logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
ttv

25/12/2023

dựa vào đoạn trích Làng của kim lân ngữ văn 9- tập một em hãy đóng vai nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng của mình
Trả lời câu hỏi của ttv
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

25/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tôi tên là Ông Hai, một người đã gắn bó với làng chợ dầu suốt một thời gian dài. Nhưng giờ đây, tôi phải ra đi và tản cư ở một nơi khác. Cuộc sống mới này khiến tôi cảm thấy lạ lẫm và không quen thuộc. Dù ở đây hay ở làng, mọi người vẫn gọi tôi bằng cái tên quen thuộc là Ông Hai. Tôi rất nhớ làng, nhớ quê hương và chỉ mong cho kháng chiến nhanh chóng đạt được thắng lợi. Hôm nay, tôi ra bãi ruộng để chuẩn bị trồng sắn. Dù làng chợ dầu đã không còn tồn tại nữa, bị tây đốt hết, nhưng tôi không buồn, ngược lại còn vui và đi khoe với tất cả mọi người ở nơi tản cư. Tôi đã gắn bó với làng chợ dầu từ khi sinh ra và lớn lên. Đó là nơi tôi có những kỷ niệm đáng nhớ và những người bạn thân thiết. Tôi đã làm việc cùng anh em, đi đến phòng thông tin nghe đọc báo và trò chuyện với những người dân tản cư mới đến. Tất cả những điều đó khiến tôi nhớ lại quá khứ và tâm trạng của mình trở nên xao xuyến. Tôi mong rằng kháng chiến sẽ nhanh chóng đạt được thắng lợi, để tôi có thể trở về làng chợ dầu, quê hương và đất nước yêu dấu. Tôi luôn tự hào vì là một người con của làng, một người yêu thương và gắn bó với quê hương.
ngocoanh

25/12/2023

Câu trả lời uy tín

Sáng ngày hôm nay vẫn như mọi ngày, tôi nhâm nhi tách trà mới pha, đọc vài trang báo của ngày mới, chỉ khác là tôi không còn được thức dậy tại xóm làng của mình - nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nghe theo chính sách của Đảng, tôi và gia đình phải đi tản cư, rời xa ngôi làng của mình.

Hồi ấy, khi còn đang ở nơi di tản, tôi ngày ngày mong ngóng thông tin về làng. Không biết dân làng hiện giờ tản ra đi những đâu, không biết bọn Tây có vào chiếm làng không... Những thắc mắc ấy ngày nào cũng hiện hữu trong tâm trí tôi. Rồi một hôm, có mấy người từ dưới xuôi lên. Khi nghe thấy họ nói bọn Tây vào đến làng Chợ Dầu của tôi rồi, tôi vội chạy ra nghe ngóng tình hình:

- Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? - Tôi lắp bắp hỏi.

Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Tôi không tin, bèn gặng hỏi lại:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.

Nhận được tin như "sét đánh ngang tai", cảm giác đầu tiên của tôi là sốc, mặt tôi biến sắc, cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, cảm giác lúc đó thật xấu hổ và thất vọng. Tôi là người yêu làng, hãnh diệu và kể cho mọi người nghe mọi việc tốt đẹp về làng mình như giờ thành ra thế này, thật sự rất buồn, xấu hổ và thất vọng. Tôi vội lảng đi và trở về nhà.

Trở về tôi vẫn không tin đó là sự thật, những suy nghĩ nội tâm đấu tranh nhau dai dẳng giữa tình yêu thương làng và sự thật đang được phơi bày. Ngôi làng tôi gắn bó, thân thiết, yêu vì những điều tốt đẹp giờ trở thành làng theo giặc, chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến đến thế? Tôi kiểm điểm từng người trong óc: Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

Tin đồn làng tôi theo giặc càng ngày càng lan xa. Thông tin ấy cũng đã đến tai mụ chủ nhà, bà ta cứ thỉnh thoảng lại xuống nhà tôi nói bóng gió, ý muốn đuổi nhà tôi đi vì chẳng ai muốn chứa chấp cái dân làng theo giặc, phản lại cách mạng. Lúc ấy, tôi bỗng nghĩ: "Biết đi đâu bây giờ? Hay là về làng?". Vừa nghĩ vậy, tôi bèn gạt phăng đi. Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Trong tâm trạng rối bời, tôi chỉ biết tâm sự với thằng út, kể ra những điều trong lòng làm tôi thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Đến một hôm, có ông bạn người làng Chợ Dầu sang nhà tôi chơi. Nghe ông ấy kể chuyện, tôi vội đóng khăn áo chỉnh tề tất tả đi theo. Đến sẩm tối tôi mới về, bao nỗi lo, buồn phiền, tủi nhục mấy ngày nay của tôi như được trút bỏ. Mặt tôi tươi tỉnh hẳn lên. Hóa ra mấy tin đồn làng Chợ Dầu thân yêu của tôi theo giặc là láo hết, sai sự thật tất thảy! Ông chủ tịch làng tôi đã cải chính rồi, làng tôi bị Tây đốt cháy rụi, đốt nhẵn. Dù tài sản bị mất đi nhưng không hiểu sao trong lòng tôi bỗng vui, vui vì tin làng quê mình vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng.

Câu chuyện là như vậy đó, đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ thất vọng, chán nản và niềm vui bất ngờ đến nhảy cẫng lên như một đứa trẻ, qua việc này niềm tự hào về ngôi làng chợ Dầu trong tôi vẫn không thay đổi, làng tôi vẫn luôn trung thành với cách mạng.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved