logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Văn bản: NHÀ CỖ TRĂM CỘT QUÝ HIẾM Ở LONG AN Miền đất Long An không chỉ nổi tiếng về những địa điểm du lịch sông nước, nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử lâu đời. Đó là ngôi nhà 100 cột có tuổi đời hơn 100 năm, khắc họa những tinh hoa trong kỹ thuật chạm trổ, hài hòa trong thiết kế, được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Văn Hoa, lúc ấy là Hương sư làng Long Hựu, Tổng lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đến nay ngôi nhà đã trải qua 6 đời, hiện chủ nhân ngôi nhà này là bà Trần Thị Ngỏ, 70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa. Bà Ngỏ chia sẻ, ngôi nhà có chiều ngang 21m, dài 42m, được ông cố của bà xây dựng từ 1898, hoàn thành 1903. Sau 2 năm xây dựng xong ngôi nhà, ông đã mời 15 nghệ nhân người Huế chạm trổ trong 3 năm. Chính diện của ngôi nhà quay về hướng Tây Bắc. Mái lợp ngói âm dương. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà rường Huế, ba gian hai chái đôi, gồm chái thượng và chái hạ. Sau khi chạm trổ bên dưới xong, các nghệ nhân mắc võng lên cao để chạm khắc trên trần nhà. “Gian bàn thờ giữa là ông cố của tôi, ông Trần Văn Hoa, người xây dựng ngôi nhà, bên trái là ông nội, bên phải là cha của tôi”- bà Ngỏ cho biết thêm. Gọi là nhà 100 cột, nhưng số lượng thực tế là 120 cây cột, trong đó có 68 cột tròn, 52 cột vuông. Ngôi nhà sử dụng nhiều loại gỗ như gõ đỏ, cẩm bông, mun, teak (là loại gỗ giá tỵ dùng làm báng súng, do gỗ cứng, không biến dạng, thích hợp làm những chi tiết tỉ mỉ). Trước gian bàn thờ giữa có hai cây cột lớn, trên 2 cây cột có 2 câu đối được sơn son thiếp vàng. Câu bên phải: “Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh”, dịch nghĩa: “Trong sự xoay vần của đất trời, vào mùa xuân cành trúc đâm chồi cũng tạo nên vẻ đẹp thanh khiết”. Câu bên trái: “Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan”, dịch nghĩa: “Nhìn về hướng núi, những thắng cảnh và những cánh chim bay cũng tạo nên một kỳ quan”. Phía trước hai câu đối có bốn chữ: “Sơn trang cổ tận”, dịch nghĩa: “Núi cao không dứt”, thể hiện cho ý chí của con người luôn hướng đến những điều cao thượng hơn. Từ ngoài cửa bước vào sẽ thấy ngay ba chữ được khảm ốc xà cừ: “Thiện tối lạc”, dịch nghĩa: “Làm việc thiện sẽ rất vui”. Nói về cách bảo quản nhiều loại gỗ và những chi tiết được chạm trổ công phu, bà Ngỏ cho biết để bảo quản ngôi nhà có tuổi thọ đã 120 năm, bà đã dùng thuốc chống mối mọt để xua đuổi, thêm nữa là lau chùi quét dọn sạch sẽ. Ở những chi tiết nhỏ, bà dùng cây cọ nhỏ để quét. Theo các tài liệu nghiên cứu, nhà 100 cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về tổng quan mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam bộ thời Pháp thuộc, nên có nhiều nét thay đổi trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Qua hơn 100 năm tồn tại, phần nội thất bên trong của ngôi nhà vẫn còn chắc chắn, tuy nhiên những hạng mục khác như gạch ngói và những phần chịu nhiều nắng mưa bên ngoài đã có phần xuống cấp. Sau khi tham quan tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ của bà Trần Thị Ngỏ về những nét đặc sắc trong kiến trúc của ngôi nhà, rõ ràng đây là một công trình có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Trung và Nam bộ, cùng nội dung sâu sắc ẩn chứa bên trong những đường nét chạm trổ tinh xảo và độc đáo. Đây sẽ là một địa điểm không thể bỏ lỡ đối với những ai có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Cần Đước, Long An. (Quang Khoa) Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi: Câu 1: xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: văn bản cung cấp thông tin về đối tượng nào? Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của các yếu tố hình thức đó. Câu 3: khi giới thiệu về đối tượng, tác giả đã bộc lộ thái độ gì? Câu 4: chỉ là bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản? Câu 5: nêu cách trình bày thông tin của văn bản? Câu 6: Anh/chị nghĩ như thế nào về chủ nhân của ngôi nhà trăm cột khi trong nhà ngoài câu đối còn có các chữ như: "Sơn trang cổ tận"- dịch nghĩa: "Núi cao không dứt", "Thiện tối lạc" - dịch nghĩa: "làm việc thiện sẽ rất vui". Câu 7: theo anh/chị, cần làm gì để quảng bá những di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc? Câu 8: theo anh/chị, cần làm gì để giữ gìn những di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc?.
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Hiền
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

26/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại bài viết miêu tả và phương thức biểu đạt chính là miêu tả chi tiết về ngôi nhà cỗ trăm cột ở Long An. Câu 2: Văn bản cung cấp thông tin về ngôi nhà cỗ trăm cột ở Long An. Các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản bao gồm miêu tả chi tiết về kiến trúc, lịch sử, và các yếu tố trang trí của ngôi nhà. Tác dụng của các yếu tố hình thức này là giúp người đọc hiểu rõ hơn về ngôi nhà cỗ và tạo ra sự quan tâm và tò mò về di tích lịch sử - văn hóa này. Câu 3: Khi giới thiệu về đối tượng, tác giả đã bộc lộ thái độ tôn trọng và ngưỡng mộ đối với ngôi nhà cỗ trăm cột ở Long An. Câu 4: Bố cục của văn bản bao gồm giới thiệu về ngôi nhà cỗ trăm cột, mô tả chi tiết về kiến trúc và trang trí của ngôi nhà, và kết luận về sự độc đáo và quan trọng của di tích lịch sử - văn hóa này. Bố cục này có mối quan hệ chặt chẽ với nhan đề của văn bản, nhằm giới thiệu và tạo sự quan tâm đến ngôi nhà cỗ trăm cột ở Long An. Câu 5: Văn bản trình bày thông tin theo thứ tự từ giới thiệu đối tượng, mô tả chi tiết về kiến trúc và trang trí của ngôi nhà, và kết luận về sự độc đáo và quan trọng của di tích lịch sử - văn hóa này. Câu 6: Chủ nhân của ngôi nhà trăm cột được tôn vinh và ca ngợi thông qua việc sử dụng các câu đối và các chữ khắc trên ngôi nhà. Các câu đối và chữ khắc này thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với gia đình chủ nhân ngôi nhà và ý chí của con người luôn hướng đến những điều cao thượng hơn. Câu 7: Để quảng bá những di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, cần tổ chức các hoạt động truyền thông, triển lãm, hội thảo, và các chương trình giáo dục để tăng cường nhận thức và quan tâm của công chúng đối với di sản văn hóa. Ngoài ra, việc xây dựng các kế hoạch du lịch bền vững và phát triển cộng đồng cũng là một cách quan trọng để bảo tồn và quảng bá di tích lịch sử - văn hóa. Câu 8: Để giữ gìn những di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, cần có sự hỗ trợ và đầu tư từ phía chính quyền và cộng đồng. Cần xây dựng các chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, đồng thời tăng cường giáo dục và nhận thức của công chúng về giá trị của di tích. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát du lịch cũng rất quan trọng để bảo vệ và duy trì di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc.
ninhngocanh

26/12/2023

Câu trả lời uy tín

1. Thể loại: Văn bản thông tin. Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh

2. Văn bản cung cấp thông tin về ngôi nhà 100 cột ở Long An.

3. Tác giả đã bộc lộ thái độ khâm phục, trân trọng đối với ngôi nhà 100 cột.

4.  Bố cục của văn bản được chia thành 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến “... là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia”): Giới thiệu khái quát về ngôi nhà 100 cột.
Phần 2 (từ “Bà Ngỏ chia sẻ...” đến “... gỗ teak”): Giới thiệu chi tiết về kiến trúc, nội thất, cách bảo quản của ngôi nhà.
Phần 3 (từ “Theo các tài liệu nghiên cứu...” đến hết): Đánh giá giá trị của ngôi nhà 100 cột.

7. Để quảng bá những di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, cần có những giải pháp sau:

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục: Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người về giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các di tích này.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu, khảo sát: Đẩy mạnh nghiên cứu, khảo sát để tìm hiểu, khám phá những giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, từ đó có những giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy các di tích này.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved