logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Em sẽ kể anh nghe Chuyện con thuyền và biển: “Từ ngày nào chẳng biết Thuyền nghe lời biển khơi Cánh hải âu, sóng biếc Đưa thuyền đi muôn nơi Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa... còn xa Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Quanh mạn thuyền sóng vỗ Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên?) Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió” Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố 4-1963 (Xuân Quỳnh, Chồi biếc, NXB Văn học, 1963) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Nhân vật “Em”. B. Tác giả, xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nhân xưng “anh”. C. Tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng. D. Nhân vật trữ tình là chủ thể ẩn, giấu mình. Câu 2. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là A. Thuyền. C. Thuyền và biển. B. Biển. D. Sóng biếc. Câu 3. Hai câu thơ Những đêm trăng hiền từ/ Biển như cô gái nhỏ sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. B. So sánh. D. Nhân hoá và so sánh. Câu 4. Hình tượng biển trong bài thơ trên tượng trưng cho: A. Người con gái đầy cá tính trong tình yêu. B. Người con trai giàu khát vọng, mong muốn được khám phá tận cùng tình yêu. C. Người con gái vừa dịu dàng, đằm thắm, cũng vừa mãnh liệt trong tình yêu. D. Người con trai chung thuỷ, mãnh liệt trong tình yêu. Câu 5. Thành phần trong dấu ngoặc đơn của hai câu thơ (Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên?) có tác dụng gì? A. Là thành phần tình thái thể hiện cảm xúc của tác giả. B. Là thành phần chêm xen thể hiện suy ngẫm của tác giả về tình yêu. C. Là thành phần chêm xen có tác dụng biểu cảm, làm tăng sức gợi hình cho đoạn thơ. D. Là thành phần cảm thán giúp bộc lộ cảm xúc băn khoăn, trăn trở của tác giả. Câu 6. Nội dung chính của bài thơ là: A. Thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại. B. Bộc lộ quan niệm tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại của tác giả. C. Thể hiện sự khăng khít, bền chặt, chung thủy của tình yêu. D. Bộc lộ niềm khát khao về một tình yêu vĩnh cửu. Câu 7. Ý nào nhận xét không đúng đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? A. Xây dựng hình tượng thơ sóng đôi thuyền và biển sóng đôi. B. Thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ giàu hình ảnh. C. Xây dựng cấu tứ, hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng. D. Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, giàu sức biểu cảm. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Chỉ ra đặc điểm của thuyền và biển trong khổ thơ sau: Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa... còn xa Câu 9. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong khổ câu thơ sau: Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ Câu 10. Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về tình yêu thủy chung của đôi lứa yêu nhau?
Trả lời câu hỏi của Quang Nguyễn
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1. Đáp án B. Tác giả, xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nhân xưng “anh”. Câu 2. Đáp án C. Thuyền và biển. Câu 3. Đáp án D. Nhân hoá và so sánh. Câu 4. Đáp án B. Người con trai giàu khát vọng, mong muốn được khám phá tận cùng tình yêu. Câu 5. Đáp án C. Là thành phần chêm xen có tác dụng biểu cảm, làm tăng sức gợi hình cho đoạn thơ. Câu 6. Đáp án D. Bộc lộ niềm khát khao về một tình yêu vĩnh cửu. Câu 7. Đáp án A. Xây dựng hình tượng thơ sóng đôi thuyền và biển sóng đôi. Câu 8. Đặc điểm của thuyền và biển trong khổ thơ trên là: - Thuyền nhiều khát vọng và tình biển bao la. - Thuyền đi hoài không mỏi, biển vẫn xa... còn xa. Câu 9. Tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ câu thơ trên là biểu đạt sự nhớ nhung, đau đớn và rạn vỡ trong tình yêu khi không gặp nhau. Câu 10. Câu hỏi này yêu cầu ý kiến cá nhân, vì vậy em có thể trả lời theo suy nghĩ của mình về tình yêu thủy chung của đôi lứa yêu nhau.
thuthu

28/10/2023

Câu trả lời uy tín

1. A

2. C

4. C

4. D

5. B

7. C

8. Trong khổ thơ trên, biển đã được nhà văn miêu tả với tình yêu bao la, rộng lớn. Thuyền đi mãi không mỏi, nhưng biển vẫn còn xa, còn rất nhiều điều để khám phá. Đây là một hình ảnh đẹp mang sự khát khao to lớn mang đến mọi biều thú vị tới biển. Trong khổ thơ này, thuyền được miêu tả với lòng đầy khát vọng muốn đi tới nhiều nơi.

9. Những biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ (Thuyền ẩn dụ cho người con trai còn biển là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái).

+ Nhân hóa (thuyền hiểu, biển biết, biển bạc đầu).

+ Điệp cú pháp: Những ngày không gặp nhau.

Câu 10. “Thuyền và biển” là một trong nhiều bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, làm đắm say lòng người. Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương. Thuyền và biển ở đây là sự nhân hóa của tình yêu lứa đôi, giữa “anh” và “em”. Biểu tượng này đã khiến cho câu chuyện tình trở nên lãng mạn, da diết và đắm đuối hơn bao giờ hết. Lòng thuyền nhiều khát vọng/ Và tình biển bao la/ Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa… còn xa. Trong hành trình của tình yêu thì dường như cái đích luôn cứ lấp ló, ẩn hiện phía trước với bao nỗi âu lo, hạnh phúc. Đó chính là khát vọng giúp con người vươn tới, bởi tình yêu luôn đòi hỏi sự hy sinh và dâng hiến.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved