logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
ÔN TẬP Đề 6 Phần 1: Đọc - hiểu ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây buộc kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngổi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng sưởi của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn. Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Anh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế." Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn". Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. [...] (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr. 86 – 87) Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích. Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao? Câu 4. Từ đoạn trích trên em rút ra những bài học gì? Phần 2 : Làm văn Câu 1 (2,0 điểm) Từ câu chuyện trong phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn bàn về sức mạnh của tình yêu thương Câu 2 (5,0 điểm) Đóng vai người lính kể lại nội dung bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Đề 7 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: TẤT CẢ SỨC MẠNH Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”). Câu 1(0.5). Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của phần trích trên. Câu 2(0.5). Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp Câu 3(1.0). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì? Câu 4(1.0). Nếu em là cậu bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Phần II. Làm văn Câu 1. (2,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vai trò của tự lập trong đời sống. Câu 2 (5,0 điểm).Đóng vai một nhân vật mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 .
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

29/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Ngôi kể của đoạn trích là người thứ ba, không tham gia vào câu chuyện mà chỉ quan sát và kể lại những gì xảy ra. Câu 2: Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích là: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. Đây là lời cậu bé trả lời người bố khi bị hỏi tại sao không dùng hết sức mạnh của mình. Đây là lời dẫn trực tiếp vì nó trực tiếp trích dẫn những gì cậu bé nói. Câu 3: Em không thể trả lời câu hỏi này dựa trên ngữ cảnh được cung cấp. Câu 4: Từ đoạn trích trên, ta có thể rút ra bài học về sự quan trọng của sự tự lập và khéo léo sử dụng sức mạnh của mình. Cậu bé đã cố gắng đẩy tảng đá ra khỏi đống cát nhưng không thành công, cho đến khi người bố giúp đỡ. Điều này cho chúng ta thấy rằng, đôi khi chúng ta cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác để vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu. Phần 2: Làm văn Câu 1: Tình yêu thương có sức mạnh lớn trong cuộc sống. Nó có thể thay đổi và làm thay đổi con người. Tình yêu thương giúp chúng ta cảm nhận được niềm vui, sự an ủi và sự chia sẻ. Nó là nguồn động lực để chúng ta vượt qua khó khăn và trở nên mạnh mẽ hơn. Tình yêu thương cũng giúp chúng ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Với tình yêu thương, chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà mọi người sống hòa bình và hạnh phúc. Câu 2: Đóng vai người lính kể lại nội dung bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, em không thể trả lời câu hỏi này dựa trên ngữ cảnh được cung cấp. Đề 7: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là miêu tả. Người kể miêu tả hành động và tình cảm của cậu bé khi đẩy tảng đá ra khỏi đống cát. Câu 2: Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích là: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Đây là lời người bố nói trực tiếp với cậu bé. Đây là lời dẫn trực tiếp vì nó trực tiếp trích dẫn những gì người bố nói. Câu 3: Từ đoạn trích trên, ta có thể rút ra bài học về việc không chỉ dựa vào sức mạnh cá nhân mà còn cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Cậu bé đã cố gắng đẩy tảng đá ra khỏi đống cát nhưng không thành công, cho đến khi người bố giúp đỡ. Điều này cho chúng ta thấy rằng, đôi khi chúng ta cần nhờ đến sự hỗ trợ và hợp tác của người khác để vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu. Câu 4: Nếu em là cậu bé trong câu chuyện trên, em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Thay vì cố gắng đẩy tảng đá ra khỏi đống cát một mình, em sẽ xin người khác giúp đỡ để công việc trở nên dễ dàng hơn và không phải chịu đau đớn.
kimngan

29/10/2023

Câu trả lời uy tín

Đề 6: 

Phần 1 

Câu 1. Ngôi kể: ngôi thứ ba 

Câu 2. Lời dẫn trực tiếp: "Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế." “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn" 

Câu 3. Em đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông đầu tiên và người thứ hai vì: 

- Người đàn ông đầu tiên đã cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn 

- Nhờ mồi lửa của người đàn ông thứ hai, cả đoàn người mới có ánh sáng để lên đường an toàn 

-> Hai người đàn ông trên đều sẵn sàng chia sẻ với người khác, cứu giúp được mọi người; không chỉ vậy, nhờ đó mà mồi lửa của hai người họ mới không bị tắt ngúm 

Câu 4: Từ câu chuyện, em rút ra bài học là mỗi người đều có một ngọn lửa trong mình, điều quan trọng là ta có sẵn sàng biết sẻ chia để ngọn lửa ấy cháy sáng mãi. Bởi vậy mỗi người cần biết đem ngọn lửa ấy lan tỏa đến mọi người để thế giới này luôn ngập tràn tình yêu thương, sẻ chia. 

Phần 2: 

Câu 1: Con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau. Trong đó, dù ở bất cứ thời đại nào thì chúng ta cũng cần sống với lòng yêu thương. Lòng yêu thương chính là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Yêu thương là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn. Yêu thương đủ nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn… Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha, bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp. Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó làm nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội với lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều, hay với lớp trẻ tình trạng “sống thử”, “sống vội”, “sống sơ sài” diễn ra như một định hướng chung. Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay cần rèn luyện cho mình lối sống chan hòa, yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh, khó khăn để thấy cuộc sống này thật tươi đẹp, ý nghĩa. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau bắt nguồn từ suy nghĩ đó. 

Câu 2: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947. Không thể nào kể hết những khó khăn, thiếu thốn và đủ mọi nguy nan trong cuộc kháng chiến ấy. Thế nhưng thật may mắn là nhờ có tinh thần yêu nước, tình đồng chí, đồng đội đã giúp tôi và những người lính vượt qua và làm nên chiến thắng. Còn nhớ khi tôi vào trong quân ngũ, cứ ngỡ chỉ mình là xuất thân nghèo khó bần hàn, thế nhưng những người lính khác ai cũng từ người nông dân mà trở thành lính, quê hương họ cũng nghèo khó. Quê anh thì nước mặn đồng chua, quê tôi thì đất cày lên sỏi đá. Tình đồng chí giữa chúng tôi bắt đầu từ điểm tương đồng xuất thân và hoàn cảnh nghèo khó ấy. Để rồi từ những người xa lạ khắp mọi miền đất nước, khác xa phương trời chẳng hẹn gặp gỡ mà lại thành người bạn, người đồng chí. Đối với những hoàn cảnh khắc nghiệt nơi chiến trường, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng cách mạng là đã trở thành đồng đội. Chúng tôi chiến đấu vì quê hương, đất nước, vì sự hòa bình và độc lập của dân tộc, ấy là điểm chung gắn kết. Mùa đông vùng Việt Bắc gió rét tràn về, tôi cùng anh bạn đắp chung một cái chăn. Chiến trường thì lấy đâu ra chăn ấm, chiếu êm. Ai nấy đều bị cái lạnh hành hạ, đắp cùng nhau tấm chăn, chia sẻ cho nhau hơi ấm, thế là hóa tri kỉ. Chúng tôi xa nhà thì nhớ lắm. Chúng tôi bỏ lại ruộng vườn, gian nhà, quê hương để đến đây chiến đấu, bảo vệ sự bình yên nơi xóm làng. Lắm lúc đồng đội buồn: "Không biết ở nhà dạo này thế nào rồi. Ai cấy cày cho mẹ già, ai chăm chút cho căn nhà mỗi khi gió mùa về? Anh nhớ thương lắm chú à!", những lúc ấy, tôi chỉ biết vỗ vai anh an ủi. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ mọi gian lao, từng cơn ớn lạnh, từng trận sốt rét, quần áo cũng chẳng ai còn lành lặn hơn ai. Chiến đấu vất vả và gian nan lắm, chân không giày, áo rách, quần vá rồi lại ốm đói nhưng chỉ cần tình đồng chí của người lính, chúng tôi cầm tay nhau là có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nhớ nhất là những đêm giữa núi rừng hoang vu lạnh lẽo, sương muối ướt đẫm đôi vai áo, chúng tôi vẫn đứng cạnh bên nhau, sát cánh để chờ giặc tới. Đối với tôi khi ấy, sức mạnh của tình đồng chí mạnh mẽ hơn cả, giúp tôi vượt lên sự khắc nghiệt của thời tiết, hiểm nguy khi chờ giặc. Đồng hành cùng chúng tôi trong những đêm ấy chính là vầng trăng sáng. Đêm về khuya, ánh trăng sà thấp xuống như treo đầu ngọn súng. Vầng trăng sáng tỏ khiến tôi vững tin vào thắng lợi của kháng chiến và hòa bình trên quê hương một ngày không xa. Giờ đây, suy nghĩ đó của tôi đã thành hiện thực, chưa khi nào tôi quên đi những năm tháng hào hùng ấy. Thi thoảng, tôi vẫn cùng những người lính chiến đấu năm xưa ôn lại chuyện cũ. Nhớ thương biết bao những năm tháng đã qua...

 

Đề 7:
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
- Ngôi kể: thứ 3
Câu 2: 
- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích là: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình? ”.
- Đó là lời dẫn trực tiếp vì nó được đặt trong dấu ngoặc kép và được trích nguyên văn lời dẫn của người bố nói với con của mình.
Câu 3: Bài học rút ra : Sống đừng bao giờ trông chờ người khác giúp mình mà hãy tự lực của chính bản thân mình tìm kiếm, học hỏi . Hãy sống tự lập trong cuộc đời mình để có thể bước đến thành công rực rỡ .
Câu 4: Nếu em là cậu bé trong câu truyện trên , em sẽ tự lực đối đầu với thử thách, khó khăn và sẽ nhờ sự khuyên bảo, giúp đỡ từ người bố để có thêm sức mạnh đối đầu với việc cho tảng đá ra khỏi đống cát để đạt đến thành công , mục đích của mình. 
Phần 2:
1.Con người muốn hoàn thiện bản thân thì phải rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác nhau. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà ta cần có chính là tính tự lập. Vậy thế nào là tự lập? Tự lập là tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách. Ngoài ra, tự lập còn mang nghĩa tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác. Tự lập mang đến cho con người nhiều lợi ích. Trước hết, tự lập giúp con người ở trong thế chủ động, không trông chờ vào ai, tự làm mọi việc, từ đó làm chủ được cuộc sống, có thể học hỏi và làm được nhiều việc hơn. Bên cạnh đó, người tự lập sẽ biết tận dụng quỹ thời gian của mình, hoàn thành công việc được giao một cách trọn vẹn mà không để người khác phải nhắc nhở, tạo được lòng tin của mọi người và chữ tín cho bản thân. Việc mỗi người tự lập sẽ làm cho cuộc sống của mình trở nên năng động hơn, nhiều màu sắc hơn và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, một thực trạng chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là trong cuộc sống hiện nay vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng phấn đấu vươn lên, cũng có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,… những người này sẽ không có được thành công và tự làm cho bản thân mình ngày càng trì trệ. Cuộc sống của mỗi người là do chính mình định đoạt, hãy sống, học tập và rèn luyện để trở thành một công dân có ích.
2. Tôi tên là Trương Sinh hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện của gia đình tôi để các bạn có thể lấy chuyện của tôi ra làm tấm gương mà biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để tới khi gia đình tan nát mới cảm thấy hối hận như tôi.
Năm tôi tròn 20 tuổi mẹ tôi có nhờ người mai mối và đem sính lễ hỏi cưới cho tôi một người con gái cùng làng nàng tên là Vũ Thị Thiết. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, dáng người đoan trang hiền thục, mặt mũi ưa nhìn, tính tình đức hạnh… Khi mẹ hỏi cưới nàng cho tôi tôi mừng lắm vì lấy được người vợ vừa xinh đẹp lại hiền ngoan. Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc được một thời gian ngắn, khi Vũ Nương vợ tôi mang thai đứa con đầu lòng thì cũng là lúc tôi phải theo lời kêu gọi của triều đình lên đường đi đánh trận. Ngày chia tay tôi nàng chỉ sụt sùi khóc động viên tôi giữ gìn sức khỏe trở về bình yên để gia đình được đoàn tụ bên nhau. Cha được gần con và vợ được gần chồng.
Chiến tranh giặc giã liên miên nhiều năm liền rồi cũng tan. Tôi được trở về quê nhà nên mừng vui lắm. Nhưng vừa về tới nhà tôi liền nghe tin dữ rằng mẹ tôi vì nhớ thương tôi mà đau bệnh qua đời cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm bồng đứa con trai của mình đi thăm mộ bà nội nó, nhưng con trai tôi nhất định không chịu theo tôi. Nó bảo tôi không phải là ba nó, ba của nó đêm nào cũng tôi. Khi nghe con trẻ nói vậy tôi bực mình lắm, máu ghen trong người tôi sôi lên sùng sục. Vợ tôi thì nổi tiếng xinh đẹp nên việc nàng có người để ý chẳng phải chuyện khó khăn gì, nên tôi ngay lập tức tin lời con trai về nhà đuổi vợ ra khỏi nhà. Tôi còn nặng lời sỉ nhục nàng ấy khiến nàng ấy chạy ra khỏi nhà và đi đâu tôi không biết.
Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.
Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:
– Cha Đản lại đến kia kìa!
Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tấm vách. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Trời ơi! Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng muộn mất rồi. Chính tôi đã làm tôi mất vợ, làm bé Đản mất mẹ. Tôi ân hận quá nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi…

 

uhuhu

29/10/2023

Đề 6

1.Ngôi kể của đoạn trích là ngôi thứ ba.

2.Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích là: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế."

3.Tất cả ba người đàn ông trong câu chuyện có cách ứng xử khác nhau đối với những người bộ hành. Tuy nhiên, tôi không thể đưa ra ý kiến cá nhân vì tôi không được phép có quan điểm chủ quan trong các cuộc trò chuyện.

4.Từ đoạn trích trên, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá, bao gồm:

  • Sự quan tâm và giúp đỡ của một người có thể cứu sống nhiều người khác.
  • Tình yêu thương và sự chia sẻ có thể giúp cho mọi người vượt qua khó khăn và gắn kết với nhau.
  • Sự tự tôn và kiêu căng có thể khiến con người mất đi cơ hội để giúp đỡ và được giúp đỡ.

Phần 2:

Câu 1: Tình yêu thương là một trong những giá trị quý giá nhất của con người. Nó có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, gắn kết với nhau và mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống. Trong câu chuyện này, chúng ta đã thấy rõ sức mạnh của tình yêu thương khi một người đã cứu sống nhiều người khác bằng cách chia sẻ lửa sưởi của mình. Đó là một minh chứng rõ ràng cho việc tình yêu thương có thể lan tỏa và mang lại niềm hy vọng cho cuộc sống.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved