logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

suy nghĩ của em về câu nói sau "người không học, như ngọc không mài" *lưu ý viết bài văn nhé❤❤❤

Trả lời câu hỏi của Thỏ beooo🐰👸🎀🤓
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

11/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu nói "người không học, như ngọc không mài" có ý nghĩa rằng nếu con người không học tập và rèn luyện bản thân, thì sẽ không thể phát triển và trở nên giá trị như một viên ngọc quý chưa được mài. Theo suy nghĩ của em, câu nói này đúng và có ý nghĩa sâu sắc. Học tập là cách để chúng ta tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân. Nếu không học, chúng ta sẽ không có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối mặt với cuộc sống và thành công trong công việc. Người không học cũng giống như viên ngọc chưa được mài. Một viên ngọc khi mới khai thác ra từ mỏ sẽ không có giá trị cao, chỉ khi được mài bóng và chế tác thành sản phẩm mới trở nên quý giá. Tương tự, nếu không học tập và rèn luyện, con người sẽ không thể phát triển và trở nên giá trị. Vì vậy, em hiểu rằng việc học tập và rèn luyện bản thân là rất quan trọng. Chúng ta cần luôn cống hiến và không ngừng học hỏi để trở thành những con người có giá trị và thành công trong cuộc sống.
vuongphiphi

07/12/2023

Câu trả lời uy tín

Sống trong một xã hội đang ngày một phát triển thì vấn đề học tập, tiếp thu tri thức để hoàn thiện bản thân, để phục vụ cho công việc. Không một ai ngay từ khi sinh ra đã mang tri thức trong đầu, đã giỏi ngày được mà còn cần phải trải qua thời gian học tập, rèn luyện. Điều đó đã được ông cha ta thể hiện trong câu tục ngữ: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu tục ngữ hình thành dựa trên sự ví von, so sánh giữa “Người không học” với hình ảnh “Ngọc không mài”. “Không học” tức là bỏ qua quá trình tiếp thu tri thức ở cả trường học và xã hội. Khi ấy trong đầu ta sẽ có những gì? Họa chăng là những kí tự hỗn độn giống như một loại mật mã nào đó. Tại sao ta nói vậy? Bởi, không học chúng ta sẽ không biết đến ý nghĩa của ngôn ngữ, biết những lý lẽ, lí luận không những của khoa học mà còn ngay ở đời sống thực tiễn. Việc ấy giống như một viên ngọc thô không được mài giũa, đẽo gọt thì chúng cũng chỉ là một viên đá bình thường, không thể hiện được vẻ đẹp cũng như giá trị của nó. Muốn thấy được giá trị đó thì mỗi viên ngọc khi lấy từ tự nhiên cần trải qua bàn tay mài giũa, gọt đẽo tạo thành hình khối. Giống như vậy, mỗi chúng ta khi sinh ra giống như một trang giấy trắng tinh và trang giấy sẽ mang những nét vẽ nghệch ngoạc hay những bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống thì còn tùy thuộc vào quá trình học tập, rèn luyện mở mang kiến thức của mỗi người.

Với con người, ngay từ nhỏ chúng ta đã nhận được sự giáo dục của gia đình, rồi ở trường lớp và cả trong xã hội. Hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp còn do sự cố gắng rèn luyện của bản thân. Quá trình này cần diễn ra liên tục bởi nếu chúng ta dừng lại, đứt quãng một thời gian thì rất dễ bị những cái xấu ảnh hưởng. Điều đó giống như viên ngọc khi đã mài giũa toát lên vẻ đẹp nhưng sau đó lại không được bảo quản tốt, vứt xó vạ vập đâu đó thì chúng sẽ bị hư hỏng, bị bao phủ bởi lớp bụi của thời gian. Con người cũng như vậy, không một ai có thể khẳng định khi nhỏ chúng ta chăm ngoan, học giỏi thì lớn lên cũng vậy, hay nắm chắc về những người từ bé lười biếng, tiếp thu chậm thì lớn lên họ không thành công, thành tài được cả.

Có câu nói: “Thiên tài chỉ có một phần trăm là trời phú còn chín mươi chín phần trăm còn lại là mồ hôi nước măt”. Nhưng tài năng trời phú đấy cũng còn phải có điều kiện, có sự tu dưỡng rèn luyện, tài năng đi đôi với phẩm chất đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội, trở thành thiên tài được mọi người thừa nhận, tung hô. Ngược lại khi dựa vào tài năng của mình để ỷ lại, coi thường những người xung quanh, cho rằng như thế là quá đủ mà không cần rèn luyện thêm khi ấy chắc chắn một ngày nào đó thì cái thiên phú ấy cũng sẽ bị quên lãng, lụi tàn. Ngoài một phần trăm bẩm sinh thì những thiên tài còn lại họ đạt được danh xưng này nhờ điều gì? Đó chính là nhờ mồ hôi nước mắt, nhờ siêng năng học hỏi, nghiên cứu, là sự tư duy, sáng tạo. Nhờ những vấp ngã, thất bại để đúc rút kinh nghiệm để thành công. Tài phải đi liền với đức có như vậy mới bền lâu và có vị thế trong xã hội, được mọi người tin yêu.

Đứng ở vai trò của một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần tích cực, ham học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt. Nếu ta có đủ sự kiên trì cần mẫn, có đủ lòng quyết tâm thì ắt hẳn có một ngày chúng ta sẽ trở thành viên ngọc sáng của gia đình, trường lớp và cả xã hội. Nếu muốn thành công, muốn tương lai trên đường đời đỡ vất vả thì học tập, mài giũa bản thân là điều vô cùng cần thiết.

“Người không học như ngọc không mài” là bài học rất đúng đắn và sâu sắc cho thế hệ ngày nay và mai sau. Mỗi chúng ta nguyên bản đều là viên ngọc quý nếu muốn phát huy được giá trị, vẻ đẹp cần phải có ý thức rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để phát huy những cái tốt sẵn có, bổ sung cho những khiếm khuyết. Từ đó trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

nguyenthichi

07/12/2023

Trong cuộc sống, luôn xuất hiện những biến cố mà chúng ta không thể dự đoán trước. Để đối mặt và vượt qua những khó khăn và biến cố đó, chúng ta cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc. Cái quan trọng là tự tin trong bước tiến vào cuộc sống với niềm tin: "Người không học như ngọc không mài." Người không chịu học hỏi, không cố gắng để nâng cao tri thức cho bản thân sẽ dẫn đến hiểu biết hạn hẹp, khó có thể đối mặt với những thách thức lớn, tỏa sáng, và góp phần vào xã hội.

Hình ảnh "Ngọc không mài" mô tả viên ngọc tự nhiên, chưa qua sự can thiệp của con người, thô sơ và sần sùi. Nó cần được chế tác và mài giũa để bắt đầu tỏa sáng, làm đẹp thêm cho cuộc sống và cho con người. "Người không học" được so sánh với "Ngọc không mài" để làm nổi bật ý nghĩa và vai trò của việc học, tự rèn luyện và mở rộng kiến thức. Người không chấp nhận học hỏi và tự phát triển sẽ không thể trở thành người tài năng, không thể đóng góp cho xã hội và không thể tỏa sáng. Học hành có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người.

Quá trình học tập, đặc biệt là học tại trường, giúp chúng ta xây dựng kiến thức cơ bản về cuộc sống, bao gồm cả các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Đây là nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Học hỏi giúp chúng ta nâng cao trình độ và hiểu biết, nhận biết được những điều quan trọng, điều chỉnh cách tư duy và ứng xử của bản thân, cùng với cái nhìn sáng suốt về cuộc sống. Nếu không chấp nhận học hỏi, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng thiếu kiến thức, đưa ra quyết định sai lầm và khó khăn trong việc đạt được thành công.

Với vai trò là học sinh, chúng ta cần đặt ra mục tiêu cho bản thân, nuôi mơ ước và khao khát, và nỗ lực học hỏi, tự phát triển, và tự rèn luyện. Cuộc sống quá ngắn ngủi để lãng phí thời gian. Hãy đầu tư vào bản thân, trở thành người có ích cho xã hội và đóng góp những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời.

 

 

 

 

 

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved