25/02/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
25/02/2024
25/02/2024
Đôi tai không chỉ để nghe, đôi mắt không chỉ để nhìn và cũng chẳng phải một định lý bắt buộc phải tuân theo. Con người có thể cảm nhận nhau, trao nhau sự đồng cảm và tình thương không chỉ qua việc nghe và nhìn, mà còn là sự cảm nhận. Tác giả của câu chuyện Đôi tai của tâm hồn đã cho người đọc thấy rõ điều đó thông qua nhân vật ông cụ trong tác phẩm này.
Trong câu chuyện, cô bé bị thầy loại ra khỏi ban nhạc chỉ vì dáng người và mặc những bộ quần áo cũ. Đây cũng chính là hiện thực trong bất cứ thời đại nào, những người nghèo và có ngoại hình không đẹp thường bị đối xử bất công. Người ta thường coi trọng những thứ bên ngoài hơn là tâm hồn bên trong của con người. Nhưng khi cô bé đến công viên, ông cụ ở đó đã cho cô bé động lực và niềm tin. Ông cụ khẳng định giọng hát của cô bé, cũng cho cô bé động lực. Liên tục như vậy, cô bé dần không còn để ý đến ngoại hình của mình, có thể dũng cảm biểu diễn và trở thành một ca sĩ thành công. Đến lúc này, cô mới biết người thường khen mình hát hay lúc trước thực ra là người điếc.
Nhân vật ông cụ trong truyện là đại diện cho những người hiểu biết, có lòng đồng cảm và biết yêu thương người. Ông nhận thấy rằng cô bé buồn bã, tuy không biết lý do nhưng ông vẫn lựa chọn cách an ủi cô bé một cách trực tiếp nhất. Tuy ông không thực sự nghe được cô hát, nhưng ông dùng tâm hồn của mình để cảm nhận. Vậy nên, câu chuyện đó chính là Đôi tai của tâm hồn. Mặc dù ông khuyết tật, đôi tai không thể nghe được nhưng lại có thể cảm nhận được tất cả những gì cô bé muốn thể hiện. Và có lẽ, những lời khen của ông cụ lúc xưa chính là động lực để cô ấy thành công. Ông cụ không dùng những câu hỏi, mà dùng những câu trần thuật và cảm thán, ông cũng không khác gì những người bình thường và khiến cho cô bé ấy luôn tin tưởng vào lời khen của mình. Những điều thiêng liêng được giấu sâu trong tâm hồn qua đôi tai truyền tới nhau, trở thành cầu nối giữa tâm hồn của hai người xa lạ. Ông chính là một người thực sự tốt bụng và có lòng đồng cảm.
Thử tưởng tượng trong cuộc sống bình thường, những người đều có tấm lòng như ông cụ và sự cố gắng như cô gái. Cuộc sống sẽ trở nên thật đẹp, con người với nhau có lòng yêu thương và sự đồng cảm với nhau. Có lẽ rằng, trong cuộc sống sẽ bớt đi những điều tiêu cực và đau khổ. Nhân vật ông cụ trở thành một tượng đài về lòng thiện lương và nhân hậu, là người biểu hiện cho những kết nối tâm hồn vượt trên mức bình thường. Hiện nay, khi mọi thứ đều được đánh giá qua vẻ bề ngoài thì việc kết nối tâm hồn trở nên rất quan trọng. Đó là thứ khiến những con người sát lại gần nhau hơn.
Câu chuyện đã gửi gắm thông điệp vô cùng ý nghĩa rằng ông cảm nhận được giọng hát, cảm nhận được tâm hồn của cô gái thông qua tâm hồn chứ không đánh giá qua mắt nhìn hay tai nghe.
22/04/2024
Nguyễn Vũ Bảo Linhh Giới thiệu
“Đôi tai của tâm hồn” là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Hoàng Phương, được in trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1971. Truyện ngắn xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa một cô bé mồ côi tên Lan và một ông lão già cả trong công viên. Qua những lời trò chuyện và hành động của hai nhân vật, tác giả đã thể hiện giá trị của lòng nhân ái, sự đồng cảm và vẻ đẹp tâm hồn của những con người bình dị.
II. Phân tích
1. Nhân vật
2. Cốt truyện
Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa Lan và ông lão trong công viên. Khi nghe Lan hát, ông lão đã bị thu hút bởi giọng hát trong trẻo, đầy cảm xúc của cô bé. Sau khi biết Lan bị khiếm thính, ông lão đã động viên và giúp đỡ cô bé bằng cách dạy cô cách hát bằng cảm nhận âm thanh qua rung động. Nhờ sự giúp đỡ của ông lão, Lan đã dần hoàn thiện khả năng ca hát và trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
3. Chủ đề
Truyện ngắn “Đôi tai của tâm hồn” đã đề cao giá trị của lòng nhân ái, sự đồng cảm và vẻ đẹp tâm hồn của những con người bình dị.
4. Nghệ thuật
III. Đánh giá
“Đôi tai của tâm hồn” là một truyện ngắn hay và ý nghĩa. Truyện đã khơi gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về giá trị của lòng nhân ái, sự đồng cảm và vẻ đẹp tâm hồn của những con người bình dị. Truyện cũng là một lời nhắn nhủ đến mỗi người về việc cần biết yêu thương, trân trọng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
IV. Kết luận
“Đôi tai của tâm hồn” là một tác phẩm giá trị của nhà văn Hoàng Phương. Truyện đã góp phần tô điểm cho nền văn học Việt Nam hiện đại những trang viết đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số ý sau:
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved