logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Giúp e vs ạ
Trả lời câu hỏi của Lã Bảo Ngọc
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

04/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong câu chuyện, hình ảnh người má "hay la" được phân tích như sau: Người má trong câu chuyện được miêu tả là rất hay la. Khi nhìn thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, má luôn vừa làm vừa la sang sảng để cả xóm đều nghe. Tính má này khiến cho các thành viên trong gia đình, bao gồm cả tác giả và anh em của tác giả, đều phải làm việc nhà để tránh bị má la. Tuy nhiên, khi chỉ còn má và ba ở nhà, má không bắt tác giả và anh em phải làm việc nhà như trước mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Điều này khiến tác giả thấy kì lạ hơn nữa. Má không còn la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm. Một buổi sáng, khi tác giả về thăm nhà, má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba luôn làm việc nhà trước khi má đi chợ về. Khi tác giả hỏi ba vì sao lại làm việc nhà, ba trả lời rằng "Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!". Với những hành động này, hình ảnh người má "hay la" trong câu chuyện được phản ánh qua việc má luôn làm việc nhà và la rầy để đòi hỏi các thành viên khác trong gia đình cũng phải làm việc nhà. Tuy nhiên, khi má già yếu, ba đã tự nguyện làm việc nhà để bảo vệ sức khỏe của má.
flank2990

04/01/2024

Câu trả lời uy tín

Mẹ là chủ đề sáng tác muôn thuở cho thơ ca. Nhắc đến những văn bản viết về mẹ, Má la là một văn bản tuy có nội dung đơn giản nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Người mẹ hay má trong văn bản Má la đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả với tình yêu thương con vô bờ và luôn quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn các con nên người.

Tiêu đề của văn bản đã gây ra sự tò mò và thích thú đối với người đọc “Má la” nghĩa là người mẹ hay la mắng. Và ngay câu đầu tiên trong văn bản “Má la” tác giả đã giới thiệu về mẹ một cách trực tiếp và cũng thật đặc biệt so với đa số những tác phẩm khác viết về mẹ đó là “Tính má tôi rất hay la”. Đến đây có lẽ nhiều người trong số chúng ta cảm thấy hình ảnh thật gần gũi và thân quen ở đây, ai trong số chúng ta mà chưa từng bị mẹ la mắng? Mẹ của tác giả là một người mẹ có tính hay la mắng con cái, nếu mẹ đi đâu về mà thấy nhà chưa quét, quần áo chưa phơi, chén bát chưa rửa là mẹ sẽ vừa làm những việc đó rồi vừa la vang cả xóm. Nhưng đọc đến đây khi nghĩ lại, những điều mẹ la đều là những điều đúng. Ẩn chứa trong những lời la mắng lại là những yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho các con. Mẹ muốn uốn nắn, dạy dỗ các con từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Mẹ dạy các con sống gọn gàng, ngăn nắp để sau này dù ra ngoài, sống một mình khi không có mẹ cạnh bên các con cũng có thể tự lo cho bản thân mình, trở thành người có ích cho xã hội. Người mẹ trong văn bản quả là một người mẹ yêu thương con cái của mình, lo lắng cho các con từng chút, rèn rũa các con để tương lai các con có thể sống tốt hơn. Có lẽ khi còn ở nhà với bố mẹ, tác giả cùng với anh chị em chưa thể hiểu được hết nỗi lòng của mẹ mà chỉ vì sợ mẹ la nên cố dọn tươm tất mọi thứ trước khi mẹ về. Đến khi xa nhà, lên Sài Gòn học và làm, tác giả mới hiểu được hết tình yêu thương vô bờ mẹ dành cho mình và các anh em. Mẹ thương các con ra đời vất vả, phải chịu sự xô bồ của nơi xa nhà nên mỗi lần các con về, mẹ không còn la mắng bắt các con làm việc nhà như trước kia mà tranh làm hết với các con, cho các con làm biếng mà không rày la nữa. Tình thương của mẹ dành cho các con vô bờ nhưng không hề được biểu hiện ra bằng lời nói mà lại được biểu hiện bằng hành động thật ấm áp. Và đến khi lớn lên, xa nhà, tác giả cũng đã nhận ra một điều rằng mẹ của mình đã già rồi, vì giờ mẹ không còn hay la mắng các con nữa, những điều mẹ đã cố gắng dạy dỗ các con chỉ mong các con giờ có thể dùng để tự lập sống tốt cuộc sống của riêng mình.

Tác phẩm không khắc hoạ bất kỳ chi tiết nào về ngoại hình, tuổi tác, tên, nghề nghiệp của nhân vật người mẹ. Nhân vật hiện lên chủ yếu qua những hồi tưởng, nhận xét từ người con xưng tôi. Với người kể chuyện ngôi thứ nhất, người mẹ ấy hiện lên chân thật hơn, gần gũi hơn, có cảm giác như bằng xương bằng thịt bước ra từ tác phẩm. Người mẹ ấy cũng là hình ảnh đại diện chung cho những người phụ nữ Việt Nam tuy nghiêm khắc với con nhưng luôn dành cho con tình yêu thương tha thiết.

Tác phẩm không khai thác các tình huống kịch tích, lên gân mà lấy từ những chi tiết rất đời thường. Bằng cảm xúc chân thành, bằng sự trân trọng đối với những người phụ nữ, tác giả đã khắc hoạ thành công hình ảnh người mẹ, người phụ nữ hội tụ những phẩm chất tiêu biểu của những người mẹ: chăm chỉ, tảo tần, hết lòng vì con cái.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved