logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau: Mẹ và quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hải Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Nguyễn Khoa Điềm) Chú thích: 1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... giàu chất suy tu, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước và con người Việt Nam. Tác phẩm chính : Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (kỷ, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990); 2. Bài thơ Mẹ và quả. Bài thơ in trong tập Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tase giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2012. Thực hiện các yêu cầu bên dưới. Chọn đáp án đúng: Câu 1: Văn bản trên sáng tác theo thể thơ nào? A. Thơ 6 chữ B. Thơ 7 chữ C. Lục bát D. Tự do Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản? A. Người mẹ B. Lũ chúng tôi C. Người con D. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm Câu 3: Người mẹ hiện lên như thế nào trong bốn câu thơ dưới đây : Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. thầm lặng. A. Lam lũ, vất vả, tần tảo, hi sinh B. Lam lũ, vất vả, lạc quan, yêu đời. C. Nhân hậu , yêu con, cực nhọc. D. Vất vả, hi sinh, nhân hậu. Câu 4: Hãy chỉ ra đáp án đúng về biện pháp tu từ ở hai câu thơ: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỗi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh A. Hoán dụ, ẩn dụ. B. Nhân hóa, ẩn dụ C. Hoán dụ, câu hỏi tu từ D. Ẩn dụ, đối lập Câu 5: Nêu chủ đề của văn bản? A.Tình mẫu tử thiêng liêng. B. Vườn quả chín C. Mẹ chăm sóc vườn D. Quá trình mẹ trồng cây Câu 6. Chữ “hái” trong hai dòng thơ sau có ý nghĩa như thế nào? Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hải A. Thu hoạch quả. B. Nhìn thấy con, khôn lớn trưởng thành. C. Hi vọng con sẽ khôn lớn trưởng thành. D. Mong chờ con khôn lớn trưởng thành Câu 7: Chỉ ra yếu tố đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa. C. Sử dụng thủ pháp miêu tả. D. Sử dụng phép tương phản, đối lập. Trả lời câu hỏi: Câu 8. Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là gì? Câu 9. Văn bản đã thể hiện những tình cảm gì của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình? Câu 10. Thông điệp ý nghĩa nhất anh/ chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao Phần 2: Viết (4.0 điểm). Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của văn bản ở phần Đọc - hiểu.
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

09/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Văn bản trên sáng tác theo thể thơ nào? Đáp án: C. Lục bát. Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản? Đáp án: A. Người mẹ. Câu 3: Người mẹ hiện lên như thế nào trong bốn câu thơ dưới đây: Đáp án: A. Lam lũ, vất vả, tần tảo, hi sinh. Câu 4: Hãy chỉ ra đáp án đúng về biện pháp tu từ ở hai câu thơ: Đáp án: A. Hoán dụ, ẩn dụ. Câu 5: Nêu chủ đề của văn bản? Đáp án: A.Tình mẫu tử thiêng liêng. Câu 6: Chữ “hái” trong hai dòng thơ sau có ý nghĩa như thế nào? Đáp án: B. Nhìn thấy con, khôn lớn trưởng thành. Câu 7: Chỉ ra yếu tố đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Đáp án: D. Sử dụng phép tương phản, đối lập. Câu 8: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là gì? Đáp án: Chữ "mỏi" ở đây có nghĩa là mệt mỏi, kiệt sức. Câu 9: Văn bản đã thể hiện những tình cảm gì của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình? Đáp án: Văn bản thể hiện tình cảm yêu mến, biết ơn và sự trân trọng của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình. Câu 10: Thông điệp ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao? Đáp án: Thông điệp ý nghĩa nhất từ văn bản trên là tình mẫu tử thiêng liêng và lòng biết ơn đối với sự hy sinh và công lao của người mẹ. Văn bản thể hiện sự quý trọng gia đình và tình cảm gia đình trong cuộc sống.
minhminh

09/11/2023

Câu trả lời uy tín

Câu 1: D Tự do

Câu 2 D Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Câu 3 A Lam lũ, vất vả, tần tảo, hi sinh

Câu 4 A Hoán dụ, ẩn dụ

Câu 5 A Tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 6 D Mong chờ con khôn lớn trưởng thành

Câu 7: B  Sử dụng hình ảnh nhân hóa

Câu 8: Chữ “mỏi” ở đây có nghĩa là nỗi niềm băn khoăn, lo lắng của nhà thơ khi hình dung một ngày mai đôi tay của mẹ sẽ không còn đủ khỏe nữa để chăm sóc, để bên cạnh con. Vì dù con có là ai đi chăng nữa thì con vẫn là con mẹ. 

Câu 9: Bài thơ ''Mẹ và quả'' thể hiện tình cảm của người con đối với mẹ là: tình thương yêu, trân trọng, biết ơn công sinh thành dưỡng dục của tác giả dành cho mẹ - người đã sinh ra mình.

Câu 10:

-  Nội dung chính của bài thơ là : sự thương yêu và kính trọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm với người mẹ của mình và biết ơn mẹ về những ngày được mẹ yêu thương và chăm sóc.

-   Thông điệp muốn gửi đến chúng ta : Mẹ như quả chín thì rụng xuống còn con thì cứ lớn mãi với tuổi xanh của mình. Bài thơ muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương mẹ khi còn có thể , đừng để ta nuối tiếc cả 1 đời 

Phần II: 

Ðề tài về "mẹ và con" là đề tài vĩnh hằng mà biết bao thi sĩ trên trái đất này đều có những thể nghiệm của mình qua mỗi vần thơ. Nguyễn Khoa Ðiềm đã tìm được tứ thơ mới lạ, độc đáo, tạo được hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật cho người đọc. Mở đầu bài thơ là lời kể giản dị về một việc làm bình thường của người trồng cây, mong cho chúng chóng ra qua kết trái. Mảnh vườn của mẹ cứ vần xoay theo năm tháng mùa màng cho những trái ngọt thơm "như mặt trời, khi như mặt trăng", và niềm tin ấy của mẹ như một chân lý đã được kiểm chứng: "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng". Cuộc đời lam lũ của biết bao bà mẹ nông thôn luôn gắn liền với mảnh vườn nhỏ bé, và những trái ngọt đầu mùa, mẹ luôn dành cho những đứa con đi xa. Nguyễn Khoa Ðiềm đã nâng ý thơ lên một tầm cao hơn, chuyển sang chuyện "trồng người" bằng cách nói hóm hỉnh, mới lạ gây được ấn tượng:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Những người con được mẹ chăm ẵm cứ lớn cao hơn, còn bầu bí của mẹ thì giàn leo từng quả cứ dài ra "lớn xuống". Câu thơ tạo được vế đối giữa "lớn lên" và "lớn xuống" ở cả hai chiều cao và sâu của cuộc đời, của không gian và thời gian, ta đều thấy in dấu của bàn tay mẹ. Nhưng có lẽ ý vị và mới mẻ hơn là trong sự liên tưởng so sánh giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Ðây là những giọt mồ hôi xanh:

Chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Cây trả công cho người bằng những mùa quả, và người trồng cây cứ hy vọng mùa sau tốt hơn mùa trước, mong cho cây trĩu cành sai trái. Còn cái "vườn người" của mẹ, ngoài chín tháng mười ngày thai nghén khổ đau, mẹ mong từng giờ đứa con của mình tập nói, tập đi những bước đi đầu tiên trong đời. Tâm trạng của mẹ cứ thấp thỏm, lo âu, buồn vui theo dòng chảy của thời gian cho tới lúc "thất thập cổ lai hy".

Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ gặt hái

"Mẹ già như chuối chín cây", "như đèn trước gió" (ca dao), thế mà người mẹ ở đây đã ngoài bảy mươi rồi, cái tuổi sắp "quy tiên", vẫn nuôi hy vọng, vẫn chờ mong, lo lắng, nhưng thật hạnh phúc biết bao khi ta nghe được những tiếng nói ân hận, tha thiết thốt ra tự đáy lòng của người con hiếu thảo:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Câu thơ không chỉ là hàm ý biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ "tự kiểm" về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thoả được niềm vui của mẹ. Hạnh phúc biết bao cho những người mẹ có những người con đẹp như trái chín "mặt trời, mặt trăng". Và mẹ sẽ buồn xiết bao nếu phải mang xuyến tuyền đài khi thấy những đứa con như những trái sâu, trái thối trước sự băng hoại về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Bài thơ mang vẻ đẹp chân tình giản dị như lòng mẹ qua cách cảm mới mẻ của nhà thơ, tránh được lối nói ước lệ của biết bao câu ca dao và những bài thơ viết về đề tài vĩnh cửu này.

Tiến Dũng Đây nhé!:

Câu 1: Văn bản trên sáng tác theo thể thơ nào?

D. Tự do

Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản?

A. Người mẹ

Câu 3: Người mẹ hiện lên như thế nào trong bốn câu thơ dưới đây:

A. Lam lũ, vất vả, tần tảo, hi sinh

Câu 4: Hãy chỉ ra đáp án đúng về biện pháp tu từ ở hai câu thơ:

B. Nhân hóa, ẩn dụ

Câu 5: Nêu chủ đề của văn bản?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 6: Chữ “hái” trong hai dòng thơ sau có ý nghĩa như thế nào?

C. Hi vọng con sẽ khôn lớn trưởng thành.

Câu 7: Chỉ ra yếu tố đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ:

D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.

Câu 8: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là gì?

Chữ "mỏi" ở đây có nghĩa là mệt mỏi, kiệt sức sau những công việc vất vả.

Câu 9: Văn bản đã thể hiện những tình cảm gì của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình?

Nhân vật trữ tình trong văn bản thể hiện tình yêu, biết ơn và kính trọng đối với người mẹ của mình. Họ nhìn thấy những nỗ lực và sự hy sinh của người mẹ trong việc trồng cây và chăm sóc vườn quả.

Câu 10: Thông điệp ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao?

Thông điệp ý nghĩa nhất mà ta có thể rút ra từ văn bản này là tình mẫu tử thiêng liêng và lòng biết ơn đối với công lao và tình yêu của người mẹ. Văn bản thể hiện sự tôn trọng và trân trọng tình mẫu tử, khuyến khích người đọc đề cao giá trị gia đình và tình yêu thương.

Đó bạn nhé

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved