logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
xoi côn tý

28/10/2023

Chân dung Chí Phèo qua điểm nhìn trần thuật _Chí Phèo xuất hiện _Đối tượng chửi của Chí Phèo _Ý nghĩa tiếng chửi (em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích của tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi)
Trả lời câu hỏi của xoi côn tý
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Chân dung Chí Phèo qua điểm nhìn trần thuật: Chí Phèo là một nhân vật trong tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. Anh là một người nghèo khổ, bị xã hội đánh đồng và coi thường. Chí Phèo thường xuất hiện trong các tình huống khó khăn và bất hạnh, và thường bị người khác chửi rủa. Đối tượng chửi của Chí Phèo: Chí Phèo thường chửi rủa những người giàu có, quyền lực hoặc những người coi thường mình. Anh thường chửi rủa những người không công bằng, những kẻ áp bức và những người gây ra những khó khăn cho cuộc sống của mình. Ý nghĩa tiếng chửi: Tiếng chửi của Chí Phèo có ý nghĩa biểu đạt sự phẫn uất, tức giận và sự bất mãn của anh đối với xã hội bất công và những người áp bức mình. Chí Phèo sử dụng tiếng chửi để thể hiện sự phản kháng và khát vọng tự do, cũng như để thể hiện sự tức giận và sự thất vọng của mình. Cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi: Trong tiếng chửi, Chí Phèo thể hiện sự tức giận, sự bất mãn và sự tuyệt vọng. Anh cảm thấy bị xã hội đánh đồng và coi thường, và tiếng chửi là cách để anh thể hiện sự phản kháng và sự tự khẳng định bản thân. Tuy nhiên, sau cùng, Chí Phèo cũng mang trong mình sự đau khổ và sự cô đơn, vì anh không thể thay đổi được hoàn cảnh của mình.
tuantu

28/10/2023

Câu trả lời uy tín

* Về mặt kết cấu trần thuật: Việc đưa tiếng chửi lên đầu tác phẩm đã tạo ấn tượng mạnh và có sức lôi cuốn người đọc. Ở đây, Nam Cao đã từ bỏ cách kể chuyện tuyến tính truyền thống, mà chuyển sang kết cấu hồi tưởng, đồng hiện → Cách kể chuyện tạo tính bất ngờ, sắp xếp các chi tiết quan trọng trong tác phẩm, khiến người đọc tưởng như ngẫu nhiên mà thật ra có quy luật tất yếu.

* Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc:

- Nghệ thuật trần thuật nửa trực tiếp được Nam Cao sử dụng rất thành công. Về hình thức, đoạn văn là lời kể của tác giả, nhưng trong đó ta có thể nghe được ba giọng:

+  Thứ nhất, đó là giọng chửi tức tối của Chí Phèo (“Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật..”).

+  Thứ hai, đó là chất giọng lạnh nhạt, thờ ơ của người làng Vũ Đại (“chắc nó trừ mình ra”).

+  Và thứ ba, đó là giọng trần thuật khi lạnh lùng khinh bạc, khi sôi nổi của Nam Cao 

→ Đoạn văn như thấu tóm cái hồn của ngôn ngữ đời sống, trở nên sinh động, lôi cuốn.

→ Mặt khác, đoạn tiếng chửi có tác dụng như một cuộc đối thoại giữa nhà văn và nhân vật, từ đó làm bật lên tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

-  Tiếng chửi có tính chất tăng cấp.

+  Đầu tiên là tăng cấp về đối tượng: “trời”, “đời”, “tất cả làng Vũ Đại”, “đứa nào không chửi nhau với hắn”, “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này” è Đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ xa đến gần, từ chửi người đến chửi mình.

+ Tiếp đến là tăng cấp về cảm xúc: “Tức mình”, “Tức thật!”, “Thế này thì tức thật!”, “Tức chết đi được mất”.

+  Như vậy, sau mỗi tiếng chửi, tình thế bi đát và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo cũng tăng theo.

* Ý nghĩa của tiếng chửi

-   Qua tiếng chửi, Nam Cao đặt ra một nghịch lý trước người đọc: Chí Phèo say hay tỉnh? Rõ ràng ông đã khẳng định “cứ rượu say là hắn chửi”. Nhưng nếu đó là tiếng chửi của một người say và mất hết ý thức, tại sao lại lớp lang rành mạch (sự tăng cấp giữa các đối tượng), tại sao vẫn nhận ra “thân hắn khổ đến nông nỗi này” 

→ Say mà tỉnh, tỉnh mà say, đó là trạng thái lưỡng phân của hình tượng Chí Phèo, qua đó Nam Cao hé lộ cho người đọc thấy được ý thức tỉnh táo của Chí Phèo sau cái vô thức của kẻ say, nỗi đau con người sau hình thù quỷ dữ, khát vọng lương thiện sau những hành động, lời nói côn đồ, ác độc.

-   Ngay ở đoạn văn tiếng chửi mở đầu tác phẩm, tác giả đã trình bày ba bi kịch chính của Chí Phèo, và đó cũng là nền tảng triển khai những bi kịch này xuyên suốt tác phẩm:

+  Bi kịch số phận: Cả cuộc đời Chí Phèo chỉ là con số không, không cha không mẹ không gia đình, không tài sản của cải. Chí Phèo chửi cha mẹ mình, thực ra chính là chửi chính mình, chửi chính số kiếp đau đớn của mình. “Nhưng biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo”, câu hỏi ấy vang lên không lời đáp như chính sự bế tắc, bất lực của Chí, một kẻ bị chối bỏ ngay từ khi mới ra đời và phải sống cả kiếp người-thú đau đớn, chật vật.

+ Bi kịch tha hóa: Cùng với việc đánh mất nhân hình, tiếng chửi và hành động rạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm chém chính là những biểu hiện của quá trình “lưu manh hóa”, dần biến Chí Phèo thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

+ Bi kịch bị tước đoạt quyền làm người: Tiếng chửi của Chí Phèo không có một lời đáp. Bởi vì, tất cả dân làng Vũ Đại đều không xem Chí Phèo là con người. Đây là hệ quả tất yếu từ những đau thương mà Chí Phèo gây ra cho họ 

→  Tình cảnh “chỉ ba con chó dữ với một thằng say rượu” cho thấy sự cô đơn tận cùng của Chí Phèo, bị chối bỏ, bị đẩy ra ngoài xã hội người của làng Vũ Đại, bị tước đoạt quyền làm người 

→ Tiếng chửi của Chí Phèo, do vậy, chính là một nỗ lực tuyệt vọng để giao tiếp, chính là tiếng kêu cứu của khao khát lương thiện trong vô thức của Chí Phèo, là “tiếng hát lộn ngược” vô vọng tìm sự sẻ chia, thấu hiểu.

Nhận xét: Qua chi tiết tiếng chửi, ta thấy được mối quan hệ giữa Chí Phèo (tính cách điển hình) với làng Vũ Đại (hoàn cảnh điển hình), vừa gợi ra được số phận, bi kịch của nhân vật trung tâm. Chí Phèo khao khát được hòa nhập vào thế giới loài người, khao khát được giao tiếp, thế nhưng không ai nói chuyện với hắn, hắn đành chửi, chửi để mong người ta chửi lại cũng được, để chứng minh ít ra hắn vẫn là con người và người ta vẫn còn muốn đáp lại hắn. Và đến tột cùng của sự đớn đau, khi đã không còn ai chửi nhau với hắn, Chí Phèo mới thốt lên trong đau đớn rằng ai đã sinh ra cái thân hắn để hắn khổ đến thế này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved