logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Đọc đoạn trích sau: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua... (Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Phần trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Ký. B.Truyện. C. Nghị luận. D. Thông tin. Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán: A. Đường sá. B. Thay đổi. C. Thống trị. D. Đất đai. Câu 3: Phần trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào? A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài. B. Những họat động của con người trên Trái đất và hậu quả mà những hoạt động đó gây ra cho đời sống muôn loài. C. Vai trò to lớn của con người trên Trái đất và những việc làm tác động tới đời sống của muôn loài. D. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật do những hoạt động của con người mang lại. Câu 4. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào? A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao. B. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực cho thông tin đưa ra. C. Dùng lập luận chặt chẽ để làm rõ cho sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người. D. Đưa ra những thông tin cơ bản nhất về sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người. Câu 5. Cụm từ nào sau đây là cụm danh từ? A. Đường sá và hầm mỏ. B. Những con vật. C. Số lượng nhiều nhất. D. Tuyệt chủng tự nhiên. Câu 6. Từ “sơ cấp” trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn). A. Đa cấp. B. Trung cấp. C.Thứ cấp. D. Cao cấp. Câu 7. Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật? A. Động vật. B. Thực vật. C. Trái đất. D. Con vật. Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì? “Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất” A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ phương tiện. Câu 9. Bằng trải nghiệm của bản thân hoặc qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Câu 10. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường?
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

17/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: C. Nghị luận. Câu 2: C. Thống trị. Câu 3: A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài. Câu 4: A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao. Câu 5: A. Đường sá và hầm mỏ. Câu 6: C. Thứ cấp. Câu 7: C. Trái đất. Câu 8: B. Chỉ thời gian. Câu 9: Hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra có thể bao gồm: - Tăng nhiệt độ toàn cầu: gây nóng lên môi trường sống, làm tăng mức độ hạn hán và thiên tai. - Tuyết tan và nước biển dâng: gây lũ lụt và mất mát đất đai. - Sự thay đổi môi trường sống: làm mất đi các loài sinh vật và gây suy giảm đa dạng sinh học. Câu 10: Một số việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường có thể bao gồm: - Tiết kiệm năng lượng: tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện. - Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: sử dụng năng lượng mặt trời, gió, thủy điện. - Tái chế và tái sử dụng: phân loại rác và tái chế các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại. - Bảo vệ động vật và thực vật hoang dã: không săn bắn hoặc săn bắt các loài động vật quý hiếm, không phá hủy môi trường sống của chúng. - Giảm thiểu sử dụng các chất gây ô nhiễm: không sử dụng túi ni lông, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại.
tranminhanh2c

17/01/2024

Câu trả lời uy tín

1/ D

2/ C

3/ D

4/ A

5/ B

6/ B

7/ C

8/ B

9/ Hai hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra:

- Trái đất nóng lên

- Thiên tai và thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều

10/

- Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp

- Không vứt rác bừa bãi

- Trồng cây gây rừng

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved