dân nghèo khó, những khó khăn, đau khổ và hy vọng của họ. Điểm nhìn này giúp tác giả khắc họa chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống và tâm lý của nhân vật. Lời kể trần thuật trong tác phẩm được sử dụng để tái hiện lại các sự kiện và hành động của nhân vật một cách trung thực và chi tiết. Lời kể trần thuật giúp tạo ra sự thật thà và chân thực trong việc khắc họa nhân vật, giúp độc giả hiểu rõ hơn về tâm lý và hành động của họ. Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Đời thừa" đã tạo hiệu ứng đặc biệt, làm cho câu chuyện trở nên sống động và gần gũi với độc giả. Việc sử dụng điểm nhìn và lời kể trần thuật đã giúp tác giả xây dựng một không gian văn học chân thực và sâu sắc, mang đến cho độc giả những trải nghiệm đặc biệt và hiệu quả.
JinTokyo

25/10/2023

Câu trả lời uy tín

Đời thừa (1943) là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn học. Không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng, Đời thừa còn đặc sắc về điểm nhìn, lời kể trần thuật, nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn. Đây cũng là phương diện chưa được chú ý nhiều trong những phân tích, bình giảng về truyện ngắn này.
Trong tác phẩm, nhân vật Hộ vốn là người có tư tưởng, hoài bão văn chương lớn lao của mình. Nhưng chính vì dòng đời, vì lẽ sống kiếm tiền nuôi vợ con của mình, anh phải bán đứng lý tưởng văn chương của mình và từ đó dẫn đến sự tha hóa về nhân cách trong con người anh. Một con người với nội tâm phức tạp, khó hiểu như vậy nhờ vào việc sử dụng ngôi thứ ba sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được diễn biến tâm lí của nhân vật. Từ hồi tưởng về quá khứ, nghĩ về những năm tháng hoàng kim của đời mình, rồi đến hiện thực tàn khốc rồi hiểu ra chính mình trong cơn say… tất cả làm nổi bật nên nội tâm của một người đang bị giằng xé khi phải lựa chọn trước lý tưởng văn chương thanh cao của bản thân và nỗi lo về cơm ăn, áo mặc trong cuộc sống.
Kết hợp với việc lựa chọn điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật đã giúp cho việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả được rõ ràng. Một người luôn mang trong mình hoài bão lớn, lý tưởng lớn về văn chương nhưng chịu đựng nỗi lo về cơm áo gạo tiền mà trở lên tha hóa về nhân cách, làm khổ vợ con. Nội tâm anh luôn đấu tranh mạnh mẽ về điều này. Khi say rượu, anh thú nhận với Tứ nhưng Tứ không trách anh mà ngược lại nhận lỗi về mình bởi cô nghĩ rằng bởi nỗi lo toan về cuộc sống đã biến một con người tài hoa, vốn yêu văn chương bằng cả mạng sống trở thành một tên nát rượu, đánh đập vợ con. Cô thương cho người chồng bị cái khổ vùi dập mà không nỡ trách anh, chỉ dám nhận lỗi về mình. Đến đây, tác giả đã thành công sử dụng điểm nhìn bên trong để soi chiếu từng nhân vật cùng cách trần thuật hướng nội đã góp phần làm rõ được tính cách của hai nhân vật, một người nhận ra được lỗi lầm của mình và một người với lòng vị tha sâu sắc. Đó chính là tình cảm, sự cảm thông của những con người nghèo khổ với nhau.
Đời thừa là một truyện ngắn giàu tính phê phán. Ngoài phê phán việc con người, nhất là người trí thức, có thể đánh mất mình như thế nào, truyện ngắn của Nam Cao còn muốn phê phán những thiết chế xã hội đã đẩy các giá trị lớn vào tình thế xung đột với nhau, nơi cái tầm thường được biện bạch bằng lí do hoàn cảnh, trong khi đó những lí tưởng, khát vọng lớn của con người lại bị hi sinh, bị tha hoá bởi những thứ tưởng như nhỏ nhặt nhất trong đời thường, khiến sự sống của con người trở nên mất ý nghĩa. Sự phê phán của Nam Cao là biểu hiện của một “tấm lòng thương đời nhất” và một “con mắt nhìn đời ác nhất”2), nói như Nguyễn Minh Châu. Tất cả điều này gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc nhờ một nghệ thuật tự sự có chiều sâu, giàu sức thuyết phục.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved