logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Phân tích nhân vật người bà trong đoạn trích : '' Bà tôi'' Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: '' bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước giỏ, không biết tắt lúc nào'' Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau. Mùa hè bà bảo là phải quạt một chút cho mát, mùa rét thì bà bảo bà phải nghỉ một tí cho đỡ mệt rồi bà mới ăn. Bà ăn rất ít, thường thì chỉ hai lưng, một lưng cơm, một miếng cháy. Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Có khi bà cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa. Lại còn chỗ nằm của bà thì rất đơn giản: một miếng ván hay một cái chõng nhỏ cũng đủ để bà ngủ ngon (mặc dù bà rất tỉnh ngủ). Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tôi còn nhớ là bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, còn tôi thì vùng vẫy xoay xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen nằm hẹp như vậy. Bố mẹ tôi đi làm cả ngày, chỉ có bữa ăn, sáng sớm và chiều tối là đầy đủ cả gia đình. Trong bữa ăn, mẹ tôi thường trao đổi với bà về giá cả chợ búa, còn bố tôi thì thỉnh thoảng kể chuyện về cơ quan của bố tôi v.v… Hàng ngày chỉ có tôi và bà tôi là ở gần nhau và hay chuyện trò với nhau nhiều nhất. Tôi đi học một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần áo. Khi ngồi khâu, bà hay kể cho tôi nghe bao nhiêu là truyện: Truyện Kiều, truyện Nhị Độ Mai… những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối. Có lúc bà lại kể chuyện về bố tôi, hồi bố tôi còn bé hay đau ốm như thế nào, bà đã phải nuôi bố tôi vất vả như thế nào v.v… Bà kể đi kể lại những chuyện như vậy làm tôi cũng thuộc làu đến nỗi nếu như bà kể câu trước là tôi có thể tiếp câu sau được. Mấy lần bố tôi bắt gặp bà đang kể chuyện cho tôi nghe, bố tôi nhăn nhó gắt bà: “Bà chỉ lẩm cẩm”. Bà tôi mỉm cười và thôi không nói nữa. Có hôm tôi nghe thấy bố tôi phàn nàn với mẹ tôi là: “Bà độ này lẩm cẩm quá, nói nhiều mà lại hay quên!”. Mẹ tôi công nhận: “Đúng đấy, ai lại hôm nọ bà vừa rửa bát mà quên không khoá máy nước! Ở nhà tập thể, chung đụng với nhau, người ta nói cho rát cả mặt!” Gia đình tôi ngày càng thêm va chạm giữa bố mẹ tôi với bà tôi. Đầu tiên là những chuyện vặt rồi qua đi, rồi lặp lại. Mỗi lần lặp lại thì chuyện càng to và càng nặng nề hơn. Đấy là một lần bà đi chợ, bị mất cắp cái phiếu thực phẩm. Mẹ tôi nói bâng quơ: - Thế là tháng này nhịn! Nước mắm chẳng có, thịt cá cũng chẳng có! Lấy tiền đâu ra mà mua thực phẩm chợ đen! - Tôi đâu muốn thế, – bà tôi nói một cách ăn năn – chẳng may thôi. Thực ra tôi cũng đã đề phòng kẻ cắp rồi, tôi vẫn giữ khư khư lấy cái túi áo để tem phiếu, ai biết đâu lúc đưa tay ra trả tiền hàng rau thì nó rút mất. Phòng kẻ ngay chứ phòng thế nào được kẻ gian. - Đề phòng gì! – Bố tôi day diết. – Bà thì cần giữ gìn gì cho gia đình. Bà có làm ra tiền đâu mà bà biết xót. Nghe vậy, bà tôi tái mặt đi rồi bỗng nổi cáu lên đùng đùng: - A, ra là bây giờ anh cậy làm ra tiền nên anh có quyền mắng tôi! Phải, bây giờ tôi già rồi, tôi không làm được ra tiền nữa nên anh khinh tôi. Anh có biết đâu ngày xưa tôi đã ở vậy nuôi dạy anh nên người. Biết bao nhiêu là khó nhọc. - Ai đẻ con ra mà chả phải nuôi. – Bố tôi cãi. - Trời cao đất dày ơi, – bà tôi khóc, – tôi không ngờ anh lại bạc như thế. Có con như thế này còn khổ tâm hơn là không có con! Thôi, từ nay anh hãy coi như anh không có mẹ. Để tôi đi đằng nào tôi đi… Tôi nhìn bà, nhìn bố mẹ, lòng thấy sợ hãi khổ sở mà không biết làm thế nào. Tôi khóc oà lên. Cả nhà im dần. Bà ôm tôi vào lòng, lau nước mắt cho tôi, nước mắt bà lại càng ròng ròng. Tối hôm ấy bà trằn trọc không ngủ, tôi biết hết nhưng cứ nằm yên giả vờ ngủ. Rồi bà dậy xếp dọn đồ đạc của bà: vài bộ quần áo, một cái khăn len đã cũ mà thỉnh thoảng bà mới chít, một hộp đồ khâu (trong đó có ba cái kim, hai cuộn chỉ và nhiều vụn vá các màu), hai cái lược – một lược thưa, một lược bí. Bà xếp tất cả những thứ đó vào trong một cái túi du lịch đã cũ. Nhìn những đồ đạc ít ỏi và tầm thường của bà, tôi cứ tấm tức khóc thầm . ( Trích '' Bà tôi'' - Xuân Quỳnh)
Trả lời câu hỏi của Trần Mạnh Hùng
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

25/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhân vật người bà trong đoạn trích là một người phụ nữ già, có tình yêu thương và quan tâm đặc biệt đối với cháu trai của mình. Bà luôn lo lắng và chăm sóc cho cháu trong suốt những năm thơ ấu. Bà có tình cảm sâu sắc với gia đình và luôn cố gắng giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bà là người rất tỉnh táo và biết quan tâm đến những điều nhỏ nhặt xung quanh. Tuy nhiên, bà đã trở thành nguyên nhân gây ra sự va chạm giữa bố mẹ và bản thân bà do những hiểu lầm và tranh cãi không cần thiết.
fionadiemle

25/01/2024

Câu trả lời uy tín

Xuân Quỳnh (1942- 1988) không chỉ là nhà thơ nữ trữ tình nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, chị còn là cây bút có duyên trong những sáng tác cho thiếu nhi. Trên cả hai lĩnh vực sáng tác thơ, truyện cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đều để lại những thành công đáng kể. Truyện viết cho thiếu nhi của chị vừa giản dị, gần gũi cuộc sống, vừa sâu sắc, chan chứa tình người, khiến bạn đọc gập trang sách còn bâng khuâng muốn giở ra đọc lại. 

“Bà tôi” là câu chuyện cảm động về người bà hiền từ, giàu đức hy sinh. Vì một lần làm mất tem phiếu khi đi chợ khiến con trai, con dâu lời qua tiếng lại, bà đã bỏ nhà ra đi bán bỏng trên các ga tàu, bến xe, khiến người cháu càng xót xa thương bà. Bà bán bỏng cổng trường tôi lại kể về những lầm lỗi, ân hận của bọn trẻ trong trường. Chỉ vì một cái tin vu vơ bà bán bỏng bị ho lao, không ai mua bỏng cho bà nữa, bà phải đi ăn xin. 

Người bà được miêu tả là một người phụ nữ già cả nhưng giàu đức hy sinh. Người bà luôn dành những gì tốt nhất cho con cháu, dành cho mình phần kém hơn và sống rất giản dị. Trong bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà bát cơm trên không ngon, sau mới xới cho cả nhà và cho người cháu. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau. Trong lúc ăn, bà hay để ý đến cháu, nếu cháu có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Có khi bà cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa. Chỗ nằm của bà cũng rất đơn giản: một miếng ván hay một cái chõng nhỏ cũng đủ để bà ngủ ngon (mặc dù bà rất tỉnh ngủ). Tiếp theo, người bà được miêu tả là người hiền từ, yêu thương con cháu. Bà đã bỏ nhà đi để không phải nhờ vào con cháu. Khi làm mất tem phiếu bà cảm thấy ăn năn với các con hay những lần bố gắt bà lẩm cẩm, bà cũng chỉ mỉm cười hiền từ. 

Từ nhân vật người bà trong đoạn trích " Bà tôi " của Xuân Quỳnh, ta có thể rút ra một bài học về tình yêu thương và sự quan tâm đối với gia đình . Bài học này nhắc nhở chúng ta về tình cảm và trách nghiệm của mỗi người đối với người thân trong gia đình , đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trân trọng và chăm sóc những người thân trong cuộc sống hàng ngày 

Nhân vật bà trong đoạn trích ''Bà tôi'' của Xuân Quỳnh là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, tần tảo, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh.Về ngoại hình, bà có dáng người nhỏ bé, gầy guộc. Bà thường mặc những bộ quần áo nâu sồng, cũ kỹ, giản dị. Về tính cách, bà là người nhân hậu, hiền lành, yêu thương con cháu. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho con cháu. Bà thường xuyên thức khuya dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Bà cũng thường xuyên kể chuyện cho cháu nghe, kể cho cháu nghe về những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện về bố mẹ của cháu. Bà còn rất chịu khó, cần cù. Bà thường tự tay làm tất cả mọi việc trong nhà, từ nấu nướng, giặt giũ đến quét dọn. Bà cũng rất tiết kiệm, bà thường ăn rất ít, chỉ ăn đủ no. Về hành động, bà luôn dành cho cháu những tình cảm yêu thương, quan tâm. Bà luôn mong muốn cháu được hạnh phúc, được sung túc. Bà cũng rất kiên cường, bà không chịu khuất phục trước những lời nói cay nghiệt của bố mẹ cháu. Cụ thể, trong đoạn trích, bà đã thể hiện tình yêu thương, quan tâm của mình đối với cháu qua những hành động như: Bà thường xuyên kể chuyện cho cháu nghe, kể cho cháu nghe về những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện về bố mẹ của cháu. Bà luôn thức khuya dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho cháu. Cụ thể, trong đoạn trích, bà đã thể hiện sự kiên cường của mình qua những hành động như: Bà không chịu khuất phục trước những lời nói cay nghiệt của bố mẹ cháu. Bà quyết định rời khỏi gia đình để đi tìm một nơi khác để sống. Kết luận, nhân vật bà trong đoạn trích ''Bà tôi'' của Xuân Quỳnh là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, tần tảo, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Bà là một hình ảnh đẹp, đáng trân trọng trong cuộc sống.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved