logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Phân tích các sự việc chính, ngôi kể, tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, bài học thông điệp và các nhân vật trong truyện "Đồng hào có ma"(Nguyễn Công Hoan)
Trả lời câu hỏi của Klein Jakkalsie
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

16/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong truyện "Đồng hào có ma" của Nguyễn Công Hoan, có một số sự việc chính và tình huống đáng chú ý: 1. Sự việc chính: Truyện kể về cuộc sống khó khăn của hai anh em ruột là Đồng Hào và Đồng Tâm. Họ sống trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ đã mất sớm. Đồng Hào là người thông minh, còn Đồng Tâm thì ngốc nghếch. Hai anh em cùng nhau làm công ở một gia đình giàu có, nhưng bị chủ nhà áp bức và bắt làm việc quá sức. 2. Ngôi kể: Truyện được kể từ góc nhìn người thứ ba, không liên quan trực tiếp đến các nhân vật trong câu chuyện. Người kể truyện mang một giọng lạnh lùng, phớt lờ để tạo ra hiệu ứng hài hước và trào phúng. 3. Tình huống truyện: Truyện tạo ra những tình huống gây cười từ mâu thuẫn giữa hai anh em Đồng Hào và Đồng Tâm. Đồng Hào thông minh nhưng luôn bị Đồng Tâm làm phiền và gây rối. Cả hai đều làm công ở gia đình giàu có, nhưng lại bị chủ nhà áp bức và bắt làm việc quá sức. 4. Chi tiết nghệ thuật tiêu biểu: Trong truyện, Nguyễn Công Hoan sử dụng các chi tiết hài hước và trào phúng để tạo ra tiếng cười cho độc giả. Ví dụ, khi Đồng Hào và Đồng Tâm bị chủ nhà ép làm việc quá sức, họ đã tìm cách trốn thoát bằng cách giả vờ làm ma để đe dọa chủ nhà. 5. Bài học thông điệp: Truyện "Đồng hào có ma" mang thông điệp về sự khôn ngoan và sự đấu tranh của người lao động trong xã hội bất công. Dù cuộc sống khó khăn, nhưng Đồng Hào và Đồng Tâm không từ bỏ và tìm cách vượt qua khó khăn bằng cách thông minh và sáng tạo. 6. Nhân vật: Trong truyện, hai nhân vật chính là Đồng Hào và Đồng Tâm được xây dựng rõ nét. Đồng Hào là người thông minh, luôn tìm cách giúp đỡ Đồng Tâm và tìm ra những giải pháp thông minh để vượt qua khó khăn. Trong khi đó, Đồng Tâm là người ngốc nghếch nhưng có tấm lòng tốt và luôn tin tưởng vào anh trai mình. Tóm lại, truyện "Đồng hào có ma" của Nguyễn Công Hoan là một tác phẩm hiện thực trào phúng, tạo ra tiếng cười nhưng cũng đả kích vào hiện thực xã hội phong kiến thối nát.
bunnychuppy

16/01/2024

Câu trả lời uy tín

- Tình huống truyện: 

+ Câu chuyện kể về "con mẹ Nuôi" đi trình mất trộm, phải đi vay một đồng hai hào để vào trình quan.
+ Nhưng sau khi đút lót cậu lính hai hào, vào công đường thì bà ta là rơi mớ tiền xuống đất.
+ Tìm mãi những cũng chỉ được bốn đồng, bà ta đành lùi lũi đi về
+ Sau khi bà ta đi khuất, quan huyện Hinh mới xê chân, nhặt đồng hào dưới đất, thổi cát rồi bỏ tọt vào túi.
+ Cho thấy bộ mặt thối nát của bọn quan lại phong kiến tham ô, bóc lột người dân tới tận cùng.

- Nghệ thuật: 

+ nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và nghệ thuật tạo dựng tình huống điêu luyện.

+ nghệ thuật khắc hoạ nhân vật hết sức sinh động. 

+ nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ vừa tự nhiên, vừa linh hoạt. Lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân được đưa vào truyện một cách khéo léo, phục vụ mục đích trào phúng

- Thông điệp: Bằng cách miêu tả diện mạo bên ngoài của Huyện Hinh, một viên quan chuyên ăn bẩn, nhà văn muốn đưa ra thông điệp rằng những người chuyên ăn bẩn không chỉ là những người thiếu vệ sinh, mà còn là những người sử dụng những phương cách bẩn thỉu để kiếm ăn.

Klein Jakkalsie Là một nhà văn hiện thực trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho độc giả chúng ta những tác phẩm đặc sắc khi không chỉ mang đến tiếng cười sâu cay mà còn đả kích vào hiện thực xã hội phong kiến thối nát. Một trong số những tác phẩm nổi bật của ông là truyện ngắn Đồng hào có ma, một câu chuyện nói về thói tham lam, hèn mọn của một tên quan chuyên ăn hối lộ, "ăn bẩn" và đục khoét cả những người dân nghèo khổ, tội nghiệp nhất.

Truyện ngắn kể về "con mẹ Nuôi" đi trình việc mất trộm lên quan. Trước khi lên quan, bà đã mượn được một đồng hai hào để "làm thông lệ trước khi gặp quan". Ở cổng, bà ta nhét cho cậu lính hai hào để hắn vào bẩm lên quan. Vào công đường, bà ta lúng túng lấy "tiền trình diện", nhưng do "lóng cóng", bà ta làm "món tiền rơi tiệt cả xuống gạch". Những đồng hào đôi vương vãi khắp nơi khiến "con mẹ Nuôi" phải nhặt nhạnh. Nhưng bà ta chỉ tìm được đúng bốn đồng, "tìm mãi" cũng không thấy được đồng thứ năm. Không đủ "tiền trình quan", bà ta lủi thủi đi về. Sau khi thấy "con mẹ khốn nạn" đã đi khuất, huyện Hinh mới "dịch chiếc giầy ra một tý" "thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng", thổi cát rồi "bỏ tọt vào túi".


Nội dung câu chuyện rất ngắn gọn thế nhưng lại phơi bày cho chúng ta thấy được bộ mặt thối nát đến tận cùng của bọn quan lại phong kiến đương thời, tạo cho chúng ta tiếng cười châm biếm rất đỗi sâu cay.

Về tác phẩm, người ta có thể thấy ngay cái đặc sắc nhất của truyện ngắn là cách mà Nguyễn Công Hoan tạo dựng tình huống truyện và mở đầu câu chuyện. Không phải là điều gì to lớn, Nguyễn Công Hoan đã khơi gợi trí tò mò của chúng ta về câu chuyện của "ăn uống": "Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả". Đây là cách dẫn truyện vô cùng đặc sắc mà ở văn học Việt rất ít người làm được điều này. Nó không chỉ gợi ra cho người đọc sự tò mò mà còn khiến người đọc bật cười vì thích thú khi đọc đến đoạn tiếp theo: "Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Sử dụng nghệ thuật cường điệu, Nguyễn Công Hoan đã miêu tả ngoại hình của Huyện Hinh một cách cực kì đặc sắc, nhằm minh chứng cho việc "Những anh béo là những anh thích ăn bẩn cả". Đồng thời, dựa vào cách miêu tả ngoại hình mà làm nổi bật lên cái sự "ăn bẩn", tham ô, hối lộ của hắn.

Vậy huyện Hinh "ăn bẩn" như thế nào? Nguyễn Công Hoan đã khéo léo dẫn chúng ta vào câu chuyện của "con mẹ Nuôi" mang tiền đi trình quan việc nhà bị mất trộm. Bà ta chạy vạy mượn được một đồng hai hào để có tiền mà trình quan. Ấy vậy mà đến nơi, luống cuống thế nào mà làm xổ hết cả mớ tiền, đồng này đồng kia rơi loảng xoảng khắp nơi. Tìm mãi chỉ tìm được bốn, còn một đồng thì chẳng thấy đâu. Bà ta lủi thủi đi về vì không đủ tiền trình quan mà có ngờ đâu rằng, đồng tiền của lại kia đang nằm dưới chân vị quan huyện đáng kính. Để đến khi "con mẹ Nuôi" khuất bóng, hắn mới "dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.". Lời văn hài hước, châm biếm nhưng sâu cay vô cùng! Huyện Hinh làm quan đến mấy chục năm nhưng vẫn lẹt đẹt ở cái chức huyện lệnh, trong khi bạn bè hắn thăng quan tiến chức cả rồi. Ai có ngờ đâu, đó là do hắn cố tình bởi "Làm bố chánh có vặn xỉ ra mà ăn". Quả là tội nghiệp "con mẹ Nuôi" vì gặp phải một vị quan "ăn bẩn" đến thế. Đồng tiền rơi mất, bà ta chỉ dám lẩm bẩn là "có ma", bởi ở một nơi bề thế uy nghi như thế, chả lẽ quan lại lấy một đồng hào đôi của mụ hay sao? Nhưng ai có ngờ rằng "con ma" ấy lại ở chính giữa công đường, là bậc "phụ mẫu" của nhân dân. Hắn dùng cả những cách "bẩn thỉu" nhất để bóc lột người dân đến tận xương tận tuỷ. Hắn "ăn" cả món tiền chỉ đáng để lót tay cho tên lính lệ. Quả thật nó ti tiện, nó bẩn thỉu, đen tối, bất nhân đến vô cùng!

Cái kết của câu chuyện khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Bởi bậc làm quan lại là một tên trộm chuyên nghiệp mà điều đó lại do chính cái xã hội tôi luyện ra. Hắn "ăn bẩn" trên đầu trên cổ của người nông dân thấp cổ bé họng, đặt ra những luật lệ, những mưu ma chước quả mà ăn vào xương vào máu của những người dân thấp cổ bé họng. Cái nút thắt mà Nguyễn Công Hoan dựng lên đã được hóa giải trong sự bất ngờ vô cùng, làm chủ đề của câu chuyện càng thêm sáng rõ.

Không chỉ vậy, ông còn khắc hoạ nhân vật một cách cực kì sinh đồng. Đã có ai từng miêu tả một vị quan như thế này chăng: "Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. Mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kỳ cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được". Đọc câu văn mà sao nghe mà nó châm biếm, nó hả hê đến thế! Nghe miêu tả mà sao người ta thấy như đó là một con lợn được chủ vỗ béo trong chuồng, và quả thực nó hợp với cái danh "ăn bẩn" của ông đến lạ. Với người khác, làm quan để được cống hiến, được thăng quan tiến chức, thế nhưng với Huyện Hinh, ông làm quan ở đâu thì dân kiện cáo ở đó, ông làm quan chỉ để thỏa mãn thú vui "đánh bạc và chơi gái". Và thêm một điều nữa, mặc dù cố nuôi, cố để "cho khác hẳn với tụi huyện trẻ nhãi" nhưng "Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Đến nỗi năm bốn mươi tuổi, mà mặt ông nó cứ nhẵn thín như thường". Ta vẫn thường biết đến một Mã Giám Sinh trong Truyện Kiều - kẻ chuyên đi lừa gạt các cô gái, một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp với ngoại hình: "Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao" thì với Huyện Hinh dường như cũng chung ngoại hình như thế, cũng là một kẻ ăn cắp, lừa gạt người, cũng một bản chất với tên Mã Giám Sinh kia. Nguyễn Công Hoan đã dựa trên hình dáng của Huyện Hinh mà nhấn mạnh cái bản chất tham ô của hắn, sự tha hoá đến mất nhân tính của hắn. Hắn chưa từng lo đến nỗi khố, oan khuất của dân, hắn chỉ biết dân có đủ tiền "trình quan" hay không, không đủ thì hắn sẽ không xét xử. Vậy nên, khi "con mẹ Nuôi" đánh rơi mất đồng hào đôi mà không tìm thấy chỉ đành "lùi lũi" mà đi về. Quả là một bậc "phụ mẫu hết lòng"!

Cuối cùng, trong truyện ngắn này, người đọc cũng không thể quên được nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ vừa tự nhiên, linh hoạt lại rất trào phúng, đúng chất của Nguyễn Công Hoan. Lấy chất liệu từ những vùng quê Việt Nam mộc mạc, ông đưa vào trong Đồng hào có ma những câu nói tự nhiên nhất, đơn giản nhất, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân mà lại mang đậm chất trào phúng như "nói xỏ", "lẹt đẹt", "vặn xỉ ra mà ăn", "con mẹ", "rơi tiệt cả". Đây là những khẩu ngữ mà hiếm nhà văn nào dám đưa vào trong thơ trong văn, chỉ có Nguyễn Công Hoan là dám bởi ông muốn mang câu chuyện của mình vừa châm biếm, thú vị, mang tính mỉa mai nhưng lại rất gần gũi với người dân quê nghèo.

Đọc tác phẩm này, người đọc có thể nhận thấy được sự thối nát, đê hèn, sự bất nhân, vô trách nhiệm của lũ quan lại thời phong kiến. Chúng chỉ biết "ăn" tiền, lấy thuế, lấy sưu, ăn chặn của nhân dân chứ không hề quan tâm đến cuộc sống của họ. Những bậc "phụ mẫu" như huyện Hinh hay quan huyện trong Sống chết mặc bay của Nguyễn Duy Tốn quả thật khiến cho người dân quê phải sống trong cảnh "muôn sầu nghìn thảm" mà chẳng thể kêu ai. Huyện Hinh xứng đáng là một tên quan ăn cắp, "ăn bẩn" mạt hạng nhất, đúng như câu thơ mà các nhân dân ta vẫn hay nói:

"Con ơi nhớ lấy câu nàyCướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved