logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
tran thi diem

28/10/2023

Câu 1. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. B. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. C. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. Câu 2. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. B. hình thành thị trường dân tộc thống nhất. C. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Câu 3. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. xóa bỏ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản. B. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Câu 4. Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. B. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Câu 5. Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. địa chủ. B. nông dân. C. công nhân. D. tư sản. Câu 6. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết định thắng lợi của cách mạng là A. mục tiêu của cách mạng. B. phương pháp đấu tranh. C. kết quả cuối cùng. D. giai cấp lãnh đạo. Câu 7. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết định thắng lợi của cách mạng là A. mục tiêu của cách mạng. B. kết quả cuối cùng. C. quần chúng nhân dân. D. phương pháp đấu tranh. Câu 8. Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. C. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến. Câu 9. Nội dung nào sau đây là tiền đề về xã hội dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. C. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc phong kiến ngày càng sâu sắc. Câu 10. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời. B. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân. C. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội. D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Câu 11. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội. D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Câu 12. Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân. B. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội. C. Mở đường cho cách mạng công nghiệp. D. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Câu 13. Cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII) và cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII) có điểm khác biệt nào sau đây? A. Tính chất triệt để của cuộc cách mạng tư sản. B. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. C. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. D. Xóa bỏ phong kiến, thiết lập quân chủ lập hiến. Câu 14. Cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII) và cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII) có điểm khác biệt nào sau đây? A. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Xóa bỏ phong kiến, thiết lập quân chủ lập hiến. Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập (1776) ở nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) ở nước Pháp? A. Đề cao quyền công dân và quyền con người. B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. C. Bảo vệ quyền lợi tư hữu cho giai cấp tư sản. D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Câu 16. Điểm khác nhau giữa cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ XVIII với cuộc cách mạng tư sản Anh là gì? A. Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân. B. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. C. Giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo cách mạng. D. Diễn ra dưới hình thức thống nhất đất nước. Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII? A. Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, không có hạn chế. B. Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhưng có nhiều hạn chế. C. Đây là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến. D. Tầng lớp quý tộc mới quyết định sự thành công của cách mạng. 2/ Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản Câu 18. Quốc gia nào sau đây khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII? A. Pháp. B. Đức. C. I-ta-li-a D. Anh. Câu 19. Từ đầu thế kỉ XIX, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công các nước tư bản phương Tây đã tăng cường A. hợp tác và mở rộng đầu tư. B. thu hút vốn đầu tư bên ngoài. C. xâm lược và mở rộng thuộc địa. D. đổi mới hình thức kinh doanh. Câu 20. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn A. tự do cạnh tranh. B. cải cách đất nước. C. đế quốc chủ nghĩa. D. chủ nghĩa phát xít. Câu 21. Cho đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc chủ nghĩa đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng khắp ở A. châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Âu. B. châu Âu, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ. C. châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. D. châu Mỹ, Tây Âu và khu vực Đông Âu. Câu 22. Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất? A. Đức. B. I-ta-li-a. C. Nhật D. Anh. Câu 21. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Tơ-rớt, Dai-bát-xư. B. Các-ten, Xanh-đi-ca. C. Con-sen, Tơ-rớt. D. Dai-bát-xư, Con-sen. Câu 22. Quốc gia nào sau đây được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”? A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. Mỹ. Câu 23. Thuật ngữ: “chủ nghĩa tư bản hiện đại” dùng để chỉ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn A. trước Chiến tranh thế giới thứ hai. B. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. C. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. D. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 24. Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Quân sự, văn hóa. B. Văn hóa – giáo dục. C. Chính trị, ngoại giao. D. Khoa học – công nghệ. Câu 25. Nội dung nào sau đây là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt? A. Nguồn nhân công ngày càng cạn kiệt. B. Giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng tăng. C. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. D. Sự ra đời các tổ chức liên kết khu vực. Câu 26. Từ nửa sau thế kỉ XIX, Nhật Bản tránh được nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây là nhờ A. liên minh quân sự với các nước tư bản lớn. B. tiến hành cải cách đất nước trên nhiều lĩnh vực. C. tiến hành cuộc nội chiến lật đổ phong kiến. D. sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. Câu 27. Nội dung nào sau đây tạo cơ sở cho bước chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền? A. Quá trình hợp tác ở các nước tư bản. B. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền. C. Nhiều trung tâm kinh tế - tài chính ra đời. D. Sự ra đời nhiều tổ chức liên kết khu vực. Câu 28. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc? A. Lật đổ ách thống trị của các nước đế quốc. B. Xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến lỗi thời. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 29. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây? A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để. B. Là cuộc cách mạng tư sản nhưng không triệt để. C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 30. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc có điểm khác biệt nào sau đây? A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để. B. Đưa đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm. C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt? A. Khủng hoảng kinh tế, tài chính. B. Sự chênh lệch giàu nghèo. C. Tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu. D. Tệ nạn xã hội, phân biệt chủng tộc. 3/ Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (30 câu) Câu 32. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 33. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới. B. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. C. khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại thù trong giặc ngoài. D. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 34. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người đứng đầu Chính quyền Xô viết là A. Lê-nin. B. Xta-lin. C. Pu-tin. D. Goóc-ba-chốp. Câu 35. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, khai mạc đêm 25-10-1917 đã ra tuyên bố A. thành lập chính quyền Xô viết. B. thông qua sắc lệnh “Hòa bình”. C. thông qua sắc lệnh “Ruộng đất”. D. Thông qua chính sách “Kinh tế mới”. Câu 36. Tháng 1-1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô chính thức được A. thông qua. B. biên soạn. C. xoá bỏ. D. có hiệu lực. Câu 37. Ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua A. Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. B. Hiến pháp đầu tiến của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Báo cáo chính trị và báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản. Câu 38. Theo Hiến pháp (1924) của Liên Xô, ghi nhận việc hợp tác của các nước Cộng hòa Xô viết thành một nhà nước dựa trên cơ sở A. thỏa thuận. B. tự nguyện. C. bắt buộc. D. thương lượng. Câu 39. Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua. B. bản Hiệp ước Liên bang lần đầu tiên được thông qua. C. Thắng lợi trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. D. Khi hoàn thành quá trình khôi phục và phát triển kinh tế. Câu 40. Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là A. sự bình đẳng, quyền tự quyết. B. sự nhất trí, quyền dân tộc. C. sự hợp tác, quyền độc lập. D. sự cộng tác, quyền dân chủ. Câu 41. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 42. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. D. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. Câu 43. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La-tinh. C. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. D. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. 4. Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay a) Nhận biết Câu 44. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước A. Đông Âu. B. Tây Âu. C. Nam Âu. D. Bắc Âu. Câu 45. Năm 1949, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội? A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Triều Tiên. D. Cu-ba. Câu 46. Tháng 12-1978, gắn với sự kiện trọng đại nào ở Trung Quốc? A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Xây dựng chủ nghĩa tư bản. C. Xây dựng dân giàu, nước mạnh. D. Thực hiện cải cách mở cửa. Câu 47. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng A. chủ nghĩa xã hội. B. chủ nghĩa dân tộc. C. chủ nghĩa yêu nước. D. chủ nghĩa cơ hội. Câu 48. Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau thắng lợi của A. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954. B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973. C. cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai năm 1975. D. quá trình thống nhất hai miền Nam – Bắc năm 1976. Câu 49. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã A. trở thành một hệ thống trên thế giới. B. trở thành siêu cường số một thế giới. C. bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. D. lan rộng sang các nước ở Tây Âu. Câu 50. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do A. tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ. B. không tiến hành cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. D. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước. Câu 51. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70? A. Tích cực, tiến bộ. B. Hòa bình, trung lập. C. Hòa hoãn, tích cực. D. Trung lập, tích cực. Câu 52. Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay? A. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ về chính trị. B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài. D. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế. 5/ Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á Câu 53. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh chế độ phong kiến ở Đông Nam Á A. khủng hoảng, suy thoái. B. đang được hình thành. C. ổn định, phát triển. D. sụp đổ hoàn toàn. Câu 54. Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách A. "chia để trị". B. "ngu dân". C. "đồng hóa". D. "phản phong". Câu 55. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? A. In-đô-nê-xi-a. B. Xiêm. C. Ma-lai-xi-a. D. Bru-nây. Câu 56. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu. B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp. C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông. D. chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói. Câu 57. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây vì lí do nào sau đây? A. Giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu và hàng hóa phong phú. B. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ. C. Là khu vực có tình trạng chính trị không ổn định do bị chia cắt. D. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí. Câu 58. Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến chính sách A. thể thao. B. văn hóa. C. tôn giáo. D. ngoại giao. Câu 59. Điểm tương đồng của Xiêm và Nhật Bản trong đường lối phát triển đất nước giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? A. Tiến hành cải cách và trở thành cường quốc ở châu Á. B. Đều lệ thuộc vào các nước phương thực dân phương Tây. C. Tiến hành cải cách và phát triển theo tư bản chủ nghĩa. D. Đều không đạt được mục đích trong công cuộc cải cách. Câu 60. Những cải cách ở Xiêm và Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu A. các nước phương Đông. B. các nước phương Tây. C. cải cách Nông nô ở Nga. D. các nước xã hội chủ nghĩa.
Trả lời câu hỏi của tran thi diem
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Hiện tại mình chưa giải đáp được kiến thức này nhé
Câu trả lời uy tín

1.D; 2.B; 3.A; 4.A; 5.D; 6.A; 7.C; 8.D; 9.D; 10.A

11.B; 12.C; 13.A; 14.C; 15.A; 16.D; 17.B; 18.D; 19.C: 20.C

21.C; 22.D; 21.B; 22.C; 23.B; 24.D; 25.C; 26.B; 27.B; 28.A; 29.B; 30.C

31.C; 32.B; 33.C; 34.A; 35.A, 36.A; 37.A; 38.B; 39.A; 

40.A; 41.D; 42.D; 43.B; 44.A; 45.A; 46.D; 47.A; 48.A; 49.A

50.C; 51.A; 52.B; 53.A; 54.A; 55.B; 56.A; 57.A; 58.D; 59.C; 60.B

dohoangson

28/10/2023

tran thi diem1. D.

2. k biết

3. A.

4. A.

5. D.

8. D.

9. D.

10. A.

11.  B.

12. C.

13.k biết

14.k biết.

15. A.

17. B.

18. D.

19. C.

20.  C.

21. C.

22. D.

21. B.

22. C.

23.  B.

TranThu

28/10/2023

1. D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
3. A. xóa bỏ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản. 
4. A. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. 
5.  D. tư sản.
8. D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến.
9. D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc phong kiến ngày càng sâu sắc.
10. A. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.
11.  B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
12. C. Mở đường cho cách mạng công nghiệp. 
15. A. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
17. B. Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhưng có nhiều hạn chế.
18. D. Anh.
19. C. xâm lược và mở rộng thuộc địa.
20.  C. đế quốc chủ nghĩa. 
21. C. châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh
22. D. Anh.
21. B. Các-ten, Xanh-đi-ca.
22. C. Anh.
23.  B. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved