logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Nhu Nga

19/02/2024

Viết bài văn nghị luận bức tranh đàn lợn âm dương
Trả lời câu hỏi của Nhu Nga
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

19/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bức tranh đàn lợn âm dương là một tác phẩm nghệ thuật dân gian độc đáo, thể hiện sự sung túc, no đủ và phồn thực trong cuộc sống. Với hình ảnh lợn mẹ và lợn con quây quần bên nhau, bức tranh truyền tải thông điệp về sự ấm áp, yêu thương gia đình và sự chăm sóc từ người mẹ. Vòng tròn âm dương trên cơ thể của lợn mẹ và lợn con biểu hiện sự vận động không ngừng, chuyển hóa qua lại giữa âm và dương - tượng trưng cho sự cân bằng trong cuộc sống. Bố cục khoẻ, giản dị của tranh cũng thể hiện sự giàu chất trang trí cách điệu, nhưng vẫn rất gần gũi và hiện thực. Đàn lợn con trong tranh có nhiều dáng vẻ khác nhau, từ việc muốn trèo lên lưng mẹ đến việc hướng vào mầm lá khoai để ăn - tất cả đều phản ánh mong muốn của người nông dân về cuộc sống sung túc, hạnh phúc và an lành. Từ bức tranh đàn lợn âm dương, chúng ta học được lòng hiếu thảo, tình yêu thương gia đình và ý nghĩa của sự sum họp. Đồng thời, tranh cũng khơi gợi trong chúng ta niềm tin vào sự phát triển không ngừng của cuộc sống và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
trannhatduy

19/02/2024

Câu trả lời uy tín

Tranh Đông Hồ có tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ từ làng nghề nổi tiếng thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù có truyền thống lâu đời nhưng do dân làng không thờ tổ nghề và cũng không có tài liệu nào ghi chép cụ thể nên không ai biết rõ tranh Đông Hồ từ đầu mà có. Em ấn tượng nhất với bức tranh đàn lợn
Trước hết, ngoài bức tranh lợn đàn trong kho tàng tranh dân gian Đông Hồ còn có 2 bức tranh khác về lợn: Tranh lợn đàn: Hình ảnh đàn lợn mẹ con âm dương. Tranh lợn ăn cây ráy: Hình ảnh một chú lợn đang nhai cây ráy và tranh lợn độc: Hình ảnh một chú lợn đang ăn bên máng ăn của mình. Sau mỗi bức tranh Đông Hồ đẹp ấy là cả một thế giới tinh thần vô cùng phong phú của cha ông ta. Mỗi bức tranh dân gian Đông Hồ đều có nội dung có hàm ý và mang tính hình tượng. Có nhiều người gọi đó là tranh Đông Hồ mang chủ đề ẩn dụ.
Hình tượng Lợn béo tròn đứng dáng trông nghiêng để nhìn thấy toàn thân chú lợn béo tốt. Mặt Lợn to, tai lớn, mắt có vành mi. Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động. Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến thức ăn. Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế. Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét ngấn ở phần đầu lợn với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn. Xem rõ ở các chú lợn con.
Riêng đuôi Lợn ở bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn độc đuôi xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước. Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm – Dương. Hai xoáy âm – dương này nằm phía trên ngang mình Lợn, vị trí (gần vai và mông) giúp hài hòa, cân bằng của đường nét. Lại mang ý nghĩa của thuyết âm dương hòa hợp để có thể phát triển.Điểm thú vị ở bức tranh là dáng lợn trông nghiêng nhưng phần: Lông đuôi và mũi Lợn, kể cả tai Lợn đều theo hướng trông thẳng. Điểm này tạo cho bức tranh sự chuyển động vô cùng sinh động. 5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú một dáng vẻ: Chú thì muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các chú khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn.
Tóm lại, qua hình ảnh chân thực, bố cục rõ ràng và giản dị. Ta thấy ở bức tranh là những chú lợn béo khỏe, vững chắc thể hiện ước muốn tăng gia sản xuất, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con ở bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn (quy luật sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực) và sự hòa hợp âm dương để cùng phát triển.
Như vậy, qua phần thuyết minh trên đã vừa giúp gia đình bạn hiểu tường tận về ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ lợn đàn. Từ đó hiểu được nét văn hoa dân gian đẹp và ý nghĩa triết lý sống của ông cha ta. Những điều thú vị nằm trọn trong một bức tranh thuộc về dân gian đang dần bị mai một giữa nhịp sống hiện đại ngày nay.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved