logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Tìn hiểu đề và tìm ý cho đề bài đức tính khiêm nhường ( nghị luận về một cấn đề tư tưởng đạo lí)
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Diễm Phương Thy
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

19/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Đề bài "đức tính khiêm nhường" là một đề nghị luận về một đức tính tốt trong cuộc sống. Đề bài yêu cầu bạn phân tích và trình bày ý kiến của mình về đức tính khiêm nhường, giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong xã hội hiện đại. Bạn cần tìm hiểu về đức tính khiêm nhường và lựa chọn các ý chính để phát triển thành các đoạn văn trong bài nghị luận của mình.
beheo96

19/01/2024

Câu trả lời uy tín

1. Khiêm nhường là gì?

- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.

- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.

2. Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:

+ Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.

+ Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.

3. Vì sao cần phải khiêm nhường?

- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.

- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.

4. Mở rộng, phản đề

- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

5. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.

- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

* Tìm hiểu đề:

+ Đề bài thuộc loại đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Vấn đề nghị luận là đức tính khiêm nhường.

+ Yêu cầu của đề bài là viết bài văn nghị luận, nêu lên tầm quan trọng của đức tính khiêm nhường, đồng thời phê phán những biểu hiện trái ngược với đức tính này.

* Tìm ý:

+ Giải thích khái niệm khiêm nhường:

--> Khiêm nhường là thái độ biết coi trọng người khác hơn mình, không tự cao, tự đại, không khoe khoang, không coi thường người khác.

+ Ý nghĩa của đức tính khiêm nhường:

--> Khiêm nhường giúp con người hoàn thiện bản thân, được mọi người yêu mến, tôn trọng.

--> Khiêm nhường giúp con người dễ dàng học hỏi, tiến bộ.

--> Khiêm nhường giúp con người tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Biểu hiện của đức tính khiêm nhường:

--> Luôn lắng nghe ý kiến của người khác.

--> Không khoe khoang thành tích của bản thân.

--> Sẵn sàng giúp đỡ người khác.

--> Không coi thường người khác.

+ Biểu hiện trái ngược với đức tính khiêm nhường:

--> Tự cao, tự đại.

--> Khoe khoang, khoe mẽ.

--> Coi thường người khác.

+ Phê phán những biểu hiện trái ngược với đức tính khiêm nhường:

--> Những người tự cao, tự đại thường bị mọi người xa lánh, không tôn trọng.

--> Những người khoe khoang, khoe mẽ thường bị mọi người coi thường, xa lánh.

--> Những người coi thường người khác thường bị mọi người ghét bỏ.

+ Làm thế nào để rèn luyện đức tính khiêm nhường:

--> Luôn có ý thức học hỏi, rèn luyện bản thân.

--> Luôn lắng nghe ý kiến của người khác.

--> Sẵn sàng giúp đỡ người khác.

--> Không coi thường người khác.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved