03/11/2023
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
03/11/2023
03/11/2023
Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều nhân vật lịch nổi tiếng, trong số đó có những người nổi tiếng vì những chiến công vang danh thiên cổ như Trần Hưng Đạo; Lý Thường Kiệt hay nổi tiếng vì sự tài hoa của mình như Nguyễn Trãi. Những trong số những nhân vật lịch sử nổi tiếng đó lại có một người là bậc “công thần hồi quốc sơ, khai thác đất đai, mở rộng biên giới” lại ít được mọi người nhắc tới chính là Lương Văn Chánh. Lương Văn Chánh là người có nhiều đóng góp cho đất nước những trong đó phải kể đến công lao khải mở bờ coi cho đất nước của ông.
Vào những năm 1593, 1594, do Lương Văn Chánh đã đánh những trận thắng lớn, ở Sơn Nam và Hải Dương nên được vua Lê Thế Tông chính thức hóa các chức tước mà họ Lương đã nhận được từ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trước đấy tấn phong làm "Đặc tiến Phụng quốc Thượng tướng quân, Phù Nghĩa hầu", đồng thời gia phong cho làm Đô chỉ huy sứ - không phải chỉ một "vệ" quân Thiên Vũ như trước năm 1558, mà tăng lên đến bốn "vệ" quân Thần Vũ. Từ trước đấy, sau những chiến công mà Lương Văn Chánh đã lập được ở Sơn Nam, Hải Dương, người đứng đầu miền Thuận Quảng đã thấy cần phải lệnh cho viên hổ tướng họ Lương của mình trở về để gánh vác sứ mệnh trọng đại: Mở thêm cõi đất xa hơn nữa về phương Nam.
Lương Văn Chánh vâng mệnh trở về, tiếp tục làm Quan trấn An Biên, huyện Tuy Viễn. Đến năm 1597 nhận được sắc chỉ của Nguyễn Hoàng (lúc này vẫn đang ở ngoài Bắc) truyền mệnh lệnh lịch sử: Đưa dân chúng vượt đèo Cù Mông vào khai thác các miền đất ở phía Nam, "Trên từ vùng cao của người thiểu số, dưới đến tận cửa biển, kết lập gia cư, khai canh thôn làng, làm ruộng thu tô" và đặc biệt là: "Không được nhũng nhiễu dân!". Công cuộc và sự nghiệp "Nam tiến" thần thánh của dân tộc ở thế kỷ thứ XVI tạo đất đai và thế lực mới cho "Xứ Đàng Trong" chính thức bắt đầu từ đây, do Lương Văn Chánh - đã có phẩm chất cùng tài năng quân sự của một thượng tướng, nay thêm đức độ và sức vóc của một nhà kinh bang tế thế - tiến hành.
Những miền đất mới mà Lương Văn Chánh đưa dân cư vào khai thác được ghi rõ nguyên văn trong mệnh lệnh của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng năm 1597, lần lượt là: Cù Mông (vùng thị xã Sông Cầu và huyện Đồng Xuân ngày nay), Bà Đài (tức Xuân Đài về sau, chính là huyện Tuy An bây giờ), Bà Diễn (là tên gọi khác của những miền đất có sông Đà Rằng chảy qua, tức các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa cùng TP Tuy Hòa hiện nay) và cuối cùng là: Bà Niễu (từ Tuy Hòa vào qua Thạch Bi Sơn (núi Đá Bia) tới Bắc Đèo Cả (Đại Lãnh) bây giờ.
Trên những miền ấy, trong vòng hơn 10 năm, từ năm 1597 đến 1611, bằng tài năng của một nhà tổ chức và quản trị xã hội, với tinh thần kiên trì và kiên quyết khắc phục khó khăn từ tự nhiên - đất đai - khí hậu, sẵn tấm lòng vì dân và thương dân, Lương Văn Chánh đã "lấp đầy khoảng trống" bằng sự nghiệp thành lập được gần 100 ngôi làng trù phú, trong đó có làng Phụng Các (nay là thôn Phụng Tường, thuộc xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa) - chính là nơi mà người chỉ huy công cuộc "Mang gươm đi mở cõi" hơn 10 năm cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII chọn làm nơi định cư lúc cuối đời của chính mình và nơi để lại thân xác lúc lìa đời. Đây cũng là nơi sau này đã mọc lên ngôi đền thờ phụng ông làm thần Thành hoàng làng, vào năm 1611.
Như vậy, có thế thấy Lương Văn Chánh là một vị công thần đã có công khai mở bờ coi nước ta, để cho dân chúng có đất để làm ăn, sinh sống cũng như phát triển kinh tế đời sống của mình. Lương Văn Chánh là người đã có công góp phần giúp cho dân chúng được an cư lạc nghiệp, có kế sinh nhai, có được đời sống ấm no. Dẫu việc lịch sử có ghi chép về cuộc đời và công lao của ông khá ít ỏi nhưng cũng sẽ không thể làm lu mờ đi công lao mà ông gây dựng cho hậu thế.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved