logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Minh Thư

19/01/2024

Giúppp emm vớiii
Trả lời câu hỏi của Minh Thư
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

19/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 4: Giữa nhan đề "Người sót lại của Rừng Cười" và nội dung câu chuyện có mối quan hệ như thế nào? Ý nghĩa của nhan đề là gì? Trong câu chuyện "Người sót lại của Rừng Cười", nhan đề có mối quan hệ với nội dung câu chuyện thông qua nhân vật chính - Thảo. Thảo là người sống sót sau trận đánh và cô phải đối mặt với sự mất mát của các đồng đội. Nhan đề "Người sót lại của Rừng Cười" ám chỉ đến Thảo, người duy nhất còn sống sót trong nhóm và phải đối mặt với những hậu quả và tâm trạng sau trận đánh. Ý nghĩa của nhan đề là nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của Thảo khi cô trở thành người sống sót duy nhất. Nó cũng tạo ra một sự tương phản giữa sự sống sót và cái chết, và đặt câu hỏi về ý nghĩa của việc sống sót trong hoàn cảnh khó khăn và đau thương. Câu 5: Phân tích tâm trạng nhân vật Thảo trong đoạn văn trên. Trong đoạn văn, tâm trạng của nhân vật Thảo được miêu tả qua các chi tiết và hành động của cô. Ban đầu, Thảo có tâm trạng muốn nổ tung và không khóc được. Cô nhớ lại đêm trước trận đánh và cảm thấy điều gì đó khác thường. Khi được yêu cầu kể về người yêu, Thảo kể chuyện bằng cả chuyện thực và hoang tưởng, vẽ lên chàng "hoàng tử". Tuy nhiên, chị tổ trưởng - Thắm, sau khi vuốt tóc Thảo, bày tỏ sự lo lắng và sợ hãi cho cô. Sau đó, tâm trạng của Thảo chuyển sang hờn giận chị tổ trưởng. Tuy nhiên, khi biết rằng chị tổ trưởng và ba đồng đội đã chết, cô cảm thấy sốc và buồn bã. Thảo trồng cây và tưới nước cho mộ bốn cây bằng lăng nhỏ, như một cách để tưởng nhớ và gắn kết với các đồng đội đã mất. Tóm lại, tâm trạng của Thảo trong đoạn văn trên biểu hiện sự sốc, buồn bã và tưởng nhớ đối với sự mất mát của các đồng đội.
Dactrung

20/01/2024

Câu trả lời uy tín

4. Nhan đề "Người sót lại của Rừng Cười" ám chỉ đến Thảo, người duy nhất còn sống sót trong nhóm và phải đối mặt với những hậu quả và tâm trạng sau trận đánh.

5. 

Văn bản “Người sót lại của rừng cười” của Võ Thị Hảo đã thực sự để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đặc biệt là qua nhân vật Thảo với những tâm trạng hạnh phúc khi nhớ về quá khứ bên đồng đội và đau đớn khi đứng trước những cái chết thương tâm của những người đồng đội đó. Mở đầu của đoạn văn là tâm trạng nhung nhớ của nhân vật Thảo về kí ức đêm trước trận đánh. Thảo cùng các chị em ngồi tâm sự kể chuyện cho nhau nghe. Thảo để kể về anh người yêu tên Thành của mình bằng tất cả sự yêu thương chất chứa trong đó. Nhưng chị Thắm đã vuốt ve mái tóc Thảo và đưa ra lời khuyên rằng không được để đàn ông thương hại mình. Lúc đó Thảo thoáng chút giận hờn chị. Nhưng hiện thực thật tàn khóc. Thảo đau đớn gục ngã khi những người chị em thân thiết đó, giờ đã không còn, đã chết một cách rất thương tâm. Đau đớn đó, thương xót đó nhưng tất cả phải gạt qua một bên để cố gắng cho các chị em được an nghỉ về với đất mẹ. Giờ đây tất cả chỉ còn lại những kỉ niệm khi âm dương cách biệt. Qua việc thể hiện tâm trạng của nhân vật Thảo, tác giả đã hướng ngòi bút về số phận và hiện thực chiến tranh đầy tàn khốc làm mỗi chúng ta - người đọc đều đồng cảm và vô cùng thương tiếc.

datchau95

19/01/2024

1/Nhan đề nói lên cuộc sống của nhân vật Thảo, nhân vật nữ chính trong truyện là người duy nhất không mắc bệnh. Cô chỉ biết buồn tủi, xót thương cho các chị của mình. Và rồi cả 4 người con gái trong trắng ấy đều ngã xuống sau một trận đánh mà chưa một lần kịp yêu ai. Người duy nhất sót lại của rừng cười được trở về thành phố và vào học năm thứ nhất khoa Văn. Nhưng Thảo đã không còn vẻ đẹp căng tràn sức sống với mái tóc mượt dài chấm gót như ngày nào, thay vào đó là thân hình gày gò với mái tóc xơ xác. Thành, người yêu của Thảo ngày càng trở nên xa cách với cô dù đã chờ đợi ngày Thảo trở về và ra đón cô tại ga tàu. Thảo muốn giải phóng cho Thành nên đã nghĩ ra cách hàng ngày tự gửi thư cho mình để Thành nghĩ rằng Thảo đã có người yêu mới. Và rồi sự kiện Thành kết hôn với người con gái khác đã đẩy bi kịch của Thảo lên đỉnh điểm. Cô vượt qua được những tháng ngày gian khổ ác liệt ở Trường Sơn nhưng rồi lại mắc căn bệnh của chính những đồng đội ngày xưa ngay giữa thời bình. Chiến tranh tàn phá và lấy đi quá nhiều điều của con người, ngay cả một ước mơ bình dị nhỏ nhoi cũng không có được. Truyện ngắn của Võ Thị Hảo đặt ra một cách nhức nhối về số phận của những người phụ nữ trong chiến tranh và sau chiến tranh, mỗi thời là một bi kịch riêng. Thiên truyện ngắn đầy xúc động thêm một lần nữa là lời tố cáo đanh thép những tội ác của chiến tranh, đồng thời nhắc nhở mỗi con người đang sống phải biết trân trọng và yêu thương nhiều hơn những người phụ nữ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Không chỉ thế, họ còn tiếp tục những hy sinh lặng lẽ ngay trong cả thời bình.

2/Rừng Cười là cách nói đầy châm biếm của Võ Thị Hảo về hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Cái tên bắt nguồn từ căn bệnh Hysteria quái ác -  khóc cười rũ rượi và lây lan hàng loạt ở những tập thể đông nữ giới. Những cô gái nhỏ bé nhưng trái tim đầy mạnh mẽ và kiên cường, họ đã chiến đấu tới cùng, không phải với khói lửa, mà với nỗi niềm và sự cô đơn. Hysteria không chỉ dày vò thể xác mà còn chấn áp cả tinh thần của những cô gái trẻ. Rừng cười trong câu chuyện mà Võ Thị Hảo xây dựng, có chăng chỉ là rừng của những con người điên loạn và tàn lụi trong nỗi buồn chiến tranh.

Hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh bao giờ cũng gặm nhấm cảm xúc nhiều hơn. Họ không chỉ thấy hình ảnh đơn thuần của cuộc chiến tàn bạo, mà còn thấy một thế giới những đầy khốn khổ, bi thương. Miêu tả cái chết của bốn cô gái ở rừng Cười, Võ Thị Hảo không ngần ngại mà hướng ngòi bút của mình vào mảnh đất hiện thực khát máu:

“Thắm và ba đồng đội của cô đã chết trong những tư thế rất khác nhau. Một lưỡi lê cay cú đã đâm nát một bên ngực của Thắm (...) Giờ đây Thảo chỉ còn mỗi cách vần các đồng đội của mình xuống huyệt, rải lệ bốn thi thể con gái một thảm lá thật dày, rồi lấp đất. Cô trồng lên mộ bốn cây bằng lăng nhỏ, rồi dốc nốt chỗ nước trong bi đông xuống tưới cho cây. Mặt đất khô khan kêu “xèo” một tiếng, bốc hơi ngùn ngụt quẩn vào chân Thảo.”

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved