logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Tuấn Trần

28/10/2023

Nhà thơ Tố Hữu nhận định: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “ Tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” nhà thơ Đỗ Trung Quân qua bài thơ “ Quê hương” Quê hương Đỗ Trung Quân Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ…
Trả lời câu hỏi của Tuấn Trần
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Ý kiến của nhà thơ Tố Hữu là thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn. Điều này có nghĩa là thơ là cách mà con người có thể thể hiện và truyền đạt những cảm xúc, suy nghĩ và trạng thái tinh thần của mình một cách tự nhiên và chân thành nhất. Trong bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân, ông cũng thể hiện ý kiến tương tự về quê hương. Quê hương được miêu tả như là một nguồn cảm hứng và ký ức đẹp, là nơi mà con người có thể tìm thấy sự an lành và tình yêu thương. Quê hương là nơi gắn kết tình cảm gia đình và kỷ niệm tuổi thơ. Bài thơ cũng nhấn mạnh rằng mỗi người chỉ có một quê hương duy nhất và nếu không nhớ quê hương, người ta sẽ mất đi một phần quan trọng của bản thân.
Maxhd123

28/10/2023

Câu trả lời uy tín
Đã bao giờ, ta ngước mắt bầu trời cao rộng và bắt gặp trăng sao đang tỏa sáng, rồi lại vô tình va vào cầu vồng phía cuối trời, đôi khi lại là đám mây đen đang kéo theo những cơn gió điên cuồng. Đứng trước bầu trời ấy, trước mỗi chuyển động của thiên nhiên vạn vật, ta bỗng cảm thấy thích thú và muốn bộc lộ cảm xúc của mình qua những con chữ. Quả thật, thơ ca vốn là một thứ nghệ thuật tự do mặc cho tâm hồn thi sĩ bay nhảy theo điệu nhạc của trái tim trước những viễn cảnh cuộc đời. Tố Hữu cho rằng "Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn" là hoàn toàn đúng với đặc trưng của bộ môn này đặc biệt điều đó còn được thể hiện rõ qua bài thơ "Bài học đầu cho con" của Đỗ Trung Quân. Vậy thơ là gì, là cái chi mà khiến biết bao thi sĩ điên đảo trước cuộc đời? Với M.Gorki, “thơ chính là tâm hồn”. Với Sóng Hồng, “Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Xuân Diệu cũng đem đến một khái niệm nữa về thơ rằng: “Thơ còn là thơ nữa”. Nguyễn Đình Thi thì lại cho rằng thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn. “Thơ” nói chung là một thể loại trữ tình dùng ngôn từ, vần và nhịp để biểu thị nội dung. Thơ là nơi mà thi sĩ có thể bộc lộ tình cảm sâu kín trong trái tim mình. Ấy mới nói, “thơ là người thư ký trung thành của trái tim”. Vậy tại sao lại là thứ nhất mà không phải là thứ hai? Có lẽ bởi người thi sĩ ngay khi bắt gặp những rung động của đời, khi vừa “đụng chạm tới cuộc sống” thì tiếng nói ấy bỗng hóa thành thơ. Đây là đặc trưng cơ bản của thơ về nội dung tư tưởng rằng: Thơ ca bắt nguồn từ tình cảm, tâm tư và cũng là công cụ để bộc lộ tình cảm mãnh liệt. Thơ ca được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong sự thật đời sống. Cuộc sống luôn được xem là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu của người nghệ sĩ và tâm hồn của họ là cái đích cuối cùng của thơ ca. Và thơ chính là sự hồn nhiên nhất, là cái thơ mộng, chân thật nhất của tâm hồn. "Bài học đầu cho con" được đăng trên báo Khăn quàng đỏ năm 1986 và nhanh chóng được đông đảo bạn bè mến mộ. Ban đầu bài thơ được làm trong phạm vi nhỏ hẹp dành để tặng Quỳnh Anh, con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là người bạn thân thiết của tác giả Đỗ Trung Quân. Về sau những lời thơ ngọt ngào, da diết đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng được tác giả gửi gắm đã khiến Bài học đầu cho con trở thành một trong những bài thơ nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích. Bài học đầu cho con được đăng trên báo Khăn quàng đỏ năm 1986 và nhanh chóng được đông đảo bạn bè mến mộ. Ban đầu bài thơ được làm trong phạm vi nhỏ hẹp dành để tặng Quỳnh Anh, con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là người bạn thân thiết của tác giả Đỗ Trung Quân. Về sau những lời thơ ngọt ngào, da diết đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng được tác giả gửi gắm đã khiến Bài học đầu cho con trở thành một trong những bài thơ nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng câu hỏi tu từ đầy ngọt ngào “quê hương là gì hở mẹ; quê hương là gì, mẹ ơi” Câu hỏi được lặp đi lặp lại hai lần nhấn mạnh khát khao và mong mỏi của đứa trẻ, muốn được lý giải về hình ảnh của quê hương đất nước. Quê hương là gì? Quê hương chính là nơi ta sinh ra, khi đi xa ta luôn nhớ về về những kỷ niệm và hình ảnh thân thuộc nhất. Quê hương hiện ra qua tiếng hát, lời ru của bà và của mẹ. Thế nên nhà thơ đã có những lý giải thật đơn giản về quê hương. Biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ, liệt kê đã lý giải quê hương thân thuộc và bình dị ở xung quanh ta. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học, là con diều biếc, là con đò nhỏ, là vàng hoa bí, dậu mồng tơi, là đôi bờ dâm bụt… trong lý giải của nhà thơ hình ảnh quê hương gần gũi thân quen, là cuộc sống và tuổi thơ của mỗi người, gắn với cuộc đời của mỗi người. Là chùm khế ngọt thơm mát để con trèo hái mỗi ngày; là con đường quen thuộc đưa con tới trường; là cánh diều tuổi thơ chở bao ước mơ của con trẻ; là con đò đưa khách sang sông. Không những thế quê hương còn bình dị đến nỗi là màu hoa của bí, của dậu mồng tơi mẹ trồng, là bông sen trắng tinh khôi ngoài ruộng, trên bờ ao… Đâu có gì trừu tượng đâu, những định nghĩa, so sánh về quê hương khiến người đọc mỗi người cảm nhận được quê hương thân thuộc, gắn bó với cuộc đời của mỗi con người biết bao nhiêu. Thế nên mỗi chúng ta lại càng phải yêu thương, trân trọng và gắn bó với quê hương nhiều hơn Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước bên sông Điệp ngữ quê hương là trở đi trở lại trong tất cả các khổ thơ, như muốn khẳng định nhiều nghĩa của nó. Đỗ Trung Quân không thể tóm tắt khái niệm quê hương là gì, vì nó có vô số ý nghĩa. Với mỗi người, quê hương là ký ức, là tâm hồn, là nỗi nhớ, là nỗi nhớ không thể rời xa. gắn bó với quê hương thật tuyệt vời, còn có tình yêu thương, bạn bè, gia đình, thầy cô, … phép điệp ngữ còn nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả, niềm tự hào về mảnh đất nơi mình đã sinh ra, trưởng thành khôn lớn nên người. Thể hiện với mỗi người quê hương là ký ức, tâm hồn, nỗi nhớ không thể rời xa. Đoạn thơ cuối giống như một lời nhắc nhở mỗi người hãy luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình. Nhà thơ tiếp tục sử dụng hình ảnh so sánh Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Nhà thơ ví quê hương như người mẹ luôn dang rộng vòng tay ôm lấy đàn con thơ trở về. Kể cả khi không có nhà thì quê hương vẫn bảo vệ con giống trước những bão tố, mưa giông ngoài kia. Quê hương ở đây cũng chính là hình ảnh người mẹ, luôn luôn hy sinh vì con cái? Quê hương còn là vầng trăng, soi sáng lối đi, dẫn dắt chúng ta đi đến muôn nơi, luôn đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường. Quê hương với mỗi người là duy nhất, cũng như mẹ chúng ta, chỉ có một người mẹ duy nhất trong đời. Đỗ Trung Quân còn nhấn mạnh rằng: Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Câu thơ cuối giống như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh con người phải luôn biết ơn quê hương, trân trọng quê hương, nếu không biết ơn quê hương, tức là quên đi cội nguồn thì sẽ không bao giờ lớn khôn thành người được. Đúng như nhận định của Tố Hữu, bài thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc, bình dị nhất, với giọng điệu ngân nga, dạt dào, tha thiết, nhắc nhở mỗi chúng ta về quê hương, gắn bó và thân thuộc đối với mỗi cuộc đời. Biết ơn quê hương mỗi người đều phấn đấu rèn luyện, học hành chăm chỉ để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved