logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
NgAnhh

13/02/2024

Nhận định về thơ, Diệp Tiến cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”. Em hãy cảm nhận về “ tiếng lòng” mà nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn gửi gắm trong bài thơ “ Không có gì tự đến đâu con”: Không có gì tự đến đâu con. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương, Không có gì tự đến dẫu bình thường. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực Như con chim suốt ngày chọn hạt, Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ. Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi, Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Có roi vọt khi con hư và có lỗi Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều! Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu… Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Chỉ có con mới nâng nổi chính mình. Nhớ Nghe Con!
Trả lời câu hỏi của NgAnhh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

13/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong bài thơ "Không có gì tự đến đâu con" của nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn, ta có thể cảm nhận được "tiếng lòng" mà ông gửi gắm. Bài thơ này nói về sự khát khao và nỗ lực của con người để đạt được thành công và trưởng thành trong cuộc sống. Như ông đã viết, không có điều gì tự đến dễ dàng, muốn có quả ngọt phải trải qua rất nhiều công sức tích lũy. Hoa chỉ thơm khi trải qua ánh nắng cháy bỏng. Mùa thu chỉ bội thu khi có một nắng hai sương. Điều này cho thấy ý chí kiên cường và sự hy sinh không ngừng của con người để đạt được mục tiêu. Bài thơ cũng nhắc nhở về tình yêu thương của cha mẹ, dù có nhẹ nhàng hay nghiêm khắc, tình yêu đó không phải là nuông chiều mà là để giáo dục và rèn luyện con cái. Con người phải tự mình đi qua những khó khăn và trưởng thành từ chính bản thân mình. Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng câu "Nhớ Nghe Con!", đó là lời nhắc nhở của người cha đối với con cái, để con luôn lắng nghe và học hỏi từ những điều xung quanh, từ kinh nghiệm của cha mẹ và từ cuộc sống.
ngocanhnguyen

13/02/2024

Câu trả lời uy tín

Diệp Tấn cho rằng “Thơ là tiếng lòng của người nghệ sĩ”. Quả đúng là như vậy! Thơ được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống và cảm xúc tình cảm của nhà thơ. Cũng thông qua thơ, người nghệ sĩ gửi gắm tình cảm của mình. Điều đó được thể hiện rõ qua bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn.
Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ. Nói “thơ là tiếng lòng” chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoa cảm xúc của nhà thơ.
Thơ của Nguyễn Đăng Tấn thường là những dòng cảm xúc chân thành về những gì diễn ra trong đời sống thường ngày. Gia đình là chiếc nôi, nơi bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho đứa con trước tiên. Bởi vậy, khuyên dạy con trai, ông như người đi trước tâm sự với người đi sau những bước đi trên con đường đời vốn lắm đèo dốc và thác ghềnh ở thời điểm đứa con bước đầu biết cảm nhận về cuộc sống. Mở đầu là những câu:

“Không có gì tự đến đâu con.

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương”.
Câu thơ đầu nhắc lại nhan đề của bài, điệp ngữ “Không có gì tự đến” xuất hiện nhiều lần ở đầu các khổ thơ, nhấn mạnh và khắc sâu tư tưởng xuyên suốt toàn bài. Mọi việc trên đời đều có nhân quả, lý do riêng của nó.
Dù là thiên nhiên hay con người, một khi hướng tới mục tiêu đạt được: Quả muốn ngọt, hoa sẽ thơm, mùa bội thu đều phải có sự trả giá. Còn vế sau là cách thức, phương tiện đạt tới. Cây có tích nhựa đủ mới tạo nên quả ngọt. Hoa có trải qua “nắng lửa” mới có được hương thơm. Để có mùa màng bội thu, con người phải trải qua vất vả nhiều ngày một nắng hai sương.
Quy luật tất yếu đó ở đời không phải ai cũng hiểu. Để thành công, dẫu chỉ là công việc bình thường, con người cũng phải đánh đổi bằng sức lao động và nỗ lực của bản thân: “Phải bằng cả bàn tay và nghị lực”, chăm chỉ cần cù như kiến tha mồi mới dần xây được tổ, ong hút nhụy từ nhiều hoa mới làm nên mật.
Đứa con độ tuổi còn thơ trẻ, hồn nhiên, chưa hiểu được điều ấy, có lúc còn ham chơi. Bổn phận người làm cha mẹ phải biết linh hoạt cương nhu trong uốn nắn, dạy bảo con:
“Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và có lỗi”.
Sự nghiêm khắc và mềm mỏng hợp lý của cha mẹ khiến người con dần lớn khôn. Khổ thơ áp cuối người cha vạch rõ con đường phía trước của con “dài rộng biết bao nhiêu...”, điều quan trọng là con phải biết “giữ cây vươn thẳng”, tự giác và nghiêm khắc với bản thân. Cuộc sống vốn không dễ dàng:
“Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình”.
Hai câu thơ vừa là lời dạy, vừa là cha giao trách nhiệm cho con: Không ai có thể sống thay con, chỉ có con mới quyết định được tương lai cuộc đời của mình. Khổ thơ kết chốt lại cô đọng chỉ bằng một dòng gồm hai câu thơ ngắn, dạng câu đặc biệt, người cha muốn con hãy khắc cốt ghi tâm: “Chẳng có gì tự đến... Hãy đinh ninh”. Lời răn dạy đó nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc.
Theo nhà thơ, nền tảng gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ để hình thành nhân cách con cái. Những bài thơ ông viết cho con, cũng là để viết cho chính mình, tự khuyên mình.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved