logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Suy nghĩ của anh/ chị về triết lý nhân sinh mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đoạn trích " hồn trương ba, da hàng thịt" * GỢI Ý: –  Con người cần phải sống đúng là chính mình, không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. –   Khi con người đã không là chính mình, thì khó có thể phán xét những hành động sai lầm của người khác. –  Sự sống là đáng quý, nhưng sống mà đánh mất chính mình thì cũng như là đã chết rồi.
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Nguyễn
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

07/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Suy nghĩ của tôi về triết lý nhân sinh mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đoạn trích "hồn trương ba, da hàng thịt" là con người cần phải sống đúng với chính mình. Ý nghĩa của câu "không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được" là khi ta không sống đúng với bản thân, không trung thành với giá trị và nguyên tắc của mình, thì khó có thể đánh giá và phê phán những hành động sai lầm của người khác. Triết lý này nhấn mạnh rằng sự sống là đáng quý, nhưng sống mà đánh mất chính mình thì cũng như đã chết rồi. Điều quan trọng là ta phải biết giữ vững bản thân, không để bị lạc lối trong cuộc sống, và luôn đứng vững trước những áp lực và thách thức từ xã hội. Chỉ khi ta là chính mình, toàn vẹn và trung thành với giá trị của mình, ta mới có thể tìm được hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc sống.
Jessii

07/01/2024

Câu trả lời uy tín

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thơ ca hiện đại mà còn là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Tác phẩm của ông đều thể hiện ý vị triết lý và nhân sinh về đời người, kiếp người. Ông đã có nhiều tác phẩm kịch làm mưa làm gió trong giới văn chương, trong đó có vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Trong đoạn trích cảnh bảy của vở kịch, tác giả đã diễn tả sâu sắc những quan niệm triết lý nhân sinh đời người.

Vở kịch xoay quanh câu chuyện về Trương Ba - một người làm vườn hiền lành, tốt bụng, có đời sống tâm hồn thanh cao, trong sạch. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu, Trương Ba bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào và chết oan uổng. Nhờ sự giúp đỡ của Tiên Đế Thích, hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt và tiếp tục sống. Nhưng bi kịch đau khổ của Trương Ba cũng bắt đầu từ đây. Từ khi nhập vào thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau khổ của chính mình vì phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, bị thân xác hàng thịt lấn át dần, tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu của anh hàng thịt và bị gia đình, người thân xa lánh, coi thường. Cuối cùng, không thể tiếp tục sống, Trương Ba quyết định xin Tiên Đế Thích cho mình được chết hẳn để thoát khỏi nghịch cảnh. Đoạn kết của vở kịch đã góp phần khẳng định chủ đề của tác phẩm, thể hiện triết lí của Lưu Quang Vũ về giá trị một con người, một cuộc đời và lẽ sống trong sạch, thanh cao.

Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng màn đối thoại giữa hồn Trương ba và xác hàng thịt. Khi ấy, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ, Trương Ba nhận ra rằng thân xác anh hàng thịt không phải thuộc về nơi trú ngụ linh hồn của mình. Trương Ba càng ngày càng bị tha hóa và không còn là mình nữa. Trương Ba ngày xưa khéo léo, hiền lành, tốt bụng, tâm hồn thanh cao bao nhiêu thì bây giờ vụng về, thô lỗ, tục tĩu bấy nhiêu. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể thản nhiên chấp nhận sự thật đáng xấu hổ ấy, linh hồn Trương Ba sống trong trạng thái dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác: "Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!".

Cuộc tranh đấu giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa cao cả và dục vọng, thấp hèn giữa phần con và phần người, dường như nó dập tắt hoàn toàn khát khao của Trương Ba: “Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù là thân xác”. Xác dẫn dắt hồn vào sự thật không thể phủ nhận rằng hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật, hành động khiến hồn Trương Ba càng thấy xấu hổ, tủi nhục và tự thấy bản thân mình ti tiện. Lí lẽ của xác đánh trúng điểm đen của hồn, cái mà lâu nay vì trú ngụ trong xác hàng thịt hồn, Trương Ba thanh cao đã bị hóa màu. Nhận thức được hàng loạt những “lý lẽ ti tiện” mà xác đưa ra, hồn Trương Ba than như tuyệt vọng, bất lực: “Trời!” - Đây là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng

Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho hai thái cực đối lập nhau. Một bên đại diện cho sự trong sạch và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người. Một bên là sự tầm thường, dung tục và ti tiện. Nội dung cuộc đối thoại ấy đã làm bật lên một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó, Lưu Quang Vũ đã nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. Không chỉ vậy, tác giả cũng đưa ra một lời cảnh báo rằng: khi con người phải sống trong sự dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ sẽ xâm chiếm, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người ấy. Thật đúng với câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Ngoài ra, Lưu Quang Vũ cũng muốn gửi gắm đến người đọc một bài học về việc bảo vệ, hoàn thiện nhân cách con người đó là một vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Tuy nhiên, bi kịch của Trương Ba chưa dừng lại ở đó, ông lại tiếp tục rơi vào bi kịch không được người thân thừa nhận. Bà vợ của Trương Ba dù rất yêu thương và giàu lòng vị tha nhưng cuối cùng vẫn rơi vào sự bế tắc, bà muốn bỏ đi thật xa còn hơn phải sống với một người như Trương Ba. Đến cả cái Gái là người yêu thương gắn bó với ông giờ cũng phản ứng dữ dội, lời lẽ phũ phàng, chối bỏ, xua đuổi hồn Trương Ba. Chị con dâu là một người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt và hết lòng thương bố chồng. Những lời chia sẻ của cô con dâu khiến Trương Ba cảm thấy được an ủi, sẻ chia nhưng nó cũng rất thẳng thắn: “nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy…mỗi ngày thầy 1 đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, …đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…” khiến Trương Ba như đứng trước vực thẳm, tận cùng của sự bế tắc, vô vọng. Ông đã quyết gặp Tiên Đế Thích.

Trong cuộc gặp gỡ với Đế Thích, Trương Ba thể hiện sự kiên quyết không chấp nhận cuộc sống hồn một nơi, xác một nẻo: "Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Trương Ba chỉ ra sai lầm của Tiên Đế Thích: "Ông chỉ nghĩ đơn giản cho tôi là sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Ông cũng quả quyết rằng: "Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai cả, mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy con người ta vào nghịch cảnh, bi kịch". Những lời nói của Trương Ba như một con dao rạch ra sự mâu thuẫn giữa hồn và xác, như một sự khẳng định về con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải có sự hài hòa, không thể tồn tại con người nếu chúng mâu thuẫn. Bên cạnh đó, Lưu Quang Vũ cho ta thấy một triết lý sống, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa và đáng xấu hổ.

Tiên Đế Thích tiếp tục đề ra phương án nhập vào xác cu Tị, nhưng Trương Ba vẫn kiên quyết từ chối bởi điều đó vẫn là cuộc sống giả tạo, trái quy luật tự nhiên. Theo ông, việc đó còn "khổ hơn là chết", "Không thể sống với bất cứ giá nào được... cứ để cho tôi chết hẳn".

Trong đoạn kết, Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao… của vợ con thương yêu. Cho dù thân thể đã hóa thành cát bụi nhưng hồn Trương Ba vẫn bất tử trong cõi đời thanh cao. Cái kết đầy chất thơ làm sáng bừng tư tưởng nhân văn trong tác phẩm. Cái Gái hái quả na, bẻ cho cu Tị một nửa, ăn xong, cái Gái đem hạt cây gieo xuống đất để các cây theo nhau lớn lên. Mãi mãi, giống như lời dặn dò của ông nội khi còn sống.

Qua đó, Lưu Quang Vũ đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn Trương Ba, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn người lao động Việt Nam: nhân hậu, sáng suốt và giàu lòng tự trọng. Ông đã khẳng định rằng: Nếu con người sống ngay thẳng, trung thực, vì người khác, nhất định sẽ được mọi người yêu quý và hiện hữu, trường tồn trong những điều tốt đẹp của đời. Đoạn kết còn phản ánh những triết lý sâu sắc của Lưu Quang Vũ về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, linh hồn và thể xác, bên trong và bên ngoài, hai mặt tuy đối lập nhưng thống nhất của các sự vật, hiện tượng. Trong đời sống, những người quá chú trọng đến đời sống vật chất, sống dung tục, tầm thường, sẽ dễ rơi vào bi kịch bị tha hóa về tâm hồn khi sống chung với cái dung tục, giả tạo. Bên cạnh đó, lại có những người lấy tâm hồn làm quý, đời sống tinh thần đáng trọng mà không chịu chăm lo đến đời sống vật chất, làm cho đời sống nhếch nhác, khổ sở, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, chủ nghĩa không tưởng. Do đó, con người cần phấn đấu để đạt tới sự hài hòa. Trong mối quan hệ giữa tâm hồn và thể xác, ý thức và vật chất, những giá trị vật chất là nhất thời, những giá trị tinh thần cao quý sẽ là bất tử.

Vượt qua chặng đường dài của biết bao thế kỷ, cái tên Lưu Quang Vũ đã trường tồn cùng với biết bao tác phẩm nhờ những triết lý sống sâu sắc. Thật đúng như giáo sư Phan Ngọc từng nói: "Không ai bằng Vũ trong biệt tài làm nên cái muôn thuở trong cái đời thường, biến cổ tích, huyền thoại thành truyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý" .

Nguyễn Nguyễn

Suy nghĩ của tôi về triết lý nhân sinh mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đoạn trích "hồn trương ba, da hàng thịt" là con người cần phải sống đúng với chính mình. Ý nghĩa của câu "không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được" là khi ta không sống đúng với bản thân, không trung thành với giá trị và nguyên tắc của mình, thì khó có thể đánh giá và phê phán những hành động sai lầm của người khác. Triết lý này nhấn mạnh rằng sự sống là đáng quý, nhưng sống mà đánh mất chính mình thì cũng như đã chết rồi. Điều quan trọng là ta phải biết giữ vững bản thân, không để bị lạc lối trong cuộc sống, và luôn đứng vững trước những áp lực và thách thức từ xã hội. Chỉ khi ta là chính mình, toàn vẹn và trung thành với giá trị của mình, ta mới có thể tìm được hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc sống.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved