logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Đọc đoạn trích sau: [...] Nguyễn Du dùng hiện thực phê bình dựng những nhân vật phản phái, vẽ bọn chúng rất xấu, mặc dầu có khi cho chúng một cái hình thù "coi được" như Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Nhưng đến khi dựng những nhân vật chính diện, thì Nguyễn Du phải dùng ngòi bút vừa hiện thực, vừa lãng mạn. Cải bút pháp này, chúng ta đã thấy Nguyễn Du dùng cho Kim Trọng là một nhân vật Nguyễn Du quý mến, nhưng chưa phải đã gửi tâm sự của mình vào. Những nhân vật Nguyễn Du gửi tâm sự, hoài vọng của mình vào là Thủy Kiều và Từ Hải. Nguyễn Du yêu mến họ như xương thịt mình, đem hết bút lực tài tình mà vẽ họ. Vẽ họ đẹp đến nỗi, phong phú và tổng hợp đến nỗi tất cả những nhân vật khác, ta đều có thể lấy tên mà đặt cho người trong đời thường: mụ ấy là Tủ Bà, chàng kia là Kim Trọng, cô nọ là Thủy Vân, đến một anh con trai có hai người chị đẹp, thì chúng bạn gọi anh là Vương Quan; nhưng chẳng bao giờ ai có thể gọi ai trong đời thường cô ấy là Thúy Kiều, hay chàng ấy là Từ Hải! Với Kiều, với Từ, đã là ngòi bút lãng mạn phượng múa rồng bay, đã là mở cửa cho mộng tưởng, cho lý tưởng từ xa xăm về hòa thành sự sống. Thúy Kiều là kết tinh của tài hoa, Từ Hải là kết tinh của khi phách. Thúy Kiều là “tiếng hạc bay qua”, là “hoa trôi man mác”, là “tay tiên gió tập mưa sa”,... bao nhiêu cái gì ước mơ xinh đẹp mà chưa có, là thành Thủy Kiều. Từ Hải là “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”, là “dọc ngangnào biết trên đầu có ai", là “những phường giả ảo túi cơm sả gì”, bao nhiêu đạp phả, sảng khoái, vẫy vùng, là thành Từ Hải. Nhưng hai cái lãng mạn tuyệt vời ấy luôn luôn vẫn rất thực. Mỗi lời nàng Kiều nói đều gắn vào đời sống; nàng đã lấy cái chân thực mà trả cải nợ đời thực, chìm nổi khổ nhục như nàng Kiều, thì ai nghĩ đến cũng phải ghê người. Còn Từ Hải “dọc ngang trời rộng, vẫy vùng biển khơi” như thế, thì Nguyễn Du, ở trong thời đại của ông, không có cách nào giải quyết hơn cách trong “Truyện Kiều” đâu! [...] (Trích Nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du, Xuân Diệu, in trong Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2006) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2. Để tăng tính thuyết phục, tác giả đã sử dụng cách nào sau đây? (0,5 điểm) Câu 3. Xác định nội dung khái quát của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 4 : Đoạn trích trên bàn về tác phẩm nào của Nguyễn Du? (0,5 điểm) Câu 5 : cho biết mục đích của tác giả khi viết văn bản ? Câu 6. Kể tên hai đoạn trích thuộc “Truyện Kiều” mà bạn đã được học ở bậc THCS? (0.5 điểm) Câu 7. Bạn hiểu thế nào về bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn được tác giả nói tới trong đoạn trích? (1,0 điểm) Câu 8. Phân tích mối quan hệ giữa các lí lẽ và bằng chứng trong đoạn trích trên?
Trả lời câu hỏi của Trần Quốc Phước
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

23/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phê bình và miêu tả. Câu 2: Để tăng tính thuyết phục, tác giả đã sử dụng cách miêu tả chi tiết và sử dụng các từ ngữ có tính thuyết phục cao. Câu 3: Nội dung khái quát của đoạn trích là tác giả Nguyễn Du sử dụng bút pháp tả thực và lãng mạn để vẽ nét đẹp và tính cách của các nhân vật trong tác phẩm "Truyện Kiều". Câu 4: Đoạn trích trên bàn về tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Câu 5: Mục đích của tác giả khi viết văn bản là để phân tích và giải thích về bút pháp sử dụng trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Câu 6: Hai đoạn trích thuộc "Truyện Kiều" mà bạn đã được học ở bậc THCS là "mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao" và "gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo". Câu 7: Bút pháp tả thực được tác giả nói tới trong đoạn trích là việc sử dụng ngòi bút để miêu tả các nhân vật và tình huống theo cách hiện thực, chân thực. Bút pháp lãng mạn là việc sử dụng ngòi bút để tạo ra những hình ảnh đẹp, lãng mạn và tưởng tượng. Câu 8: Trong đoạn trích trên, các lí lẽ là các lập luận và quan điểm của tác giả về việc sử dụng bút pháp tả thực và lãng mạn trong tác phẩm "Truyện Kiều". Bằng chứng là các ví dụ và miêu tả trong đoạn trích để minh chứng cho các lí lẽ đó.
vietducky

23/12/2023

Câu trả lời uy tín

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2: 

Để tăng tính thuyết phục, tác giả đã sử dụng các cách sau:

+ Lập luận chặt chẽ, logic: Tác giả đã phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các nhân vật trong Truyện Kiều, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát về bút pháp của Nguyễn Du.
+ Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu: Tác giả đã đưa ra các dẫn chứng từ Truyện Kiều để minh họa cho những luận điểm của mình.
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác, sắc sảo: Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích mang tính thuyết phục cao, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và hiểu được những luận điểm của tác giả.

Câu 3:

Thúy Kiều bị bọn buôn người Mã Giám sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, bị rơi vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, hành hạ. Nàng phải trốn đến nương nhờ cửa Phật. Vãi Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, một kẻ buôn người nên Kiều lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đẹp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân, báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị nhục, phải đánh đàn, hầu rượu cho Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thủ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được vãi Giác Duyên cứu và lần thứ hai, Kiều nương nhờ cửa Phật.

Câu 6:

- Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Chị em Thúy Kiều

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved