logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Ruby

07/02/2024

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt
Trả lời câu hỏi của Ruby
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

07/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân là một bài truyện ngắn có tính nhân văn cao, phản ánh cuộc sống thực tế của nhân dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Tác giả đã khéo léo vẽ ra một bức tranh chân thực về cuộc sống khó khăn, đau khổ của người nông dân trong thời kỳ kháng chiến. Trong tác phẩm này, anh Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí và ế vợ. Anh sống trong cảnh cực khổ và luôn phải chịu đựng sự coi thường từ xã hội. Tuy nhiên, anh có một lòng yêu thương và lòng nhân ái rất lớn. Anh đã tỏ ra rất quan tâm và chăm sóc cho một cô gái trẻ bị bỏ rơi sau khi cha mẹ qua đời. Tác phẩm "Vợ nhặt" không chỉ phản ánh cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến, mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó cho chúng ta thấy rằng tình yêu và lòng nhân ái không phụ thuộc vào hình dạng bề ngoài hay tài sản, mà nó tồn tại trong trái tim và hành động của con người. Tác phẩm "Vợ nhặt" đã góp phần làm giàu thêm hiểu biết về đời sống của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến và cũng giúp chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa của tình yêu và lòng nhân ái trong cuộc sống.
baolinhvu15

07/02/2024

Câu trả lời uy tín

Tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm tiêu biểu phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khó của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc sống của họ bị đàn áp và dồn đến tận cùng của cái đói, khi mà sinh mạng của con người trở nên rẻ rúm. Tuy nhiên, tác phẩm của ông chú trọng nhiều vào các giá trị nhân văn, nhân đạo, khai thác và làm sáng rõ những vẻ đẹp của con người thông qua nghịch cảnh cuộc sống để mang đến ánh sáng, niềm tin hy vọng trong những tháng ngày tăm tối nhất.

Truyện bắt đầu từ tình huống "nhặt vợ" đầy lạ lùng, éo le của anh cu Tràng. Theo lẽ thông thường, để lấy được vợ thì người ta phải có tình cảm với nhau rồi làm lễ cưới hỏi đàng hoàng, còn anh cu Tràng thì khác, anh nhặt vợ chỉ với vài câu bông đùa cùng bốn bát bánh đúc ăn vội. Tình huống càng éo le hơn, khi mà Tràng và mẹ đang trong hoạn nạn của đói khổ, vùng vẫy giữa cảnh khốn cùng thì Tràng lại đèo bòng thêm một người phụ nữ, nhà lại có thêm một miệng ăn, gánh nặng lại thêm ghì lên vai. Tràng có vợ khiến người ở xóm ngụ cư ai nấy đều kinh ngạc, ai nấy đều tò mò, thích thú nhưng cũng không khỏi xót xa trước một tình cảnh éo le. Bởi họ biết giờ này đến thân còn không lo nổi thì làm sao có thể lo thêm cho ai. Một tình huống "nhặt vợ" tuy nhẹ nhàng nhưng lại là một sự độc đáo để triển khai câu chuyện, thể hiện tư tưởng nhân văn trong tác phẩm về tiếng nói của tình người, của lòng nhân ái. Giữa cảnh khốn cùng, người ta vẫn sẵn sàng cưu mang nhau lúc khốn khó, trong đói rét ngọn lửa của khát khao hạnh phúc vẫn nhen nhóm và bùng cháy trong tâm thức mỗi con người.

Những nhân vật bước ra từ trang văn "Vợ nhặt" đều để lại trong lòng chúng ta những ấn tượng và niềm thương cảm sâu sắc. Nhân vật chính trong tác phẩm là Tràng, một người nông dân hiền lành, chất phác mà giàu tình cảm. Tràng vốn sinh ra không được sự ưu ái của tạo hóa khi mang trên mình một dáng hình xấu xí, tình tình lại cục mịch, chẳng được lanh lợi như bao người: "...Hai con mất nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ". Hơn thế nữa, Tràng con là dân ngụ cư, khốn cảnh không có đất đai mà cày cấy, đã nghèo lại càng nghèo thêm. Tràng chẳng có công việc ổn định, chỉ là anh phu kéo xe bò thuê. Người như Tràng thì khó có vợ, hắn biết, mẹ hắn cũng biết và cả xóm ngụ cư đều biết. Tuy vậy, nhưng Tràng là người hiền lành, và còn rất chăm chỉ. Tràng ngày ngày vẫn làm thuê kiếm sống, cùng người mẹ nghèo cố gắng từng ngày. Cũng như bao người con trai khác, Tràng cũng mong có vợ, niềm hạnh phúc đến với hắn khi được thị theo về khi chợt cất lên câu nói bông đùa trong một lần đẩy xe bò thuê thì gặp thị: "Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về". Từ giây phút ấy, Tràng bắt đầu trưởng thành và thay đổi lên rất nhiều. Niềm hạnh phúc có vợ, niềm hạnh phúc khi được sống trong một căn nhà nhỏ ấm êm có một người mẹ hiền, một cô vợ thảo đã khiến Tràng thay đổi, Tràng thấy mình như "nên người" hơn: "Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà."

Sự xuất hiện của thị là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tràng, khiến Tràng thay đổi tích cực về cả nhận thức và hành động. Có thể nói niềm hạnh phúc có vợ ấy đã xua tan những nỗi lo chuyện cơm áo nơi Tràng, khiến Tràng trân trọng và thêm niềm tin vào cuộc sống. Sức mạnh của tình yêu, của hạnh phúc đã cứu vớt tâm hồn Tràng, dẫu đó chỉ là thứ hạnh phúc "nhặt vội" mà thôi. Qua nhân vật Tràng, tác giả đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước số phận của những con người bất hạnh trong xã hội, là niềm tin tưởng vào những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam xưa.

Thị cũng là một nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm. Người phụ nữ không tên, khổng tuổi, với dáng hình gầy đét đi vì đói. Cái đói đã đày đọa con người cả dáng hình, thậm chí thị phải vứt bỏ cả lòng tự trọng của một người con gái để theo Tràng về. Người ta thấy ở thị cái sự chòng lọn, chao chát, thậm chí là trơ trẽn trong hai lần thị gặp Tràng, trong cái cảnh mà thị ăn một chặp 4 bát bánh đúc. Nhưng cũng có thể thấy ở thị, một điều đáng trân trọng là niềm khát khao sống mãnh liệt, vì đói quá rồi, khổ quá rồi, thị biết cái đói có thể chực chờ để giết chết mình bất cứ khi nào, nên theo Tràng về cũng là để có miếng ăn, có một nơi để cứu lấy mình, để mình nương tựa. Thị theo Tràng chính là lựa chọn cuối để giành lại sống cho chính mình, nuôi hi vọng vào một điều gì đó dự phần vào thay đổi tình cảnh đói rét của bản thân lúc ấy. Cả quãng đường theo Tràng về nhà, rồi đến lúc đặt chân vào nhà Tràng, thị vẫn luôn có cái nét bẽn lẽn, nữ tính của người phụ nữ. Những nét chao chát mà người ta thấy ở thị lúc ban đầu đã biến mất. Thị cũng có cái nét e thẹn khi bước chân về nhà chồng. Thị cũng biết thể hiện sự đảm đang khi cùng bà cụ Tứ dọn dẹp lại căn nhà, khu vườn nho vào sáng hôm sau. Có thể thấy, sâu thẳm bên trong thị cũng là một người con gái trách nhiệm, biết sống vì gia đình, bên trong vẻ ngoài bất cần ấy là một con người khát khao hạnh phúc.

Và đặc biệt, chúng ta cũng không thể nào quên hình ảnh người mẹ hiền còm cõi ở tuổi xế chiều vẫn một lòng lắng lo cho con - bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ trước hết là một người mẹ nghèo đã trải qua một đời đắng cay, vất vả. Cũng như bao người mẹ khác, cụ Tứ cũng mong con mình được hạnh phúc êm ấm khi đến tuổi lập gia đình.

Khi Tràng dắt thị về, bà cụ Tứ thấy thì vô cùng ngạc nhiên đan xen với nỗi tủi hờn, tự trách. Bà ngạc nhiên vì sự xuất hiện của người con dâu mới, bà chua xót bởi bà hiểu trong cảnh khốn cùng, đói khổ quá người ta mới chịu theo con mình về nhà, chứ không hề có tình yêu. Bà lắng lo bởi lẽ với một người từng trải như bà cụ Tứ, chắc chắn hiểu được những khó khăn trong tương lai mà cả Tràng và thị phải vượt qua. Lời dặn dò con đầy ấm áp của bà thật xúc động: "Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau". Là một người mẹ, bà cũng mừng cho hạnh phúc của con, dù lo lắng nhưng trong người mẹ ấy vẫn tin vào ngày mai, vào một thứ ánh sáng tốt đẹp nơi bần cùng tăm tối. Bà cụ Tứ hẳn là một người mẹ trách nhiệm, mẫu mực, giàu lòng bao dung và đức hi sinh mà ai đã từng đọc Vợ nhặt cũng không thể nào quên được.

Bằng việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc cùng hệ thống các nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm sâu sắc cùng ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu đạt, Kim Lân đã dựng nên một tác phẩm giàu giá trị nhân văn. Đó là tiếng nói thiết tha, thương cảm và trân trọng những người nông dân nghèo trong xã hội giữa nạn đói năm những năm 1945 đầy đau xót. Đó là tiếng nói căm phẫn trước tội ác "trời không dung, đất không tha" của bọn thực dân xâm lược. Là sự trân trọng những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người trong gian khổ. Đồng thời, mở ra một con đường để nhân dân vượt qua tăm tối, vươn tới những điều tốt đẹp hẹp, đó là con đường đấu tranh cách mạng.

Kim Lân bằng tài năng trong ngòi bút của mình đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về nạn đói và những thảm cảnh trong những năm tháng đói khổ. Qua đó, bộc lộ chiều sâu tư tưởng của tác phẩm hiện thực vì con người, gắn bó với đời sống con người.

Gia Bao

07/02/2024

Ruby

Tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân Đã phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khó của người nông dân Việt Nam trước CMT8. Cuộc sống của họ bị đàn áp và dồn đến tận cùng khi mà sinh mạng của con người rẻ rúm. Hình tượng người vợ nhặt không tên trong truyện ngắn chính là nhân chứng hùng hồn cho giai đoạn khốn khó của nhân dân ta.


Truyện ngắn “Vợ Nhặt” chỉ xoay quanh 3 nhân vật chính của một gia đình thuộc xóm ngụ cư đó là: anh cu Tràng, bà cụ Tứ và nhận vật thị vợ nhặt của Tràng. Người phụ nữ này tuy không có tên nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã được hiện ra rõ nét với số phận và tính cách riêng. Vợ của Tràng cũng như hàng ngàn, hàng vạn người phụ nữ cùng thời. Họ bị xã hội phong kiến đàn áp đến mức vì sự sống mà phải tự “bán rẻ” mình đi làm vợ nhặt của người mới quen.


Nhân vật vợ nhặt xuất hiện ngay từ đầu chuyện với một dáng vẻ rất đáng thương, Thị trông gầy yếu xanh xao ngồi vêu trước cửa kho thóc, quần áo thì rách tả tơi, mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Khi mới gặp Tràng thì là người đanh đá, táo bạo đến mức trở nên trơ trẽn. Thị nghe thấy anh chàng phu xe bò hát một câu bâng quơ: “Muốn ăn cơm trắng với giò này. Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Thị đã chạy ra cong cớn, lon ton đẩy xe cho Tràng. Và lần thứ hai khi gặp lại Tràng, thị đã sưng sỉa cái mặt lên mắng anh: “Điêu. Người thế mà điêu”. Lúc thấy Tràng có vẻ dễ bắt nạt thị liền cong cớn hơn. Rồi Tràng cũng phải chiều lòng cho thị ăn bánh đúc. Thấy ăn hai con mắt trũng hoáy của thị sáng bừng lên. Thị không còn biết ngại là gì cắm đầu ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong thị dùng đôi đũa quệt ngang miệng mà thở. Thực ra đây không phải là tính cách vốn có của Thị. Cũng chỉ vì miếng ăn mà thị đã phải làm tất cả hy sinh cả tự trọng để được ăn và giữ lại sự sống cho mình.


Khi được Tràng đề nghị là về làm vợ mình, thị đã không ngần ngại mà theo anh về nhà luôn. Trên con đường trở về nhà ta thấy tâm lý của thị thay đổi hẳn. Trong khi Tràng hớn hở tủm tỉm cười thì thị lại ngại ngùng cắp cái thúng con và cái nón rách nghiêng nghiêng để che khuất đi nửa mặt. Lúc này ta thấy thị lại trở về đúng nghĩa là một người phụ nữ khi có sự e thẹn đúng như gái mới về nhà chồng. Thị không còn cái vẻ cong cớn, đanh đá lúc trưa nữa mà thay vào đó là nét hiền dịu hơn. Lúc này, thị cũng đã bắt đầu nhận thức được thân phận mình là người vợ theo không nên đành chấp nhận số phận.


Về đến nhà của Tràng thì tâm trạng của nhân vật thị lại càng khác hơn. Khi mà người đàn bà đấy lại có sự tò mò và bỡ ngỡ của nàng dâu mới về nhà chồng. Thị đảo mắt một vòng xung quanh nhà đúng thật nhà Tràng rất nghèo. Thị cố nén tiếng thở dài và nghĩ đến những ngày sau này. Mặc dù đã được Tràng cố gắng tạo sự tự nhiên bằng cách giục thị ngồi xuống giường nhưng thị vẫn e thẹn chỉ dám ngồi mớm vào mép giường rất khép lép. Cho đến khi bà cụ Tứ về trước mặt mẹ chồng thì lại càng e thẹn. Vẫn đứng nguyễn chỗ cũ không dám nhúc nhích. Chính thái độ e thẹn của thị đã làm bà cụ Tứ thương cảm và chào đón thị một cách rất nhiệt tình.


Sáng hôm sau cũng giống như bất kỳ nàng dâu mới về nhà chồng nào. Thị cũng dậy sớm cùng với bà cụ Tứ lo dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Một người vô tâm như Tràng cũng nhận được ra sự thay đổi kỳ lạ của thị. Hôm nay Tràng nhìn thấy ở thị không còn vẻ chỏng lỏn, chao chát hôm gặp ngoài tỉnh nữa mà chỉ còn nét hiền dịu đúng mực của người phụ nữ Việt Nam. Không những thế thị còn tỏ ra là người rất biết làm ăn và lo xa. Khi nghe tiếng trống thúc thuế thị đã khẽ thở dài. Rồi cũng chính thị là người đã gợi chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta đã không chịu đóng thuế nữa mà đi phá kho thóc Nhật để chia cho người đói. Câu chuyện của thị như tiếp thêm sức mạnh cho anh cu Tràng vươn đến khát vọng tự do vì một ngày mai tươi sáng hơn. Trong giấc mơ của thị và Tràng đã lấp lánh hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh này biểu trưng cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc trong tương lai.


Thông qua nhân vật thị nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh thành công hiện thực cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt Nam trước CMT8 năm 1945. Không nhắc đến tên nhưng thông qua ngòi bút tài ba của nhà văn nhân vật vợ nhặt đã hiện ra rất chân thực. Thị là tiêu biểu cho số phận của hàng trăm, hàng ngàn phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved