logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
- Viết lại bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc (DÀI ÍT NHẤT 2 TRANG GIẤY)
Trả lời câu hỏi của Trương Thảo Nhi
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

07/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, có rất nhiều sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử đã góp phần quan trọng trong cuộc chiến. Một trong những sự việc đáng nhớ là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra vào thế kỷ XV, khi mà nước ta đang bị xâm lược bởi quân Nguyên Mông. Trước tình hình khó khăn, dân tộc ta đã nổi lên với ý chí kiên cường và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong số những nhân vật lịch sử xuất sắc nhất trong cuộc khởi nghĩa này, không thể không nhắc đến vị tướng Lê Lợi. Lê Lợi, hay còn được biết đến với danh hiệu Hồ Quý Ly, là một vị tướng tài ba và tâm huyết với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông đã tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi đất nước. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong một thời gian dài và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự thông minh, tài năng và sự lãnh đạo tài ba của Lê Lợi, cuối cùng chúng ta đã giành được chiến thắng vang dội. Với sự hỗ trợ của quần chúng và các tướng lĩnh khác như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Lê Sát, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã trở thành một biểu tượng cho sự đoàn kết và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trận chiến quyết định trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là trận Chi Lăng năm 1427. Trong trận này, quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy đã đánh bại quân Nguyên Mông dưới sự lãnh đạo của Tống Quốc Bình. Chiến thắng này đã đánh dấu sự kết thúc của triều đại Nguyên Mông và mở ra một thời kỳ độc lập mới cho dân tộc Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nhân vật Lê Lợi đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Họ đã chứng minh được sự kiên cường, quyết tâm và lòng yêu nước không biên giới của người Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Lê Lợi là một ví dụ điển hình cho sự đoàn kết và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Trên đây là một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tuy nhiên, để viết một bài văn dài ít nhất 2 trang giấy, cần phải trình bày thêm các thông tin chi tiết và phân tích sự việc một cách kỹ lưỡng hơn.
Loicon

07/11/2023

Câu trả lời uy tín
Lý Thường Kiệt là một vị tướng tài và có công lớn trong việc bảo vệ bờ cõi nước ta vào thời Lý. Cho đến nay, những trang sử về cuộc đời ông vẫn là những trang sử vàng chói lọi được con cháu kính trọng và tự hào. Lý Thường Kiệt là một vị danh tướng vừa dũng mãnh, lại thông minh, tài trí. Ông được vua Lý Thánh Tông hết sức tin tưởng, nên giao cho quyền nắm giữ đại quân để bảo vệ đất nước. Năm 1069, quân Chăm Pa quấy phá, cướp bóc và làm loạn ở biên giới phía Nam nước ta. Biết tin, Lý Thường Kiệt liền được vua phong làm Đại Tướng, tiến về phía Chăm Pa để bảo vệ bờ cõi. Không phụ lòng tin của nhà vua và nhân dân, Lý Thường Kiệt dũng mãnh đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa, bắt vua Chăm Pa đưa về Thăng Long. Quá sợ hãi, vua Chăm Pa xin dâng đất để chuộc tội, và xin hứa không bao giờ dám làm loạn nữa. Sau lần ấy, Lý Thường Kiệt được giữ chức Thái Úy, đứng đầu toàn quân đội. Ít lâu sau, nhà Tống ở phương Bắc lại lăm le xâm chiếm nước ta. Chúng lén lút đưa quân vào từ đường thủy, nhưng điều đó không thể qua mắt được quân đội ta. Lý Thường Kiệt đem quân trấn giữ ở bờ sông Như Nguyệt và có nhiều trận đánh lớn với giặc. Sự dũng mãnh và thiện chiến của quân đội dưới tay ông khiến kẻ địch phải khiếp sợ. Đặc biệt, Lý Thường Kiệt còn sáng tác bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, sai người giả bị thần nhập, đọc lên bài thơ đó bên bờ sông, khiến quân địch nghe thấy mà khiếp vía. Khi kẻ địch hoang mang, sợ hãi, Lý Thường Kiệt chủ động đến gặp, đề nghị thương thảo với điều kiện quân Tống rút khỏi nước ta. Cuối cùng, quân Tống đành rút lui về nước khi chưa thể đánh chiếm một huyện thành nào của nước ta. Có được điều đó chính nhờ sự đa mưu túc trí của Lý Thường Kiệt. Đến ngày nay, những trận đánh của Lý Thường Kiệt vẫn khiến người người phải kính nể. Cả cuộc đời ông đều dành cho việc bảo vệ bờ cõi nước Nam. Vì vậy, ông xứng đáng là một trong những vĩ nhân lịch sử đáng kính trọng nhất của nước ta.

Trương Thảo Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLL vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp


Trương Thảo Nhi

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLL vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp


Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved