logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
xuanson

29/10/2023

Đề 1 Đọc văn bản sau: Thơ tình cuối mùa thu (Xuân Quỳnh) Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại.. – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may. Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản Câu 2: Bài thơ viết về đề tài gì? Kể tên 3 bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên. Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 4: Khổ thơ thứ nhất được gieo vần, ngắt nhịp như thế nào? Câu 5: Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ tình về điều gì? Câu 6: Điệp khúc "Chỉ còn anh và em" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, cùng với sự khẳng định: "Là của mùa thu cũ", "Cùng tình yêu ở lại" gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình yêu của "anh" và "em"? Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ sau: Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ. Câu 8: Theo em, giá trị nhân văn của bài thơ là gì?
Trả lời câu hỏi của xuanson
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

29/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Thể thơ của văn bản là thơ tự do. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ tưởng tượng để diễn tả tình yêu và những suy nghĩ về mùa thu. Câu 2: Bài thơ viết về tình yêu. Ba bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên có thể là "Mùa thu cho em" của Hàn Mặc Tử, "Thu" của Xuân Diệu và "Thu" của Hoàng Cầm. Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là "anh" và "em". Câu 4: Khổ thơ thứ nhất được gieo vần, ngắt nhịp như sau: - Gieo vần: bay - quá - Ngắt nhịp: 7-5 Câu 5: Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ tình về sự thay đổi và mất mát trong tình yêu. Câu 6: Điệp khúc "Chỉ còn anh và em" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, cùng với sự khẳng định "Là của mùa thu cũ" và "Cùng tình yêu ở lại" gợi cho chúng ta suy nghĩ về sự duy trì và bền vững của tình yêu giữa "anh" và "em". Câu 7: Biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ sau có tác dụng tạo sự nhấn mạnh và lặp lại ý tưởng về sự thay đổi và mất mát trong tình yêu. Nó cũng tạo ra hiệu ứng âm điệu và nhấn mạnh tính nhất quán của tình yêu và sự thay đổi của thời gian. Câu 8: Giá trị nhân văn của bài thơ là nhắc nhở về sự thay đổi và mất mát trong tình yêu, cũng như ý nghĩa của việc duy trì và bền vững trong mối quan hệ. Bài thơ cũng thể hiện sự tưởng nhớ và lưu giữ những kỷ niệm đẹp của một mùa thu đã qua.
DuyBach

29/10/2023

Câu trả lời uy tín

Câu 1:

- Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) ;

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2:

- Bài thơ viết về đề tài: Tình yêu;

- Ba bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên: Sóng, Thuyền và biển, Tự hát (Xuân Quỳnh).

Câu 3: Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là người con gái (em).

Câu 4:

- Khổ thơ thứ nhất gieo vần "a" ở các tiếng "quá", "lá" cuối câu 2 và 4.

- Cách ngắt nhịp 2/3:

Cuối trời/ mây trắng bay

Lá vàng/ thưa thớt quá

Phải chăng/ lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Câu 5:

- Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu: Mùa thu đi cùng lá rụng về rừng, mùa thu ra biển cả theo dòng nước, mùa thu vào hoa cúc (nở rồi tàn).

- Bước đi của mùa thu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ tình về bước đi của thời gian. Thời gian là dòng chảy tuyến tính, mỗi mùa thu qua đẩy thời gian hiện tại vào quá khứ, mùa thu đi đồng nghĩa với sự ra đi của thời gian, sự sống của đời người. Hai khổ thơ đầu là những suy tư thoáng chút buồn, lo âu của nhân vật trữ tình trước sự ra đi của mùa thu, của thời gian cuộc đời.

Câu 6:

Điệp khúc "Chỉ còn anh và em" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, cùng với sự khẳng định: "Là của mùa thu cũ", "Cùng tình yêu ở lại" gợi lên những cảm nhận: Dù thời gian có trôi qua, cuộc đời có biến thiên với bao nhiêu thăng trầm biến cố thì tình yêu của "anh" và "em" vẫn mãi vững bền, như "mùa thu cũ", như thuở ban đầu. "Tình yêu ở lại" là tình yêu trường tồn, không thay đổi. Đó là tình yêu đẹp, thủy chung, sâu nặng.

Câu 7:

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ.

- Biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ trên: 2 cấu trúc câu được lặp lại: Tình ta như + danh từ; Đã + cụm động từ.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự viên mãn, trọn vẹn, sự "bình ổn", vững bền của tình yêu sau những biến cố thăng trầm của cuộc đời.

+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc, tính liên kết và sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ; khiến âm điệu lời thơ thêm da diết, truyền cảm.
Câu 8:

Theo em, giá trị nhân văn của bài thơ chính là sự khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa: Tình yêu đích thực dù có trải qua nhiều biến cố cuộc đời, dù thời gian có qua đi vẫn mãi thủy chung, gắn bó. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu mà còn có khả năng khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tin vào tình yêu bền vững, có ý thức vun vén để tình yêu thêm đẹp và cập bến bờ hạnh phúc.

xuanson goku win nha bạn

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved