logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
MADAM

31/10/2023

ĐỀ 2: SÓI VÀ VOI Ngày xửa ngày xưa có một anh Sói lười. Nhà cửa của anh, anh chẳng bao giờ quét dọn, sửa sang. Nó bẩn thỉu, rách nát, chỉ chực sụp xuống. Một hôm, bác Voi đi qua, chẳng may đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà anh Sói. – Xin lỗi anh bạn! – Bác Voi nói với Sói – Tôi sẽ sửa ngay cho anh. Bác Voi vốn là người giỏi giang, cái gì cũng biết và không sợ công việc. Bác liền lấy búa, đinh, sửa ngay mái nhà cho Sói. Mái nhà trở nên chắc chắn hơn trước… – Ô hô! – Anh Sói bụng bảo dạ – Rõ ràng là lão ta sợ mình! Thoạt đầu đã phải xin lỗi, sau đó còn sửa lại cả mái nhà. Mình phải bắt lão ta làm cho mình một cái nhà mới mới được! Lão sợ, ắt phải nghe theo! – Này, đứng lại! – Sói quát bảo Voi – Lão làm cái thói gì thế? Lão tưởng có thể bỏ đi một cách dễ dàng thế chắc? Làm đổ nhà người ta, đóng qua loa được mấy cái đinh rồi định chuồn à? Biết điều thì đi làm cho ta một cái nhà mới! Bằng không ta sẽ cho một bài học, đừng hòng mong thấy lại bà con thân thích! Nhanh lên! Nghe Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả. Bác lẳng lặng quắp ngang bụng Sói ném xuống hố nước bẩn. Rồi đè bẹp dí nhà Sói. – Này, nhà mới này! – Bác Voi nói rồi đi thẳng. Tỉnh dậy, Sói ngạc nhiên tự hỏi: – Mình thật không hiểu gì cả! Lúc đầu lão có vẻ sợ mình, đã xin lỗi tử tế, thế mà sau đó lại hành động thế này… Thật không sao hiểu nổi! Nhìn thấy hết mọi chuyện, bác Quạ già trên cây nói vọng xuống: – Chú mày ngu lắm! Chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt. – Truyện ngụ ngôn cho bé – TheGioiCoTich.Vn – Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? Câu 2: Cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong câu in đậm. Câu 3. Câu nói của bác Qua "Chủ mày đã hiểu sự khác nhau giữa người hèn kém và người được giảo dục tốt" ở cuối truyện theo anh / chị có ý nghĩa gì không? Câu 4: Xác định phó từ và nêu ý nghĩa của phó từ trong câu sau: “Nghe Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả”. Câu 5. Hãy nêu ý nghĩa bài học nghĩa là nhất đối với anh / chị rút ra từ văn bản trên.
Trả lời câu hỏi của MADAM
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

31/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn và sử dụng phương thức biểu đạt chính là diễn đạt qua câu chuyện để truyền đạt một bài học, ý nghĩa. Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu in đậm được sử dụng để tạo ra sự gián đoạn, tạo cảm giác ngạc nhiên và thắc mắc cho nhân vật Sói. Nó cũng giúp tạo điểm nhấn cho câu hỏi của Sói và làm nổi bật ý nghĩa của sự việc xảy ra sau đó. Câu 3: Câu nói của bác Quạ "Chủ mày đã hiểu sự khác nhau giữa người hèn kém và người được giáo dục tốt" ở cuối truyện có ý nghĩa nhấn mạnh rằng việc hiểu biết và giáo dục là quan trọng hơn sự hèn nhát. Điều này cho thấy rằng người được giáo dục tốt sẽ hiểu và đánh giá đúng người khác, trong khi người hèn nhát có thể bị lợi dụng và không hiểu rõ vấn đề. Câu 4: Phó từ "không" trong câu "Nghe Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả" có ý nghĩa phủ định, cho thấy rằng bác Voi không đáp lại hay phản hồi gì sau khi nghe lời của Sói. Câu 5: Bài học nhất đối với chúng ta từ văn bản trên là việc hiểu biết và giáo dục là quan trọng. Nó cho chúng ta thấy rằng người được giáo dục tốt sẽ hiểu và đánh giá đúng người khác, trong khi người hèn nhát có thể bị lợi dụng và không hiểu rõ vấn đề. Đồng thời, bài học cũng nhắc nhở chúng ta không nên tự mãn và coi thường người khác chỉ vì một hành động nhỏ.
Câu trả lời uy tín

1 . 

- Thể loại: truyện ngụ ngôn.

- Phương thức biểu đạt chính là tự sự 

2 . Thể hiện ý nghĩ bỏ dở , ngập ngừng, ngắt quãng của Sói.

3. Theo em , câu nói này có ý nghĩa . Bởi lời nói đó như muốn nói với Sói rằng Voi đã xin lỗi và xây lại mái cho nó mà Sói còn đòi hỏi xây lại cả một căn nhà . Vốn dĩ Voi không sợ Sói nhưng nó sửa mái nhà đó là do nó có lỗi , nó phải sửa bởi đó là sự tự ý thức trách nhiệm của một người có giáo dục . Còn Sói chỉ là một người lười biếng , hèn kém thì nó sẽ chẳng bao giờ hiểu được tại sao Voi lại sửa mái giùm cho nó .

4. Phó từ: không → ý nghĩa: chỉ sự phủ định, sự im lặng của bác Voi trước những lời sói nói.

5. Bài học ý nghĩa nhất đối với em: Không nên đòi hỏi quá đáng khi chúng ta đã nhận được lời xin lỗi và sự sửa chữa của người khác . Vì : 

+ Hành động ấy chỉ thể hiện ta là một con người có giáo dục kém . Chỉ biết tự phụ , đi bắt bẻ người khác làm cho mình .

+ Hành động đấy sẽ khiến cho mọi người không yêu quý và khinh ghét , coi thường chúng ta .

+ Hành động đó không nên có ở mỗi người . Nếu xã hội có nhiều người như thế thì xã hội ấy sẽ kém văn minh đi.

Duy Hùng

31/10/2023

quỳnh anh phan

Câu 1: Văn bản trên là một câu chuyện ngụ ngôn.

Câu 2: Dấu chấm lửng được sử dụng để tạo ra sự gián đoạn và tạo hiệu ứng hồi hộp, tăng tính thú vị cho câu chuyện.

Câu 3: Câu nói của bác Quạ gia có ý nghĩa nhấn mạnh sự khác biệt giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt. Nó nhấn mạnh vai trò của việc học hành và giáo dục trong việc phát triển nhân cách và hiểu biết.

Câu 4: Phó từ "không" trong câu "bác Voi không nói gì cả" có ý nghĩa phủ định, chỉ ra rằng bác Voi không có hành động hoặc phản ứng gì.

Câu 5: Bài học chính từ văn bản trên là sự khác biệt giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để trở thành người có giá trị và tự tin trong cuộc sống.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved