logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Linh Phạm

02/02/2024

Giúp vs đc k ạ
Trả lời câu hỏi của Linh Phạm
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

02/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là tả cảm. Đoạn trích diễn tả tình cảnh trớ trêu và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều thông qua việc miêu tả các hình ảnh và cảm xúc của nhân vật. Câu 2: Lời nhân vật trong đoạn trích có đặc điểm là biểu lộ sự phản kháng, chống lại âm mưu và biểu hiện nỗi niềm thương xót của Kiều. Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh" là so sánh. Câu thơ so sánh việc gặp gỡ Tống Ngọc với việc tìm kiếm Trường Khanh, để nhấn mạnh sự quan trọng và mong muốn của nhân vật. Câu 4: Hai câu thơ "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?" diễn tả ý nghĩa rằng không có bất kỳ hoàn cảnh nào không mang theo nỗi buồn, và người buồn khó có thể tìm được niềm vui. Điều này thể hiện sự bi quan và đau khổ của nhân vật. Câu 5: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng trong 6 câu thơ đầu đoạn trích để tăng tính nhấn mạnh và lặp lại ý nghĩa. Nó giúp tạo ra hiệu ứng âm điệu và làm cho câu thơ trở nên sống động hơn. Câu 6: Đoạn trích có giá trị nội dung bởi việc diễn tả tình cảnh bi kịch của Kiều khi rơi vào bẫy của Tú Bà và phải sống trong cảnh lầu xanh. Nghệ thuật của đoạn trích nằm ở việc sử dụng các hình ảnh, biện pháp tu từ và lời nhân vật để tái hiện một cách chân thực và cảm động cuộc sống khốn khó của nhân vật chính. Câu 7: Tình cảm của Nguyễn Du đối với nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích là sự thông cảm, lòng thương xót và tôn trọng. Nguyễn Du đã tạo ra một nhân vật đầy sức mạnh và lòng dũng cảm, đồng thời cũng biểu hiện sự đau khổ và hy sinh của Kiều. Câu 8: Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong văn học trung đại bởi nó thể hiện sự chịu đựng, hy sinh và lòng trắc ẩn của con người. Nỗi thương mình là nguồn cảm hứng cho các tác giả để viết về cuộc sống, tình yêu và những khó khăn trong xã hội.
luonghoainhan

02/02/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Câu 2. Kiều nhận ra sự cô đơn nhục nhã của mình, nàng đau đớn khi ý thức sâu sắc thân phận của mình.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật ước lệ - tượng trưng được sử dụng thông qua các hình ảnh: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh.

→ Tác dụng của các biện pháp tu từ:

+ Tả cảnh sống thực ở lầu xanh.

+ Khẳng định giá trị, nhân phẩm của Thúy Kiều, dù sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng vẫn giữ được phẩm giá của mình.

+ Lên án, tố cáo cảnh lầu xanh nhơ nhớp trong xã hội cũ.

Câu 4. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Nhà thơ đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa cảnh và tình: cảnh theo tình, tình buồn cảnh cũng buồn theo. Và như thế, bức tranh phong cảnh đã trở thành bức tranh tâm cảnh.trở thành bức tranh tâm cảnh.

Câu 5. Điệp từ "mình" được lặp lại 3 lần nhấn mạnh, hằn sâu nỗi đau đớn và nỗi xót xa của Kiều. 

→ Hiệu quả nghệ thuật :

+ Kiều đang đối thoại với chính mình. Hai “mình” trong một con người Kiều đang soi vào nhau. Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, nàng luôn khao khát về một cuộc sống tốt đẹp. Thế mà giờ đây, nàng lại rơi vào một hoàn cảnh cực kì trái ngang, bi đát. Vì thế, đã có biết bao đêm một mình nàng suy nghĩ, một mình nàng trăn trở, một mình nàng xót xa cho thân phận mình sao lại bị đẩy đưa đến nông nỗi này.

+ “Giật mình”, chính là sự tự ý thức chua chát về nỗi đau, nỗi nhục nhã, ê chề của thân phận trên cơ sở sự trỗi dậy của nhân phẩm, của bản chất tốt đẹp vốn có trong Kiều. Chỉ có những khoảnh khắc này, Kiều mới được sống thực với con người mình, trở về với bản chất tốt lành, phẩm giá cao quý của mình.
 Câu 6. 

* Giá trị nội dung:

- Diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. Quá khứ càng đẹp đẽ, cao quý bao nhiêu thì thực tại Kiều lại càng ê chề, nhục nhã bấy nhiêu.

- Thấy được Thúy Kiều là một người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, cao thượng, bất chấp việc phải sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn lầy.

- Giá trị nghệ thuật

- Hình thức độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật đã khiến cho người đọc có thể đi sâu vào thế giới nội tâm để thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ và cảm nhận của Thúy Kiều.

- Vận dụng một cách sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại để dựng nên một thực tại não nề, đau thương, nhơ nhớp của Kiều khi nàng bị ép phải tiếp khách; khi phải mang tấm thân mình ra làm trò chơi cho những khách làng chơi hay lui đến chốn này.

Câu 7.

Đoạn trích Nỗi thương mình cho thấy phẩm giá cao quý, trong trắng của Thúy Kiều. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, và đã đề cao nhân cách của Kiều, phẩm giá của Kiều bằng việc thể hiện thành công nỗi buồn thương, day dứt, chán chường của nàng giữa chốn bùn nhơ. Đoạn thơ đầy chất bi thương nhưng lại không hề yếu đuối. Từ bên trong nó toát lên ánh sáng của phẩm chất cao quý và chính cái bi thương ấy lại là lời tố cáo mãnh liệt tội ác của xã hội bất nhân đã chồng chất bao nhiêu đau khổ lên một kiếp người. Người đọc xót xa căm giận cái xã hội vạn ác và càng cảm phục, yêu thương khôn xiết người con gái tài hoa mà bất hạnh - Thúy Kiều.

Câu 8. 

Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ khi đặt trong nền văn học trung đại. Đây là sự tự ý thức về cá nhân trong mọi thời đại mà cái cá nhân có xu hướng triệt tiêu. Hơn nữa, đây lại là ý thức cá nhân của một người phụ nữ, đối tượng được giáo dục theo tinh thần "tam tòng" an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Sự tự ý thức về bản thân của nàng Kiều có ý nghĩa "cách mạng". Con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà còn biết ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân. Cảm hứng thương xót bản thân không chỉ thấy ở nhân vật của Nguyễn Du mà còn thấy ở người cung nữ trong Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương... Có thể nói, văn học trung đại đến cuối thê kỷ XVIII, ý thức cá nhân đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Nhưng ở những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, vấn đề này được biểu hiện thấm thìa hơn. "Bản ngã" của nhân vật và của chính người nghệ sĩ đã được Nguyễn Du biểu hiện như một nét độc đáo, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của mình.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved