logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
ai biet chi

03/01/2024

Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc”.Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng”(Vũ Duy Thông) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
Trả lời câu hỏi của ai biet chi
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

03/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Ý kiến của nhà thơ Bằng Việt là tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc. Điều này có nghĩa là trong thơ ca, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên giá trị và sức sống của một bài thơ. Bài thơ "Dạ khúc cho vầng trăng" của Vũ Duy Thông có thể giúp làm sáng tỏ ý kiến trên. Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng ngôn từ và hình ảnh tươi sáng, tạo ra một không gian lãng mạn và mơ mộng. Những cảm xúc như niềm vui, sự hứng khởi và tình yêu được thể hiện qua những câu thơ tinh tế và biểu cảm. Qua bài thơ này, chúng ta có thể thấy rõ rằng cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất trong thơ ca. Cảm xúc giúp tạo nên sức hút và sức sống cho bài thơ, khiến người đọc cảm nhận và hiểu sâu hơn về thông điệp mà nhà thơ muốn truyền tải.
Quyenphan

03/01/2024

Câu trả lời uy tín

Từ xưa đến nay, vầng trăng như một nàng thơ, một người bạn tri âm tri kỉ với con người. Ánh trăng với nét đẹp tinh khôi đã chạm đến biết bao tâm hồn thi sĩ, để rồi những tác phẩm, những hồn thơ bay bổng, trong sáng được ra đời. Và nhắc đến ánh trăng, ta không thể không kể đến nhà thơ Duy Thông cùng tác phẩm “Dạ khúc cho vầng trăng”. Đúng như nhận định "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc”.
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Tiêu chuẩn: Thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau và tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian. Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, những rung động và trăn trở day dứt của thi nhân trước cảnh huống cụ thể sinh động của con người, cuộc sống, nhưng đó phải là những tình cảm, cảm xúc đã đạt đến độ mãnh liệt nhất, thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tác. Lacmactin đã từng tâm sự "Thế nào là thơ? Nó không chỉ là một nghệ thuật, nó là sự giải thoát của lòng tôi" . Thiếu đi rung động, cảm xúc, trăn trở.. thì thơ ca không thể sinh thành, cất cánh, có giá trị và nếu vẫn viết thì bài thơ đó sẽ chỉ là những câu chữ vô hồn, những "xác chữ" thẳng đơ trên trang giấy. Khi Lê Quý Đôn khẳng định: "Thơ khởi phát từ lòng người" là muốn nhấn mạnh: Tình cảm sẽ quyết định sự sinh thành của thơ. Cùng quan điểm này, Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng: "Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống". Khi Ngô Thì Nhậm mong muốn: "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần" và Xuân Diệu quan niệm: "thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc", là khẳng định tình cảm sẽ quyết định đến chất lượng, đến giá trị của thơ.. Ngay chính Chế Lan Viên trong"Tiếng hát con tàu" cũng đã thấm thía: "Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép". Như vậy có tình cảm, cảm xúc mãnh liệt thì mới có thơ ca, nên muốn đánh giá một tác phẩm thơ hay hay không hay phải căn cứ vào yếu tố đầu tiên đó là cảm xúc của nhà thơ.  Cảm xúc trong thơ bao giờ cũng phải liền với hiện thực đời sống bởi thơ ca cũng như những loại hình nghệ thuật khác có chức năng phản ánh cuộc sống. Nếu trong văn xuôi đấy là một hiện thực cuộc sống bộn bề với những mảng màu sáng tối, với những tình tiết, chi tiết, nhân vật.. thì trong thơ, hiện thực đó đã được chắt lọc thành cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim" (Đuy-Blây), nên bên cạnh việc phản ánh hiện thực, thơ ca còn phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của thi sĩ. "Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn một con người" (Atona Phrăng xơ). Và "Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm" (Vôn -te)
Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” là một tác phẩm lãng mạn, sâu sắc. Qua hình ảnh trăng non cùng khúc hát ru ngọt ngào, êm ái của mẹ đi vào giấc ngủ của con một cách nhẹ nhàng, sâu lắng đã mở ra một không gian yên bình, trong sáng. Bên cạnh đó còn hiện lên tình cảm sâu sắc, vô bờ của mẹ dành cho người con của mình.
Mở đầu bài thơ, vầng trăng như một phần của kí ức tuổi thơ, cùng mẹ chăm sóc và đồng hành cùng con trong hành trình trưởng thành.
“Trăng non ngoài cửa sổ
Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược
Chải nhẹ lên mái tóc
Để trăng thành lưỡi cày
Rạch bầu trời khuya nay”
Trong từng lời ru của con, trăng được ví như lá lúa mảnh mai, duyên dáng, gần gũi với đời sống hằng ngày. Qua đó, mẹ muốn ghi dấu trong lòng con một tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với vầng trăng, với những điều giản đơn, nhỏ bé quanh con. Dòng thơ “Con ơi ngủ cho say” là tình yêu tha thiết của mẹ dành cho con, dành cho từng giấc ngủ ngon, ấm áp. Khi con lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ cùng những giấc ngủ bình an là mẹ đã thành công tưới mát vào tâm hồn con một tuổi thơ bình dị, êm đẹp, thân thương. Hình ảnh trăng được ví như chiếc lược chải nhẹ lên mái tóc con hay lưỡi cày để rạch bầu trời, là biểu tượng của hành động ân cần, chăm sóc của mẹ dành cho con. Trăng cùng mẹ yêu thương, chăm sóc con, đem lại may mắn và niềm vui đến cho con. Những dòng thơ không những cho ta thấy được tình yêu thương thắm thiết giữa mẹ và con, mà còn là sự kết nối mật thiết giữa vầng trăng và con người. Trăng không chỉ đơn thuần là một hình ảnh, là tạo hóa của thiên nhiên, mà còn là một người bạn tiếp bước cùng con trong hành trình trưởng thành.
“Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà
Vai mẹ thành võng đưa
Theo con vào giấc ngủ
Trăng thành con thuyền nhỏ
Đến bến bờ tình yêu…”
Những dòng thơ đều là sự kết hợp tinh tế và tài tình của ngôn ngữ. Trăng là một người bạn gần gũi, thân thuộc, như một đứa trẻ thấp thoáng cành cây tìm con ngoài cửa sổ. Cửa sổ mình bé quá, trông như trăng sẽ lặn trước mọi nhà, vì thế mẹ luôn muốn chăm sóc, đưa con vào giấc ngủ sớm một tí. Vai mẹ như chiếc võng đưa con vào giấc ngủ, bao phủ, ân cần bảo vệ con. Vầng trăng còn được mẹ so sánh như là con thuyền nhỏ, cho thấy niềm tin và hy vọng của mẹ dành cho con, muốn đưa con đến một bến bờ hạnh phúc, bình yên mẹ mới có thể an lòng.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp cùng các hình ảnh giản dị, thân thương, thanh khiết, quen thuộc như: lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, chiếc võng, con thuyền,… và ngôn ngữ mềm mại, nhẹ nhàng đã mang đến cho con một tuổi thơ bình yên. Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê, so sánh, điệp ngữ,… một cách tài tình, giúp bài thơ trở nên sinh động, gợi lên tình mẫu tử gắn bó sâu sắc. Qua bài thơ, Duy Thông đã gửi gắm những suy tư và nỗi niềm của mình về cuộc đời và tình mẫu tử một cách tinh tế, những dòng thơ đều mang đến một niềm hy vọng, như những nốt nhạc trong bản nhạc lãng mạn, bình yên.
Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” như một lời hát ru ngọt ngào, êm ái của mẹ trong từng giấc mộng của con. Những hình ảnh thân thương, quen thuộc đã thấm sâu vào tâm hồn con, cùng con tiếp bước trong hành trình trưởng thành, biết sống yêu thương, chan hòa, gần gũi với thiên nhiên, quý trọng những điều giản đơn trong cuộc sống. Mẹ có thể thay thế mọi thứ trên đời, nhưng không có thứ gì thay thế được mẹ. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy biết yêu thương, chăm sóc và trân quý mẹ nhiều hơn.

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved